Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:33
“Made in China 2025”

Từ nền tảng vững mạnh đến nền sản xuất kỹ thuật cao

Là một trong những đại công trường của thế giới, với các chuỗi cung ứng ngày càng hoàn thiện, một trong những thành công nổi bật trong phát triển công nghiệp của Trung Quốc là nền tảng công nghiệp hỗ trợ (CNHT) vững chắc và đa dạng, giúp sản xuất các thành phẩm với chi phí cạnh tranh và số lượng lớn.

Có dân số lớn nhất thế giới gần 1,4 tỷ người dân, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế có quy mô hàng dầu thế giới. Năm 2017, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 16.600 USD. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD vào năm 2017 do xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chỉ là 130 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc là 506 tỷ USD. Đây là một trong những nguyên nhân để Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, bên cạnh một lý do khác là Hoa Kỳ muốn Trung Quốc xóa bỏ quy định yêu cầu các công ty của Mỹ đầu tư vào Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho các công ty nội địa, trong khi đó lại là một trong những điều kiện hàng đầu của nước này.

Rõ ràng, khao khát công nghệ và quyết tâm nâng cao năng lực công nghệ là một trong những động lực chính trong phát triển công nghiệp của Trung Quốc, sau một thời gian dài là công xưởng sản xuất của thế giới, nhưng chỉ được gắn với các thương hiệu hàng bình dân, thậm chí là hàng chất lượng thấp và giá rẻ.

Phát triển công nghiệp là một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc, giai đoạn 2016 - 2021 (sau đây gọi tắt là kế hoạch 13), được thông qua bởi Đại hội Đảng lần thứ 13 của nước này (năm 2016). Trong đó có 8 ngành công nghiệp được tập trung phát triển gồm:

Các ngành công nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; công nghệ thông tin (CNTT) thế hệ mới; công nghệ sinh học; chế biến, chế tạo tân tiến; sản xuất vật liệu mới; các phương tiện đi lại sử dụng năng lượng mới; công nghệ số sáng tạo; dịch vụ công nghệ cao.

Đồng thời, Trung Quốc tiến hành chương trình “Made in China 2025”- một sáng kiến để nâng cấp nền công nghiệp của nước này sản xuất hàng loạt với chi phí thấp sang sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Trong khi các ngành công nghiệp sáng tạo và các dịch vụ công nghệ cao dường như là mục tiêu cao và cần nhiều thời gian để Trung Quốc thực sự làm chủ được, thì 6 ngành công nghiệp khác trong Kế hoạch 13 lại phù hợp với chương trình “Made in China 2025”. Cả hai kế hoạch này đều phù hợp với việc nâng cấp công nghiệp cốt lõi của Trung Quốc gồm sản xuất các mạch tích hợp và công nghệ thông tin mới, công nghệ sinh học và công nghiệp di truyền, năng lượng xanh và năng lượng hạt nhân, thiết bị tiên tiến và vật liệu mới. Khi chiến lược nâng cấp sản xuất quốc gia đến giai đoạn thực hiện, một loạt các chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho Made in China 2025 sẽ được triển khai. Việc thực hiện các gói chính sách này nhằm bổ sung chiến lược công nghiệp và dựa trên nền tảng rất lớn là CNHT.

Thành công của các chiến lược ngành công nghiệp mới nổi của Trung Quốc đòi hỏi tất cả các ngành phải nâng cấp với tốc độ đã đề ra. Một số lĩnh vực, chẳng hạn như vệ tinh, hàng không vũ trụ, trí thông minh nhân tạo, Internet vạn vật và an ninh mạng có khả năng thành công với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước cả về vốn và công nghệ.

Khát vọng ngành thương hiệu ô tô Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem ngành công nghiệp ô tô, bao gồm cả sản xuất phụ tùng ô tô, là một trong những ngành công nghiệp trụ cột của đất nước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xe lớn nhất thế giới với doanh thu hơn 28 triệu chiếc trong năm 2016, tăng trưởng 9% so với năm 2015. Chính phủ Trung Quốc dự đoán sản lượng ô tô của Trung Quốc sẽ đạt 30 triệu chiếc vào năm 2020 và 35 triệu vào năm 2025.

Giấc mộng ngành ô tô Trung Quốc đã không còn xa vời khi sản lượng ô tô nguyên chiếc sản xuất tăng mạnh trong những năm gần đây.

Mục tiêu của sáng kiến là bán một triệu chiếc xe hybrid (sử dụng cả điện và xăng) sản xuất trong nước ở Trung Quốc vào năm 2020, chiếm tối thiểu 70% thị phần của quốc gia này. Hơn nữa, mục tiêu đặt ra là số lượng xe hơi mang thương hiệu nội địa chiếm tối thiểu 80% thị trường ô tô nước này vào năm 2025.

“Kế hoạch phát triển trung và dài hạn ngành ô tô” của Trung Quốc, được ban hành vào tháng 4 năm 2017, nhằm mục đích làm cho Trung Quốc trở thành một cường quốc về ô tô với lợi thế sản xuất vượt trội. Một số mục tiêu khác cũng được thiết lập như: Xây dựng thương hiệu ô tô, kết nối công nghệ xe hơi, hỗ trợ lái xe và hệ thống tự động điều khiển một phần hoặc có điều kiện. Những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành ô tô như hệ thống pin nhiên liệu, các linh kiện chính, cột sạc, thiết bị sản xuất pin và thiết bị kiểm tra cũng được đầu tư phát triển để đảm bảo tính liên tục và toàn diện của chuỗi cung ứng.

Hỗ trợ từ chính quyền trung ương và địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng của các dòng xe sử dụng năng lượng mới (NEV) tại Trung Quốc. Mặc dù mục đích của các khoản trợ cấp này nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp NEV trong nước, nhưng cũng có tác dụng hạn chế sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngoài. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) đã phát hành “danh sách trắng” của các loại xe đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện nhận trợ cấp, gần như tất cả đều do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Vào tháng 12 năm 2016, MIIT tuyên bố cắt giảm khoản trợ cấp tối đa 20% vào năm 2017 và cuối cùng sẽ loại bỏ tất cả các khoản trợ cấp vào năm 2020.

“Kế hoạch phát triển công nghiệp pin điện cho xe ô tô” được công bố vào tháng 3 năm 2017, khuyến khích phát triển và công nghiệp hóa ngành công nghiệp pin lithium-ion, thành lập các trung tâm R & D và hỗ trợ phát triển toàn bộ chuỗi cung ứng. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài thành lập các trung tâm R & D tại Trung Quốc. Các cơ quan chức năng liên quan cũng duy trì danh sách các nhà cung cấp pin NEV được sản xuất trong nước đã được phê duyệt.

Trong khi đó, một chính sách thuế có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016. Theo đó, tất cả các xe chở khách nhập khẩu và kích cỡ trung bình và nhỏ của xe thương mại trị giá 1,3 triệu nhân dân tệ chưa bao gồm VAT (khoảng 188.000 USD) phải trả thêm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt cho dòng xe hơi sang trọng.

Phát triển sản xuất phụ tùng ô tô chuyên dụng

Thị trường linh kiện phụ tùng chuyên dụng cho ô tô của Trung Quốc có trị giá 150 tỷ nhân dân tệ vào năm 2016 với mức tăng trưởng 30% mỗi năm. Dịch vụ sửa đổi, nâng cấp ô tô (gọi dân dã là “độ xe”) và các thiết bị, phụ tùng chuyên dụng phục vụ dịch vụ này khá phổ biến ở một số thành phố của Trung Quốc mặc dù thực tế Luật an toàn giao thông của Trung Quốc về cơ bản cấm. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng từ các phụ tùng ô tô chuyên dụng tại thị trường ô tô Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ. Do đó, các nhà sản xuất trong nước cũng đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh bằng khả năng làm chủ sản xuất các dòng RV hiện đại.

Có khoảng 25.000 xe phục vụ giải trí, vừa là xe, vừa là nhà (Recreational Vehicle-RV) ở Trung Quốc vào năm 2016. 33% các khu sản xuất nằm dọc theo phần phía đông của Trung Quốc, ví dụ như: Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông), trong khi 22% khác ở phía tây Trung Quốc như: Nội Mông, Cam Túc, Tứ Xuyên và Vân Nam. Hiện tại có khoảng 80 nhà sản xuất RV ở Trung Quốc, trong đó có 56 nhà hoạt động.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp RV phải đối mặt với các vấn đề như thiếu tiêu chuẩn và quy định, cũng như thách thức thuế tiêu thụ xe hơi sang trọng. Hải quan Trung Quốc không có mã HS cho RV, vì vậy RV được coi là ô tô khi nhập khẩu. Điều này có nghĩa là RV nhập khẩu phải trả cùng mức thuế cao như xe nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu