Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tự lực - tự cường Việt Nam: Không phải phép lạ… Đó là thực tế mới

Nền kinh tế mới nổi Việt Nam không phải là một phép lạ. Đó là một thực tế. Khi là một thực tế, thì dễ thấy lợi ích từ ưu thế và nguy cơ tổn thương từ yếu thế.
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 17 về Kết nối kinh tế Việt Nam – Singapore Tạo đà thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam và Bang Colorado (Hoa Kỳ)

Nền kinh tế mới nổi Việt Nam không phải là một phép lạ. Đó là một thực tế. Khi là một thực tế, thì dễ thấy lợi ích từ ưu thế và nguy cơ tổn thương từ yếu thế. Giống như tất cả nền kinh tế tự chủ khác, Việt Nam phải đối mặt với một loạt thách thức mới: Biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị, đại dịch và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi thương mại toàn cầu vẫn chưa hồi phục, Việt Nam khởi đầu nửa cuối năm 2023 với những dấu hiệu ổn định ở lĩnh vực ngoại thương - Ảnh minh họa
Trong khi thương mại toàn cầu vẫn chưa hồi phục, Việt Nam khởi đầu nửa cuối năm 2023 với những dấu hiệu ổn định ở lĩnh vực ngoại thương. Ảnh minh họa

Công thức cũ, thành công mới: Ưu tiên cho xuất khẩu

Việc ngăn chặn thành công đại dịch cho phép Việt Nam nhanh chóng mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh và hiện được kỳ vọng sẽ là nền kinh tế giữ mức tăng trưởng trên 6% trong năm 2023. Nguyên nhân của thành công này chính là sự tự tin, và chủ động áp dụng sáng tạo các đường lối mở cửa giao thương với bên ngoài, trên xuất phát điểm của một nền kinh tế nhỏ, chịu quá nhiều tổn thương do chiến tranh.

Thật ra, điểm đột phá này đối với kinh tế của chúng ta đã được hình thành từ lâu. Sau Thế chiến II, "những điều kỳ diệu của châu Á" - đầu tiên là Nhật Bản, sau đó là Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, gần đây nhất là Trung Quốc - đã thoát nghèo bằng cách mở cửa thương mại, đầu tư và trở thành cường quốc sản xuất xuất khẩu. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong kinh tế học, đó gần như là một công thức. Nhưng chúng ta có cách áp dụng công thức theo kiểu Việt Nam vì đơn giản chúng ta biết mình là ai: Việt Nam là một nước nhỏ và nghèo, gánh hậu quả nặng nề của chiến tranh và những hạn chế của thời kỳ bao cấp, đã có những chọn lựa riêng, và đang trở thành một nền kinh tế mới nổi, dám thất bại để thành công. Tiến sĩ Ruchir Sharma, chiến lược gia trưởng toàn cầu tại Morgan Stanley, từng nhận xét: "Với công thức cũ, Việt Nam đã xây dựng thành công một thực tế mới".

Mặc dù năm 2023, xuất khẩu có chững lại, do nguồn cầu trên thế giới giảm sút, nhưng vào những tháng cuối năm, giá trị xuất khẩu tăng trở lại. Kinh tế tăng trưởng tháng sau tốt hơn tháng trước, vững chắc. Ngày 2/8/2023, Ngân hàng HSBC công bố báo cáo với chủ đề "Sự ổn định quý giá" cho thấy trong khi dòng chảy thương mại toàn cầu vẫn chưa cho thấy sự hồi phục rõ ràng, Việt Nam khởi đầu nửa cuối năm 2023 với những dấu hiệu ổn định ở các lĩnh vực ngoại thương.

Khi các mặt hàng xuất khẩu chính, bao gồm dệt may, giày dép và điện thoại, tiếp tục chịu sự sụt giảm ở mức hai con số thì các lô hàng máy tính và linh kiện điện tử lại bất ngờ bù đắp phần nào những khó khăn này, tăng vọt 32% so với cùng kỳ.

Hạ tầng hàng đầu

Chúng ta đã dành nhiều nguồn lực cho xuất khẩu, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và giáo dục-đào tạo. Xây dựng đường sá và bến cảng để đưa hàng hóa ra nước ngoài và xây dựng trường học để đào tạo nhân công.

Chính phủ đầu tư khoảng 8% GDP mỗi năm cho các dự án xây dựng mới và hiện được xếp hạng cao hơn về chất lượng cơ sở hạ tầng so với bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn phát triển tương tự.

Tính đến năm 2022, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đạt 6% GDP. Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với mức 2,6% GDP được chi cho cơ sở hạ tầng vào năm 2016. Theo Trung tâm Cơ sở hạ tầng toàn cầu, Việt Nam cần trung bình 25-30 tỷ USD hàng năm cho cơ sở hạ tầng nếu muốn đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, ngân sách quốc gia chỉ cho phép 15-18 tỷ USD. Đó cũng chính là "không gian" đẹp cho các dự án đầu tư nước ngoài lớn trong tương lai gần.

Số hóa và xanh

Báo cáo năm 2018 của Google và công ty đầu tư Singapore Temasek, được CNN trích dẫn, đã mô tả nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam - vốn đang tăng trưởng hơn 40% mỗi năm - là "một con rồng đang được tháo dây".

Sau 8 năm, tỷ lệ đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng lên hơn 20 lần, sử dụng đến 157.000 lao động. Trong đó, có một dự án rất quan trọng là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới tại Việt Nam (R&D) tại Hà Nội, sử dụng hơn 2.000 kỹ sư phần mềm của Việt Nam.

Đến khi chúng tôi viết bài này, vào cuối tháng 8/2023, thì đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã nhảy lên vị trí số 1. Kinh tế số và công nghệ chip bắt buộc các nền kinh tế phải liên lập (interdependence) lẫn nhau để cùng phát triển. Trong khi 70% kỹ nghệ chip được thiết kế tại Mỹ, thì phần đóng gói lại được thực hiện ở Đài Loan (Trung Quốc), Nam Phi và tới đây là Việt Nam. "Bắp thịt" công nghệ chip sẽ không làm giảm mà lại tăng thêm sức mạnh nội lực của nền kinh tế Việt Nam.

Ngay cả những ngành xuất khẩu tiêu thụ nhiều năng lượng cũng được khuyến khích chuyển đổi. Ví dụ ngành dệt may của Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về giá trị xuất khẩu (chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh). Nhưng đây lại là ngành công nghiệp gây ra nhiều tác động xấu đến với môi trường. Theo thống kê, mỗi năm, ngành công nghiệp này phải sử dụng đến 90 tỷ m3 nước, và "đóng góp" đến 10% tổng lượng phát thải khí carbon trên toàn cầu.

Tập đoàn sản xuất hàng dệt may Hong Kong - Royal Spirit Group đã xây dựng nhà máy mang tên Deutsche BekleidungsWerke tại khu vực ngoại ô TPHCM trong năm 2016. "Chúng tôi quyết định sẽ trở thành người đi tiên phong trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững", theo Hans Barkell-Schmitz, người chịu trách nhiệm trong dự án này cho biết. Barkell Schmitz cho rằng, việc cắt giảm sản lượng năng lượng tiêu thụ là yếu tố tối quan trọng. Nhà máy được vận hành dựa trên những nguồn năng lượng có thể tái tạo, trong đó bao gồm các dạng năng lượng sinh học và năng lượng mặt trời. Ông hy vọng nhà máy sẽ tạo cảm hứng cho các nhà máy khác trong cố gắng tối đa chuyển đổi theo định hướng xanh và sạch của Chính phủ Việt Nam.

Định hướng xây dựng một nền kinh tế xanh có lộ trình của Việt Nam cũng thu hút các dự án điện gió hàng chục tỷ USD. Ørsted - tập đoàn năng lượng bền vững hàng đầu thế giới đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) với một tập đoàn trong nước về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Theo cam kết này, Ørsted sẽ triển khai các dự án điện gió ngoài khơi tại Bình Thuận và Ninh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10 GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm).

Gần đây, Tập đoàn Equinor của Na Uy cũng cho biết, đang muốn đầu tư và phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam vì cho rằng đây là một thị trường nhiều hứa hẹn. Trong khi đó, Tập đoàn UPC của Mỹ cũng đầu tư các dự án điện gió (trên bờ, gần bờ), điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Đắk Nông, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, với tổng công suất ước tính gần 1.500 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD.

Chúng ta còn dư địa rất lớn cho điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Đây là hình ảnh một thực tế tương lai của nền kinh tế tự chủ, xanh và sạch của Việt Nam.

Sumsung bắt đầu đầu tư tại Việt Nam năm 2008 với 670 triệu đô. Sau 15 năm, vốn đầu tư tăng khoảng 30 lần lên gần 20 tỷ USD. Số lao động sử dụng gần 100.000 người - Ảnh: Sumsung
Sumsung bắt đầu đầu tư tại Việt Nam năm 2008 với 670 triệu đô. Sau 15 năm, vốn đầu tư tăng khoảng 30 lần lên gần 20 tỷ USD. Số lao động sử dụng gần 100.000 người. Ảnh: Sumsung

Vốn nước ngoài

Cũng theo các chuyên gia của HSBC, bất chấp những thách thức bên ngoài đang tiếp diễn, triển vọng FDI của Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Vốn FDI mới đạt 3% GDP trong quý II/2023, ngang bằng với năm 2022. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh hơn 7% trong năm 2017, nhưng các điều kiện thắt chặt tiền tệ toàn cầu trong những năm gần đây phần nào lý giải cho sự giảm tốc này.

Trong 5 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trung bình hơn 6% GDP ở Việt Nam, tỉ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Phần lớn trong số đó được dùng để xây dựng các nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan, và hầu hết hiện nay đến từ các nước châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Trong kỷ nguyên bảo hộ, Việt Nam cũng là một nước tiến bước đột phá khi ký kết hơn một chục hiệp định thương mại tự do (FTA) - bao gồm cả một hiệp định mang tính bước ngoặt vừa được ký kết với Liên minh châu Âu. Và là thành viên trách nhiệm trong CPTPP và RCEP.

Ông Lương Văn Tự, nguyên thứ trưởng Bộ Thương mại và là Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trao đổi: "Theo tôi, các FTA mới đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư. Nhưng do tình hình lạm phát cao của EU, Hoa Kỳ và giảm sút kinh tế của EU, Mỹ và Trung Quốc, xung đột giữa Nga và Ukraina, nên xuất khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và giảm so với năm trước".

Là một trong những chuyên gia đàm phán, ông Tự cho rằng, tranh thủ vốn và công nghệ nước ngoài là cần thiết, song nếu doanh nghiệp trong nước không tự phát triển để đảm đương vai trò trụ cột nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, thì một khi lợi thế về nhân công và thuế thấp không còn, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp FDI sẽ đi tìm nơi có lợi nhuận cao để đầu tư.

Dù thế nào, một thực tế không chối cãi là: Từ một quốc gia bị cô lập, nền kinh tế manh mún và bất ổn, Việt Nam đã hội nhập thật sự vào nền kinh tế toàn cầu, với tất cả cẩn trọng vốn có và tự tin đạt hiệu quả.

Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam, khác với quan ngại - phần lớn từ những nhà quan sát trong nước - về tính tự chủ - độc lập của nền kinh tế, trên thực tế đã "đứng vững trên đôi chân" của mình. Có thể ví von "đôi chân" đó là tự chủ - tự cường và hội nhập toàn cầu. Yếu đi một trong hai chân, nền kinh tế của chúng ta sẽ trở nên loạng choạng. Vào các thời kỳ khủng hoảng, tính tự chủ của nền kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng và trở thành trụ đỡ cho toàn nền kinh tế.

Đúng hướng

Năm 2022 tạp chí Bloomberg từng có nhận định: "Việt Nam phải thúc đẩy năng suất lao động hơn 50% để duy trì tăng trưởng lành mạnh. Chỉ có khu vực tư nhân đang phát triển mạnh mới có thể làm được điều đó". Sự nhấn mạnh vai trò khu vực tư nhân trong tăng năng suất là một mặt khác của lo lắng về sự siết chặt khi có quyết sách về xây dựng một nền kinh tế tự chủ.

Thực ra thuật ngữ "kinh tế tự chủ" có nghĩa là quyền lực của các chính phủ quốc gia trong việc đưa ra các quyết định độc lập. Ngoài ra, tính minh bạch của hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài và ngoại thương, thuế má… cũng cho thấy tính tự chủ-độc lập của quốc gia về kinh tế. Người ta cũng dùng thuật ngữ "lòng yêu nước kinh tế" để kêu gọi xây dựng nền kinh tế tự chủ-độc lập, trong khi đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Dân giàu nước mạnh, là muốn nói ý đó.

Không phải ngẫu nhiên mà ngày 14/5/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chọn Đại học Harvard, Hoa Kỳ để nhấn mạnh về chiến lược và kế hoạch xây dựng nền kinh tế kép: tự chủ, độc lập và hội nhập sâu rộng.

Bởi vì, theo ông, một nền kinh tế tự chủ-tự cường và hội nhập thế giới không thể xây dựng trên một nền tảng giáo dục thiếu cập nhật.

Xét về ý nghĩa trên, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đi đúng hướng.

Trần Ngọc Châu
Chính Phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai: Thu hồi giấy phép Trung tâm đào tạo lái xe xây trên đất nông nghiệp của Chủ tịch xã

Gia Lai: Thu hồi giấy phép Trung tâm đào tạo lái xe xây trên đất nông nghiệp của Chủ tịch xã

Mặc dù không được quy hoạch đất làm cơ sở giáo dục, nhưng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp 3T Gia Lai vẫn thuê đất nông nghiệp để làm cơ sở đào tạo.
Cảnh giác với thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng tà đạo để chống phá Đảng, Nhà nước

Cảnh giác với thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng tà đạo để chống phá Đảng, Nhà nước

Âm mưu thành lập 'đạo lạ' trong thời gian qua của các thế lực thù địch đã được chúng lợi dụng để xây dựng bình phong, vỏ bọc hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 nhận thêm 1 tỷ đồng hỗ trợ từ một doanh nghiệp

Đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 nhận thêm 1 tỷ đồng hỗ trợ từ một doanh nghiệp

Công ty TNHH Pernod Ricard Việt Nam đã trao tặng 1 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc hỗ trợ các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và lũ lụt.
Lai Châu: Triển khai cho học sinh nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật

Lai Châu: Triển khai cho học sinh nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật

UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành công văn số 3845/UBND-VX về việc triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật đối với các trường học.
Khắc phục hậu quả thiên tai, người dân vùng

Khắc phục hậu quả thiên tai, người dân vùng 'rốn lũ' tái xây dựng cuộc sống

Cơn bão Yagi gây thiệt hại nặng nề ở miền Bắc, người dân nơi đây đang từng bước tái thiết cuộc sống nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ cộng đồng và chính quyền.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy toàn cầu

Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy toàn cầu

Hội nghị Quốc tế về phòng, chống ma túy thế giới lần thứ 38 (IDEC 38) có sự tham dự của 1.200 đại biểu từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dự báo thời tiết ngày mai 26/9/2024: Ngày nắng, chiều tối có mưa vài nơi; mưa dông gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết ngày mai 26/9/2024: Ngày nắng, chiều tối có mưa vài nơi; mưa dông gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết ngày mai 26/9/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng; Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối có mưa dông vài nơi. Mưa dông gió giật mạnh trên biển.
Tặng giấy khen cho học sinh ủng hộ bão lũ: Một đồng cũng quý, sao phải phân biệt?

Tặng giấy khen cho học sinh ủng hộ bão lũ: Một đồng cũng quý, sao phải phân biệt?

Việc tặng giấy khen theo mức quyên góp ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn gây tranh cãi. Nhà trường có đang nhầm lẫn khi đánh giá lòng nhân ái qua giá trị tiền bạc?
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động Đoàn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động Đoàn

Ứng dụng trợ lý trí tuệ nhân tạo với tên gọi "AI của Đoàn" sẽ là công cụ hỗ trợ cán bộ Đoàn thực hành từng công đoạn sáng tạo sản phẩm truyền thông.
Công ty Việt Xô Gas Thái Bình: Ủng hộ 100 triệu đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công ty Việt Xô Gas Thái Bình: Ủng hộ 100 triệu đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công ty CP Việt Xô Gas Thái Bình trao 100 triệu đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Bài 1: Điểm danh loạt doanh nghiệp cung cấp giấy

Bài 1: Điểm danh loạt doanh nghiệp cung cấp giấy 'quen thuộc'

Hàng triệu tờ vé số được phát hành mỗi ngày khiến dư luận đặt câu hỏi, doanh nghiệp nào cung cấp giấy in, công in vé số cho các công ty xổ số miền Nam?
Cuộc thi Vẽ tranh

Cuộc thi Vẽ tranh 'Đan Mạch trong mắt em' 2024: Khơi dậy ý tưởng xanh cho thế hệ tương lai

Hôm nay, hàng trăm học sinh Việt Nam đã cùng nhau đưa những ý tưởng xanh vào tranh vẽ tại Lễ phát động Cuộc thi Vẽ tranh ‘Đan Mạch trong mắt em’.
Quy định thời gian công chức được bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý

Quy định thời gian công chức được bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý

Công chức có thời gian giữ chức vụ, chức danh đảm nhiệm hoặc chức vụ, chức danh tương đương tối thiểu là 2 năm có thể được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo.
Bỏ đề xuất giới hạn giờ làm thêm của sinh viên là phù hợp với pháp luật và thực tiễn

Bỏ đề xuất giới hạn giờ làm thêm của sinh viên là phù hợp với pháp luật và thực tiễn

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn cho rằng, việc bỏ quy định giới hạn giờ làm thêm của học sinh, sinh viên là phù hợp với quy định pháp luật lao động và thực tiễn.
Gia Lai: Xuất hiện chiêu trò mời khám bệnh để lừa bán thực phẩm chức năng giá ‘trên trời’

Gia Lai: Xuất hiện chiêu trò mời khám bệnh để lừa bán thực phẩm chức năng giá ‘trên trời’

Cơ sở Viện Nghiên cứu ứng dụng khúc xạ mắt quốc gia tại Gia Lai mời gọi người lớn tuổi khám mắt miễn phí để lừa bán thực phẩm chức năng với giá ‘trên trời’.
Gia Lai: Chàng trai kể lại giây phút thoát khỏi

Gia Lai: Chàng trai kể lại giây phút thoát khỏi 'lưỡi hái tử thần' sau 1 tuần lênh đênh giữa sông

Nam thanh niên 20 tuổi ở Gia Lai bị mắc kẹt giữa sông hơn 1 tuần. Sau khi được giải cứu, điều trị, chăm sóc, sức khoẻ nam thanh niên đã ổn định.
Hà Nội: Nhiều xưởng giấy có nguy cơ cháy nổ cao trong khu dân cư

Hà Nội: Nhiều xưởng giấy có nguy cơ cháy nổ cao trong khu dân cư

Nhiều xưởng giấy, kho giấy nằm trong khu dân cư không đảm bảo các quy định về phòng cháy, chữa cháy ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Từ 1/7/2025: Người lao động sẽ hưởng lương hưu sau 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Từ 1/7/2025: Người lao động sẽ hưởng lương hưu sau 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nhiều quy định mới về hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực.
Đổi mới sáng tạo trong ngành y dược: Phấn đấu đến năm 2045 đóng góp trên 20 tỷ USD cho GDP

Đổi mới sáng tạo trong ngành y dược: Phấn đấu đến năm 2045 đóng góp trên 20 tỷ USD cho GDP

Việt Nam khát vọng trở thành nước dẫn đầu khu vực về thử nghiệm, nghiên cứu và sản xuất thuốc chất lượng cao, đến năm 2045 đóng góp 20 tỷ USD vào GDP cả nước.
Sắp diễn ra triển lãm hàng đầu quốc tế về ngành nước và xử lý chất thải, công nghệ môi trường

Sắp diễn ra triển lãm hàng đầu quốc tế về ngành nước và xử lý chất thải, công nghệ môi trường

Triển lãm dự kiến thu hút khoảng 450 đơn vị trưng bày đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, kết nối doanh nghiệp với hơn 10.000 khách tham quan chuyên ngành.
Hoạt động đầu tiên của bà Nguyễn Phương Hằng sau khi ra tù

Hoạt động đầu tiên của bà Nguyễn Phương Hằng sau khi ra tù

Khu du lịch Đại Nam sẽ tổ chức chương trình để gây quỹ ủng hộ đồng bào. Bà Nguyễn Phương Hằng là người khởi xướng hoạt động này.
Đại hội Thi đua Quyết thắng Quân chủng Hải quân giai đoạn 2019-2024

Đại hội Thi đua Quyết thắng Quân chủng Hải quân giai đoạn 2019-2024

Sáng ngày 25/9/2024, tại TP. Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019-2024.
1.739 tỷ đồng ủng hộ đồng bào đang chịu thiệt hại nặng nề bởi bão lũ

1.739 tỷ đồng ủng hộ đồng bào đang chịu thiệt hại nặng nề bởi bão lũ

Tính đến 17h00 ngày 24/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.739 tỷ đồng.
Từ 1/7/2025: Trợ cấp hưu trí được điều chỉnh, bổ sung như thế nào?

Từ 1/7/2025: Trợ cấp hưu trí được điều chỉnh, bổ sung như thế nào?

Kể từ ngày 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2024 có hiệu lực, trợ cấp hưu trí sẽ được điều chỉnh, bổ sung để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng.
Đại học Fulbright Việt Nam được HDBank giải ngân 20 triệu USD để xây dựng trường

Đại học Fulbright Việt Nam được HDBank giải ngân 20 triệu USD để xây dựng trường

Đại học Fulbright Việt Nam đã trao kỷ niệm chương cho Tập đoàn Sovico, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh để tri ân các cam kết và việc giải ngân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động