Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Bên cạnh thị trường suy giảm, việc không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường khiến xuất khẩu hàng dệt may vào Canada sẽ gặp khó.
Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

Dệt may là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Canada. Theo số liệu từ Tổng Cục hải quan, 9 tháng năm 2024 Việt Nam xuất khẩu gần 900 triệu USD mặt hàng này vào thị trường nước sở tại.

Theo bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada, xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo trong đó có mặt hàng dệt may vào địa bàn sẽ ngày một khó.

Bên cạnh nguyên nhân từ thị trường suy giảm, thách thức nữa đến từ góc độ cạnh tranh. Hàng hóa của Việt Nam đã và đang mất dần các lợi thế thuế quan do Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP mang lại bởi Canada đã và đang đẩy mạnh ký kết các hiệp định thương mại tự do với một loạt các đối tác Nam Mỹ và trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Canada-ASEAN…) Đây đều là những nước có cơ cấu mặt hàng khá tương đồng với Việt Nam.

Ngành may mặc đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bên cạnh đó, Canada cũng kêu gọi các doanh nghiệp hướng về khối kinh tế Nam Mỹ và hướng về các nước đồng minh (nearshoring/friendshoring) để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và đáng tin cậy. Xu hướng này đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu một số lĩnh vực chế biến, chế tạo mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó có dệt may. Trong năm 2023, qua theo dõi số liệu sở tại, Canada đặc biệt đẩy mạnh nhập khẩu từ Ecuador, Argentina, Chile và Mexico. Ngoại trừ Argentina, cả Ecuador, Chile và Mexico đều có hiệp định thương mại tự do song phương với Canada. Trong khối ASEAN, Canada cũng tăng cường nhập khẩu từ Philippines, Malaysia và Indonesia (dự kiến sẽ ký Hiệp định thương mại tự do với Canada vào cuối năm 2024).

Ngoài việc mất lợi thế về thuế quan, chi phí logistics nội địa tại Canada cao khiến giá xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước láng giềng Nam Mỹ của Canada.

Việt Nam còn gặp bất lợi lớn khi không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan (GSP) tăng cường vào cuối năm 2024. Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường là một chương trình ưu đãi thuế mới được Canada lập ra trong kế hoạch ngân sách năm nay nhằm đưa ra những ưu đãi cho các nước mà theo Canada đạt được các tiêu chuẩn về nhân quyền, bình đẳng giới, điều kiện lao động và biến đổi khí hậu (hiện chưa rõ các điều kiện của Canada có tương tự như của EU hay không). Trong khi Chương trình ưu đãi phổ cập thuế quan thông thường sẽ không áp đặt thêm các tiêu chí về xã hội và môi trường.

Đây là bất lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi các đối thủ dệt may cạnh tranh lớn của chúng ta như Bangladesh, Campuchia, Pakistan… sẽ tiếp tục hưởng GSP mà không phải chịu các ràng buộc về xã hội và môi trường; đồng thời được hưởng quy định về xuất xứ dệt may đơn giản hơn.

Thách thức nữa đến từ chính khả năng của doanh nghiệp trong nước đáp ứng với những tiêu chuẩn xuất khẩu mới, đặc biệt là các vấn đề về sản xuất xanh, tiêu chuẩn bao bì, thuế chuyển dịch carbon xuyên biên giới.

Bằng các quy định mới liên quan đến việc ghi nhãn và quy định về vấn đề bao bì nhựa/hàm lượng tái chế, Canada đã bắt đầu sử dụng các rào cản kỹ thuật và môi trường để làm “nản lòng” các nhà nhập khẩu, chưa kể đến xu hướng kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng hàng Canada với danh nghĩa giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng.

Mặc dù nhiều thách thức đã được chỉ ra cho xuất khẩu hàng dệt may vào Canada, tuy nhiên ngành dệt may của Việt Nam có lợi thế lớn là cả 2 cùng là thành viên của CPTTP. Đồng nghĩa, sản phẩm dệt may của Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi từ hiệp định này khi xuất khẩu vào Canada.

Theo Đại sứ Canada tại Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường sở tại, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về hiệp định hơn nữa, để đảm bảo tất cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều tận dụng được những lợi ích mà CPTPP mang lại.

CPTPP mở cửa cho sự gia nhập của các nền kinh tế có thể đáp ứng tiêu chuẩn cao của hiệp định, tuân thủ các cam kết thương mại hiện có, đạt được sự đồng thuận của các thành viên CPTPP. Vì vậy, cần hợp lý hoá các quy trình thương mại, tăng cường các dịch vụ hậu cần logistics và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Về tăng khả năng khai thác ưu đãi từ CPTPP, nhằm tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Canada, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Canada đều mong muốn có thể đàm phán hiệp định thương mại song phương, hoặc hiệp định thương mại ASEAN - Canada để hạn chế công đoạn sản xuất. Quy tắc xuất xứ trong CPTPP là quy tắc 3 công đoạn và từ sợi trở đi, nhưng cả hai phía đều mong muốn chỉ cần 2 công đoạn, nghĩa là từ vải trở đi.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

227.700 tỷ đồng, tương đương 8,9 tỷ USD là số tiền người Việt đã chi để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong 9 tháng năm 2024.
9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện các loại của cả nước đạt trên 41,89 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Việc sàn thương mại điện tử Temu vào thị trường Việt Nam đại diện YouNet ECI dự báo sẽ dẫn đến 3 tác động đáng kể cho thị trường trong nước.
Hà Nội: Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ huyện Phú Xuyên

Tối 24/10 diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên (Hà Nội).
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore duy trì tăng trưởng trong tháng 9/2024

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore duy trì tăng trưởng trong tháng 9/2024

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 9/2024 của Singapore đạt 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ 2023.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới là một trong những giải pháp quan trọng nhằm gia tăng thương mại hai chiều Việt Nam – Lào.
Nhiều doanh nghiệp Việt còn yếu về nội lực,

Nhiều doanh nghiệp Việt còn yếu về nội lực, 'đói' thông tin từ các thị trường xuất khẩu

Để tạo đòn bẩy cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, bên cạnh sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành cần sự chủ động mạnh mẽ hơn nữa từ chính doanh nghiệp.
Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Ngày 24/10, Temu có văn bản gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) về thực hiện các yêu cầu pháp luật thương mại điện tử Việt Nam.
Hoa Kỳ kết luận cuối cùng vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận cuối cùng vụ điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có nhiều nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có nhiều nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Nhờ thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường, kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện...
Loạt chi phí gia tăng khiến doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khi mở rộng thị trường

Loạt chi phí gia tăng khiến doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khi mở rộng thị trường

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, song, với loạt chi phí gia tăng đang khiến doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khi mở rộng thị trường.
Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.
Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới xuất hiện tại Việt Nam đưa ra khuyến mại tới 90% tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

9 tháng, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 9.822 tấn, đạt gần 47 triệu USD, trong đó Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của nước ta.
Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo" diễn ra chiều 24/10

Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo" diễn ra chiều 24/10

14h30 ngày 24/10, Vuasanca sẽ tổ chức Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo".
Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh; Indonesia bất ngờ ‘quay xe’ huỷ chào thầu mua 340.000 tấn gạo. Gạo Việt đối diện với những cơn sóng nhẹ.
Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hạ tầng logistics và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, kỳ vọng thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ.
Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 năm 2024 đạt 6.560 USD/tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất trong năm 2024, cao hơn giá của các tháng trước đó
Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, đang rà soát, đánh giá đối với hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử.
Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Nhờ hoạt động giao thương qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc 9 tháng qua đã tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.
Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh là động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới. Để phát triển thị trường, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.
Áp dụng chống bán phá giá nếu thép nhập khẩu ảnh hướng xấu tới sản xuất trong nước

Áp dụng chống bán phá giá nếu thép nhập khẩu ảnh hướng xấu tới sản xuất trong nước

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nếu nhập khẩu thép tác động xấu tới ngành sản xuất trong nước.
Doanh nghiệp gỗ thiệt hại lớn khi bị vào

Doanh nghiệp gỗ thiệt hại lớn khi bị vào 'tầm ngắm' điều tra phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp gỗ sẽ gặp rủi ro và bị thiệt hại lớn khi bị điều tra phòng vệ thương mại, điều này đang đe doạ đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 vẫn hút khách tham quan ngày bế mạc

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 vẫn hút khách tham quan ngày bế mạc

Hôm nay, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - GEFE 2024 vẫn thu hút được rất đông khách tham quan, dù đã bước sang ngày cuối cùng của sự kiện.
9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng năm 2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động