Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia

Chương trình Toạ đàm Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu được Vuasanca tổ chức chiều 27/9, tại Hà Nội.
Tuyên Quang mong muốn đưa Lễ hội Thành Tuyên trở thành thương hiệu quốc gia Sắp diễn ra tọa đàm 'Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu'

Cần những doanh nghiệp đầu tàu, dẫn dắt

Trong những năm qua, Việt Nam không chỉ được thế giới đánh giá là điểm sáng trong bức tranh phục hồi kinh tế mà còn trong xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia. Đây là kết quả nỗ lực của hơn 20 năm qua từ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ, cũng như sự nỗ lực của Bộ Công Thương và của các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp trong việc hiện thực hóa định hướng về Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chia sẻ về những kết quả đã đạt được từ chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại toạ đàm, ông Tạ Mạnh Cường - Trưởng phòng Phòng Phát triển Năng lực Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến nay, Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng phủ ban hành từ năm 2003, đến nay đã triển khai tổ chức được 20 năm. Qua 21 năm, chúng tôi là cơ quan thường trực của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Bộ Công Thương) đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí triển khai rất nhiều hoạt động, thường xuyên, liên tục.

Huy động nguồn lực xây dựng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam mạnh về chất
Các diễn giả tham dự Tọa đàm Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong ''sân chơi'' thương mại toàn cầu do Vuasanca tổ chức

Cho đến nay, qua tổng kết, đánh giá, Việt Nam đã có nhiều thành tích nhất đinh. Những điểm sáng lớn có thể nhận thấy là: Đầu tiên, quan trọng nhất là nhận thức về sự cần thiết và hiệu quả trong xây dựng và phát triển thương hiệu đối với sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Từ nhận thức đó, các cấp, các ngành ban hành nhiều chương trình, đề án để hỗ trợ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, các hiệp hội cũng đồng hành cùng chương trình để tổ chức, triển khai nhiều hoạt động xây dựng thương hiệu cho mình. Vì vậy, qua số liệu thống kê, hàng năm, số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều.

"Từ năm 2008 - lần đầu tiên chúng tôi xét chọn các thương hiệu sản phẩm quốc gia, có 30 doanh nghiệp được công nhận là thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, sau 8 kỳ xét chọn, năm 2022, Việt Nam đã có 172 doanh nghiệp - số lượng tăng lên 6 lần. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia lên tới hàng nghìn, vì những hệ thống tiêu chí rất khắt khe của chương trình" - ông Cường cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Cường, số lượng doanh nghiệp tham gia vẫn còn hạn chế nên chúng ta vẫn phải tiếp tục nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành cùng chương trình, phát huy giá trị cốt lõi để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa.

Thành quả thứ hai, có thể thấy rất rõ là trên sân chơi toàn cầu hiện nay, Việt Nam đã có những thương hiệu lớn, được thế giới ghi nhận. Đơn cử như Vinamilk, một trong năm thương hiệu có tính bền vững cao nhất thế giới.

Cũng theo tổ chức WTO ghi nhận, Việt Nam có tới 20 sản phẩm, ngành hàng nằm trong top 10 thế giới về kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu này chỉ ở góc độ B2B nhưng cũng được hơn 200 quốc gia trên thế giới nhập khẩu và tiêu dùng.

Thành quả thứ ba là các thương hiệu sản phẩm về ngành hàng góp phần tạo nên giá trị thương hiệu quốc gia. Chúng ta liên tục có tốc độ tăng trưởng 2 con số trong 5 năm vừa qua và ghi nhận tăng hơn 100%. Đó thực sự là con số biết nói.

"Tôi cho rằng, trước hết là nhờ Chương trình Thương hiệu Quốc gia và nhiều chương trình khác của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cùng đồng hành, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm và ngành hàng" - ông Cường nói.

Huy động nguồn lực xây dựng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam mạnh về chất
Ông Tạ Mạnh Cường - Trưởng phòng Phòng Phát triển Năng lực Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)

Bên cạnh những kết quả đạt được, có thể nhìn nhận, số lượng và chất lượng các Thương hiệu Quốc gia còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu do các tác động từ bên ngoài như Covid-19, địa chính trị, sự cạnh tranh của các thương hiệu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể mất một vài năm để sánh vai được với họ" - ông Cường nói.

Một trong những lý do bắt nguồn từ việc, với nguồn lực hạn chế và nhận thức của doanh nghiệp hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn coi việc xây dựng thương hiệu là một khoản chi phí cắt giảm, mà chưa coi đó là khoản đầu tư để xây dựng thương hiệu bền vững.

Bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế nên việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp chưa tạo ra những đột phá, trừ một số thương hiệu có thế mạnh đặc biệt.

Nâng thương hiệu quốc gia mạnh về chất

Đánh giá về số lượng cũng như chất lượng của các Thương hiệu Quốc gia hiện nay, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, trong 21 năm qua với sự cố gắng của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của cơ quan ban hành như Bộ Công Thương, Cục Sở hữu trí tuệ cũng như các cơ quan hữu quan, đến nay, phong trào xây dựng chương trình Thương hiệu Quốc gia đã trở thành một trong những phong trào mạnh mà các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đều hướng đến. Trong những giai đoạn đầu từ năm 2003 đến 2015 chúng ta có rất ít nhưng đến nay chúng ta có khoảng 150 thương hiệu quốc gia.

Với việc tăng cả số lượng và giá trị cho thấy thương hiệu doanh nghiệp đang tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhấn mạnh đến 3 yếu tố: Một là, doanh nghiệp cần phải nâng thương hiệu quốc gia mạnh về chất. Theo đó, thương hiệu quốc gia phải định danh chất lượng của sản phẩm hàng hóa mới thể hiện được thương hiệu đó tồn tại là hợp lý và ăn sâu vào tâm trí cũng như đi vào thị trường tiêu dùng quốc tế.

Hai là, đổi mới sáng tạo, là một trong vấn đề cơ bản để từ đó các thương hiệu nâng cấp chất lượng và thỏa mãn nhu cầu, yêu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt đổi mới sáng tạo được đánh giá là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng để các thương hiệu tự mình xây dựng, phát triển thương hiệu trên trường quốc tế.

Ba là, năng lực tiên phong, làm sao để doanh nghiệp trở thành những người đưa ra các kiểu dáng, mẫu mã cũng như đi tiên phong, hướng dẫn lại xu hướng tiêu dùng của xã hội. Đó là yếu tố làm cho một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và phát triển mạnh mẽ trong thị trường quá đa dạng và có nhiều tên tuổi lớn khác. Chúng ta có Thương hiệu Quốc gia sẽ có nhiều lợi ích, nhiều sản phẩm nâng tầm, xuất khẩu thuận lợi, góp phần nâng cao giá trị cho doanh nghiệp.

Huy động nguồn lực xây dựng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam mạnh về chất
Bà Đinh Hoài Giang - Tổng giám đốc Công ty CP Vật liệu xây dựng Secoin chia sẻ tại tọa đàm

Nhờ sự trợ lực từ Thương hiệu Quốc gia, sản phẩm của Công ty CP Vật liệu xây dựng Secoin đã ngày càng định vị được không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Chia sẻ về những giá trị từ chứng nhận mang lại, bà Đinh Hoài Giang - Tổng giám đốc Công ty CP Vật liệu xây dựng Secoin cho biết, công ty luôn nhận thức sâu sắc rằng việc xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ là câu chuyện về chất lượng sản phẩm mà còn là cách thức doanh nghiệp truyền tải giá trị của mình đến khách hàng và đối tác.

"Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã giúp Secoin có được một nền tảng vững chắc hơn để định vị thương hiệu trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Việc được công nhận là Thương hiệu Quốc gia đã tạo ra một niềm tin lớn hơn từ phía đối tác, đặc biệt là các đối tác quốc tế, khi chúng tôi làm việc với họ về xuất khẩu và hợp tác phát triển" - bà Giang nhấn mạnh.

Cũng theo bà Giang: "Chúng tôi tin rằng giá trị của thương hiệu không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở khả năng đồng hành cùng người tiêu dùng, mang lại những giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển bền vững".

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa

Tuyên Quang: Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa

Trung tâm Xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Tuyên Quang đã tham gia Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa tại Hà Nội từ ngày 26 đến 29/9.
Hà Nội: Du khách thích thú trải nghiệm văn hóa ở hội chợ Xúc tiến thương mại quận Bắc Từ Liêm

Hà Nội: Du khách thích thú trải nghiệm văn hóa ở hội chợ Xúc tiến thương mại quận Bắc Từ Liêm

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống tại hội chợ Xúc tiến thương mại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đang được nhiều du khách quan tâm, xếp hàng để trải nghiệm.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu'

14h30 ngày 27/9, tại trụ sở Hà Nội, Vuasanca sẽ tổ chức toạ đàm Nâng tầm giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong 'sân chơi' thương mại toàn cầu.
Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024: Quy tụ gần 100 doanh nghiệp tham gia giao thương

Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024: Quy tụ gần 100 doanh nghiệp tham gia giao thương

Từ ngày 14-16/11/2024, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024 với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng nghìn đặc sản vùng miền quy tụ tại hội nghị kết nối cung cầu

TP. Hồ Chí Minh: Hàng nghìn đặc sản vùng miền quy tụ tại hội nghị kết nối cung cầu

Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024 thu hút gần 50 địa phương, quy tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sản vùng miền trên cả nước.
Đà Nẵng: Khai mạc khu trưng bày hàng hoá Việt Nam – Thái Lan

Đà Nẵng: Khai mạc khu trưng bày hàng hoá Việt Nam – Thái Lan

Khu trưng bày hàng hoá Việt Nam - Thái Lan là cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động trao đổi thương mại.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm ngành thêu ren, lụa, áo dài, túi vải năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm ngành thêu ren, lụa, áo dài, túi vải năm 2024

Chiều 26/9, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề ngành thêu ren, lụa, áo dài, túi vải năm 2024.
Chuyên gia Slovenia đánh giá cao tiềm năng hợp tác thương mại với Việt Nam

Chuyên gia Slovenia đánh giá cao tiềm năng hợp tác thương mại với Việt Nam

Doanh nghiệp Slovenia nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau như lao động, du lịch, logistics, xuất nhập khẩu.
Xúc tiến hợp tác giữa Việt Nam-Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại số

Xúc tiến hợp tác giữa Việt Nam-Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại số

Hội nghị Giao thương Xúc tiến Thương mại Việt Nam-Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại số là cơ hội để hai bên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đầy tiềm năng.
Hơn 400 gian hàng và 1.000 sản phẩm trưng bày tại Vietnam Sport Show 2024

Hơn 400 gian hàng và 1.000 sản phẩm trưng bày tại Vietnam Sport Show 2024

Sáng 26/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Triển lãm Quốc tế thể thao và giải trí ngoài trời Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Sport Show 2024) đã khai mạc.
Slovenia sẽ là cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU

Slovenia sẽ là cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU

Việt Nam có thể trở thành cửa ngõ giúp các doanh nghiệp Slovenia tiếp cận thị trường ASEAN cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sáng 26/9, diễn ra Diễn đàn giao thương Việt Nam - Slovenia

Sáng 26/9, diễn ra Diễn đàn giao thương Việt Nam - Slovenia

Diễn đàn giao thương Việt Nam - Slovenia do Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) phối hợp với Bộ Kinh tế, Du lịch và Thể thao Slovenia tổ chức sáng 26/9.
Loạt quy định khắt khe về tiêu chuẩn xanh của EU khiến doanh nghiệp gặp khó

Loạt quy định khắt khe về tiêu chuẩn xanh của EU khiến doanh nghiệp gặp khó

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi”, doanh nghiệp cần quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của EU.
Việt Nam tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 3

Việt Nam tham gia Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 3

Hội chợ Thương mại điện tử toàn cầu lần thứ 3 (GDTE 2024) đã diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 9 năm 2024.
Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Sáng 25/9 đã khai mạc chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu dệt may, da giày VTG 2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn.
Khai mạc Không gian triển lãm “TP. Hồ Chí Minh - Thành phố với những sắc màu quyến rũ” tại Trung Quốc

Khai mạc Không gian triển lãm “TP. Hồ Chí Minh - Thành phố với những sắc màu quyến rũ” tại Trung Quốc

Không gian triển lãm TP. Hồ Chí Minh - Thành phố với những sắc màu quyến rũ (Ho Chi Minh City - City of Colourful Charms) đã chính thức khai mạc tại Trung Quốc.
Khai trương Khu gian hàng thương mại Việt Nam tại Hội chợ CAEXPO 2024

Khai trương Khu gian hàng thương mại Việt Nam tại Hội chợ CAEXPO 2024

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Ban thư ký Hội chợ CAEXPO tổ chức “Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.
Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và EuroCham phối hợp tổ chức họp báo công bố sự kiện Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024 (GEFE 2023).
Bình Định: Khai mạc triển lãm các mô hình công nghệ trong thương mại điện tử

Bình Định: Khai mạc triển lãm các mô hình công nghệ trong thương mại điện tử

Sáng ngày 24/9, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã diễn Lễ khai mạc triển lãm các mô hình công nghệ trong thương mại điện tử và sản phẩm đăng ký tham gia.
Lễ hội Phở Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 4-8/10 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Lễ hội Phở Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 4-8/10 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Lễ hội Phở Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 8/10 ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động