Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 23:16

Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam: Chủ động đổi mới sáng tạo

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra những cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nước ta trong giai đoạn mới. Để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững đất nước thì việc tăng cường đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ (KH&CN), nhất là công nghệ cao là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Vượt qua thách thức

Với tiền đề là cơ quan nghiên cứu, phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, trong những năm qua Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã có nhiều thành tựu trong đổi mới sáng tạo, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Năm 2020, trong bối cảnh cả thế giới bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19 Viện Hàn lâm vẫn giữ được đà tăng trưởng phát triển về mọi mặt của KH&CN, thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Viện Hàn lâm (đứng thứ 5 từ phải sang) tham gia khai maåc Triển laäm Àöíi múái saáng taåo

Đối với nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, Viện Hàn lâm đã đạt được thành tích tốt với tổng số công bố là 2.544 công trình khoa học, trong đó số bài báo quốc tế là 1.613 tăng 36,9% so với năm 2019; số bài đăng trên tạp chí quốc tế uy tín (SCIE) là 1.281 bài tăng 44,3% so với năm 2019, trong đó có nhiều công trình chất lượng cao. Số bài báo có chỉ số IF>=3 chiếm 28,8% và số lượng bài báo đăng trên tạp chí có chất lượng cao đạt chuẩn Q1 (theo phân loại của Scimago) chiếm 41,7% tổng số công bố quốc tế. Viện Hàn lâm tiếp tục là đơn vị đứng hàng đầu cả nước trong công tác nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, hai trung tâm quốc tế dạng II về toán học và vật lý dưới sự bảo trợ của UNESCO đi vào hoạt động từ năm 2018 đã phát huy được những thế mạnh về nghiên cứu cơ bản của viện trong lĩnh vực toán học, vật lý.

Trong hoạt động điều tra cơ bản, năm 2020, các nhà khoa học của viện đã phát hiện 133 loài động vật và thực vật mới cho khoa học. Các nhiệm vụ điều tra cơ bản tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học và xây dựng các cơ sở dữ liệu về các loài động, thực vật cho các khu vực khác nhau tại Việt Nam. Điều tra các nguồn thực vật có hoạt tính sinh học như: Kháng ung thư, kháng viêm, tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết... để có thể định hướng ứng dụng vào lĩnh vực y-dược tạo ra các sản phẩm thuốc phục vụ cuộc sống.

Viện Hàn lâm nhận Cúp Đổi mới sáng tạo 2020 của Clarrivate

Công tác nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ được đẩy mạnh và đã được cấp 41 Bằng độc quyền phát minh sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Giới thiệu quảng bá hàng trăm kết quả nghiên cứu KH&CN tới xã hội và doanh nghiệp. Viện Hàn lâm đã được Clarivate vinh danh là một trong 28 tổ chức dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2020 trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Trong năm 2020, viện có thêm hai tạp chí: Khoa học Trái đất và tạp chí Hóa học đã được vào danh mục ESCI của Web of Science, nâng tổng số tạp chí đạt chuẩn quốc tế lên 5 tạp chí và 5 tạp chí đạt tiêu chí ACI (Asian Citation Index). Xuất bản 49 sách, tài liệu tham khảo có giá trị về động thực vật Việt Nam và biển đảo góp phần phục vụ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển và khẳng định bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo Việt Nam. Vận hành hoạt động ổn định VNREDSat-1 trên quỹ đạo về cung cấp ảnh vệ tinh phục vụ hiệu quả nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng; hoạt động mạng lưới trạm quan sát động đất phục vụ báo tin và cảnh báo sóng thần; hai chương trình KH&CN: Tây Nguyên 3 (2016-2020) và KH&CN Vũ trụ triển khai đạt nhiều kết quả tốt…

Từ nhận thức thành hành động

Với quan điểm KH&CN được xem là mũi nhọn đột phá chiến lược đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Viện Hàn lâm với vai trò và trách nhiệm là cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng đầu của đất nước đã chủ động đổi mới để thúc đẩy nền khoa học nước nhà phát triển mạnh hơn nữa trong giai đoạn tới, góp phần khẳng định KH&CN đóng vai trò quan trọng, là khâu đột phá đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Gian hàng của Viện Hàn lâm tại Triển lãm Đổi mới sáng tạo

Theo đó, Viện Hàn lâm đã tập trung chỉ đạo tạo dựng "Hệ sinh thái" KH&CN trong mọi đơn vị trực thuộc, mọi chuyên ngành, mọi hướng nghiên cứu của viện. Theo cấu trúc chiều ngang toàn thể đơn vị, hướng nghiên cứu, chuyên ngành trong viện lấy đổi mới sáng tạo là động lực để tạo đà phát triển của đơn vị, chuyên ngành. Sự phát triển của một đơn vị, cá nhân, nhóm nghiên cứu này là động lực phát triển các thành phần, chủ còn lại. Theo cấu trúc chiều dọc, đổi mới sáng tạo là "sợi dây" liên kết tạo ra mối quan hệ hữu cơ trong một chuyên ngành, từ khâu đào tạo nguồn nhân lực, xác định nội dung, triển khai nghiên cứu, thử nghiệm kết quả cho tới ứng dụng kết quả và chuyển giao công nghệ.

Viện cũng tập trung phát triển công tác đào tạo nhân lực KH&CN, đảm bảo đầy đủ về độ tuổi, trình độ cán bộ KH&CN đáp ứng cho mọi ngành, lĩnh vực và giai đoạn phát triển của viện; tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm quản lý nhiệm vụ theo hướng thông thoáng, minh bạch, chặt chẽ, tạo điều kiện tối đa góp phần tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho sự phát triển KH&CN. Đẩy mạnh công tác sở hữu trí tuệ để khuyến khích thúc đẩy mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào KH&CN.

Đồng thời, xây dựng 15 phòng thí nghiệm theo các hướng công nghệ mũi nhọn, cốt lõi, trụ cột, thiết yếu để đầu tư, phát triển theo tiêu chuẩn hội nhập quốc tế; chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tiến tới làm chủ nhiều công nghệ quan trọng; tiếp tục đầu tư tập trung phát triển các lĩnh vực KH&CN là trụ cột của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gồm công nghệ số, công nghệ sinh học, vật lý, vật liệu tiên tiến, năng lượng và môi trường).

Trong thời gian tới, Viện Hàn lâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, điều tra cơ bản, tạo môi trường để phối hợp KH&CN đa ngành, liên ngành trong tham gia tư vấn xây dựng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tư vấn thẩm định đối với các nhiệm vụ lớn của Nhà nước; xây dựng Chiến lược quy hoạch Viện Hàn lâm KH&CN giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn 2040.
PGS.TS HÀ QUÝ QUỲNH - Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Khoa học và Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Quảng Ninh - Cụm công nghiệp đầu tiên của huyện Đầm Hà thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Công ty Cổ phần MISA có Tổng giám đốc mới

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm tăng trưởng 13,4%

Bảo hiểm PVI vào 'Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam'

Siberian Wellness và tổ hợp sản xuất hiện đại trên toàn cầu

Hội nghị người lao động EVNNPT năm 2024: Phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo

Lãi 504 tỷ sau 9 tháng, BCG Energy (BGE) hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận

Hàng hóa Nga mở rộng thị trường tiêu dùng tại Việt Nam

Xuất khẩu gặp khó, Vicostone vẫn tăng doanh thu thuần

Cơ hội nào để doanh nghiệp tăng doanh thu trong ngành công nghiệp ứng dụng?

Hội nghị chuyên đề về nhà ở công nhân lao động và chương trình nhà ở Mái ấm công đoàn

Vertu Việt Nam tiết lộ hai mẫu smartphone bán chạy nhất quý III/2024

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong thời kỳ hội nhập?

Nhìn lại những chiếc deal triệu USD của Shark Tank Việt Nam mùa 7

Tập đoàn Hoà Phát tài trợ 10 tỷ đồng cho bà con Lào Cai tái thiết sau bão số 3

PC Quảng Nam nỗ lực khôi phục cấp điện do ảnh hưởng bão số 6