CôngThương - Trình bày Tờ trình Luật phòng, chống rửa tiền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp với nhiều quy trình và cách thức, biện pháp đặc biệt. Lĩnh vực này vẫn được coi là còn khá mới với các khái niệm, thuật ngữ chưa được phổ biến trong đại bộ phận dân chúng.
Việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền nhằm khắc phục những bất cập của các quy định pháp luật hiện hành vì Nghị định 74/2005/NĐ-CP chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nên chưa giải quyết được một số quy định không đồng bộ với các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền có điều chỉnh lĩnh vực chống tài trợ khủng bố là cần thiết vì trên thực tế, tài trợ khủng bố thường gắn với các hoạt động rửa tiền. Việc điều chỉnh này không chỉ đáp ứng yêu cầu minh bạch nền tài chính quốc gia mà còn thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bất động sản, đáp ứng nhu cầu hội nhập và tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền và phòng chống tài trợ khủng bố.
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị thể hiện rõ hơn quan điểm xây dựng luật, nhất là quan điểm về bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia, không gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Để có tính thuyết phục cao, cần có báo cáo tổng kết nêu rõ hơn thực trạng hoạt động rửa tiền và công tác phòng chống rửa tiền ở Việt Nam.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật, tuy nhiên chưa nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả lĩnh vực chống tài trợ khủng bố. Về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng mở rộng phạm vi điều chỉnh như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong quá trình triển khai phòng, chống tội phạm rửa tiền và chống tài trợ khủng bố đồng thời giúp Việt Nam tuân thủ các quy định và chuẩn mực quốc tế về các lĩnh vực có liên quan.
Tuy vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu và nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nội luật hóa các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền là cần thiết nhưng phải phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của nước ta. Nhiều ý kiến đồng tình chỉ quy định về phòng, chống rửa tiền như tên gọi của Luật bởi tài trợ khủng bố tuy có liên quan đến rửa tiền nhưng gắn kết trực tiếp và mật thiết với hoạt động khủng bố, do đó cần quy định trong Luật phòng, chống khủng bố (đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa, dự thảo Luật đề cập vấn đề “tài trợ khủng bố” trong khi khái niệm “khủng bố” chưa được nêu rõ; mặt khác, quan niệm về khủng bố của mỗi nước là khác nhau. Tài trợ khủng bố là vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia trong khi mục tiêu của dự án Luật này là điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trong lĩnh vực tài chính.
Ông Nguyễn Kim Khoa cho rằng, nhiều điểm trong dự thảo Luật chỉ liên quan đến rửa tiền chứ chưa phù hợp nội dung chống tài trợ khủng bố. Ông Nguyễn Kim Khoa và nhiều đại biểu khác đồng tình với thẩm tra của Ủy ban Kinh tế: Luật cần bảo đảm có thể áp dụng và có hiệu quả với tình hình thực tiễn của Việt Nam đồng thời trên cơ sở thực hiện tốt các khuyến cáo và cam kết quốc tế của nước ta nhưng không phải vì vậy mà xây dựng những quy định không phù hợp với thực tiễn trong nước.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đây là đạo luật xuất phát từ thực tiễn và cũng từ yêu cầu pháp lý của nước ta, cần cân nhắc kỹ việc có đưa vấn đề chống tài trợ khủng bố vào phạm vi điều chỉnh của Luật này hay nên đưa vào Luật phòng, chống khủng bố.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố là vấn đề phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau. Luật cần làm rõ các khái niệm, đảm bảo tính khả thi trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Chủ tịch Quốc hội cũng đồng tình, vấn đề chống tài trợ khủng bố chỉ nên được đề cập ở một mức độ trong Luật này bởi sẽ được điều chỉnh tại Luật phòng, chống khủng bố.
Cũng trong chiều 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật bảo hiểm tiền gửi. Điểm đáng chú ý của dự án Luật này là hoàn thiện hơn nữa các quy định về nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi; nâng cao giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nhằm giúp hoạt động này hiệu quả hơn, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Luật xác định rõ vị trí của của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm tránh chồng chéo nhiệm vụ với các cơ quan khác.
Thẩm tra sơ bộ, Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, việc ban hành Luật này sẽ góp phần duy trì và nâng cao niềm tin của người gửi tiền, tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia nhận tiền gửi, tạo cơ chế xử lý minh bạch và theo nguyên tắc thị trường đồng thời tạo môi trường hoạt động bình đẳng, lành mạnh cho hệ thống ngân hàng, đảm bảo thực hiện tốt chính sách tiền tệ.
Ủy ban Kinh tế cũng đồng tình với quy định của dự thảo Luật, chỉ bảo hiểm tiền gửi của cá nhân, không bảo hiểm tiền gửi của tổ chức vì mục tiêu lớn nhất của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ số đông người dân không có điều kiện tham gia sản xuất-kinh doanh, không có điều kiện tiếp cận thông tin.
UBTV Quốc hội cho ý kiến các dự án luật về tiền tệ
Trong nước 12/10/2011 08:50
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ ba, chiều 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống rửa tiền.
baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém ★ Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Tags:
Tin mới nhất
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Dấu mốc lịch sử về hợp tác kinh tế, thương mại
Chiều 28/10, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE CEPA đã được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp UAE đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh, năng lượng mới
Trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - UAE.
Việt Nam - UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện
Ngày 28/10, tại Abu Dhabi, trong hội đàm hẹp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.
"Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành"
Đây là phát biểu của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Luật Sĩ quan tại phiên họp toàn thể tại hội trường Kỳ họp thứ tám của Quốc hội.
Bộ Công Thương bổ nhiệm bà Trịnh Thị Thu Hiền làm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu
Chiều 28/10, tại Bộ Công Thương, đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đối với bà Trịnh Thị Thu Hiền.
Tin cùng chuyên mục
Đại biểu Quốc hội: Có việc 'lách luật' mua đi bán lại nhà ở xã hội
Đại biểu Quốc hội nêu, nếu có cuộc thanh tra kiểm tra xem ai là người đang ở nhà ở xã hội thì chắc rằng sẽ có những người không thuộc đối tượng được ưu đãi.
Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, ngay cả khi có những dự án bất động sản có khả năng trả nợ nhưng ngân hàng vẫn từ chối cho vay.
Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - UAE, sớm nâng thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD
Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Abu Dhabi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư UAE Mohammed Bin Hassan Al Suwaidi.
Ba Bộ trưởng giải trình về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
Chiều 28/10 tại Kỳ họp thứ 7, ba Bộ trưởng đã tiếp thu, giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất
Sáng 28/10, tại thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống UAE Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan chủ trì Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức UAE.
Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam
Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD.
Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi
Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Sáng 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ 2015-2023.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương
Sáng 28/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương (01/11/1949 - 01/11/2024).
Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách về tăng trưởng điện năng...
Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội
Theo ĐBQH, việc ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cần thiết và cấp bách cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô Vinfast tại UAE
Ngày 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự sự kiện ra mắt thương hiệu ô tô của Vinfast.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Lulu tổ chức ngày hội giới thiệu nông sản Việt Nam tại Trung Đông
Chiều 27/10, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông M. A. Yusuff Ali, Chủ tịch Tập đoàn Lulu - tập đoàn kinh doanh chuỗi siêu thị lớn trên toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các tập đoàn của UAE mở rộng đầu tư vào năng lượng, cảng biển, logistics
Trong chuyến chuyến thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 27/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số Tập đoàn tại UAE.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam - UAE có rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam và UAE còn rất nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư khi UAE sở hữu nhiều quỹ đầu tư quy mô lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức UAE, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông - châu Phi
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Thủ đô Abu Dhabi, bắt đầu chuyến thăm chính thức UAE.
Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí
Tại phiên thảo luận Tổ ngày 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có ''lãng phí''.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng
Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổng Bí thư Tô Lâm đã có ý kiến phát biểu với nhiều chỉ đạo, định hướng hết sức quan trọng.
Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công
Đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.