Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 17/11/2024 02:56

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã có 248 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm được công nhận, xếp hạng OCOP được ưu tiên giới thiệu trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đưa lên các sàn giao dịch điện tử, kết nối liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn trên nhiều sàn thương mại điện tử như: Sendo, Voso, PostMart, Cuccu, Shopee…

Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại tại tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm tại khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, kết nối cung - cầu là một trong những giải pháp thiết thực, "chìa khóa" để các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.

Đoàn công tác của Sở Công Thương Tuyên Quang khảo sát, đánh giá sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Sở Công Thương Tuyên Quang

Từ năm 2022 đến nay, Sở Công Thương Tuyên Quang đã tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại và Hội chợ OCOP tại tỉnh Tuyên Quang. Nổi bật năm 2024, đơn vị đã tổ chức thành công Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa tại TP. Đà Nẵng và TP. Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Qua việc kết nối hai chiều, các doanh nghiệp, HTX của Tuyên Quang và các tỉnh, thành phố trong cả nước có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường; thúc đẩy sản xuất, phát triển hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tỉnh, thành phố và đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Tuyên Quang cũng kết nối các đơn vị tham gia Hội chợ Công Thương vùng Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 tại tỉnh Điện Biên; phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Kon Tum…

Việc kết nối cung - cầu hàng hóa thông qua các sự kiện là biện pháp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. Qua các lần tổ chức, những chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu ngày càng chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn. Các nhà cung ứng, phân phối được tiếp xúc trực tiếp, trao đổi những vấn đề cụ thể về sản phẩm, số lượng hàng, hình thức thu mua, chế biến, bao tiêu…

Từ đầu năm đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với những hoạt động tích cực trong việc xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt được mức tăng trưởng khá cao.

Hội nghị kết nối giữa doanh nghiệp với nhà sản xuất là cầu nối quan trọng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường rộng rãi hơn. Ông Đỗ Thanh Kim, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông sản hữu cơ Bình Minh, thôn Nhùng Dàm, xã Tứ Quận (Yên Sơn) - cho biết: “Được sự hỗ trợ của Sở Công Thương tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, Hội nghị kết nối cung - cầu trong và ngoài tỉnh đã giúp HTX được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm với nhiều đối tác, bạn hàng mới trên cả nước. HTX đã ký kết được nhiều đơn hàng với các siêu thị và các kênh phân phối mới giúp đưa hàng hóa đến nhiều kênh bán lẻ. Mới đây, sản phẩm Trà ổi, Hoa đu đủ đực ngâm mật ong của HTX là hai trong 6 sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang vừa được xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh”.

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên, Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm đã không ngừng khẳng định vị thế qua mỗi sản phẩm. Bà Bàn Thị Liên - Giám đốc Công ty TNHH Thảo dược Tuệ Tâm - chia sẻ, những năm gần đây, công ty luôn nhận được sự hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm từ Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp và các sở, ngành của tỉnh Tuyên Quang.

Tháng 4 vừa qua, thông qua Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Tuyên Quang và TP. Đà Nẵng, đơn vị được ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH MTV TMDV Siêu thị Coopmart Đà Nẵng. Đây là hệ thống siêu thị thuần Việt lâu đời nhất Việt Nam được nhiều khách hàng tín nhiệm và tin dùng. Công ty mong muốn được tham gia nhiều hội nghị kết nối để đưa sản phẩm vào các siêu thị lớn, các kênh bán lẻ hiện đại.

Hoạt động kết nối cung – cầu hàng hóa giữa các địa phương trên cả nước đã trở thành một hoạt động thường niên quan trọng giúp tìm kiếm đầu ra một cách phù hợp, hiệu quả cho các sản phẩm của tỉnh. Thực tế cho thấy, từ các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, các cơ sở sản xuất, HTX, doanh nghiệp đã nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.; không ngừng đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, ký kết được nhiều hợp đồng, tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Mặt khác, chương trình kết nối cung - cầu còn khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn an toàn, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như yêu cầu thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

Đã có những tín hiệu vui khi những mặt hàng mang thương hiệu xứ Tuyên không chỉ dừng lại ở phạm vi trong tỉnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm. Từ đó, xây dựng chiến lược phù hợp, hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng bền vững, hiệu quả.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung-cầu

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản