Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế đạt 9,54%, cao nhất trong 5 năm

Nhờ phát huy hiệu quả nội lực, tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2022 đạt 9,54%, vượt mục tiêu đề ra và đạt cao nhất trong 5 năm vừa qua.

Vĩnh Phúc tìm kiếm cơ hội hút nguồn vốn đầu tư chất lượng từ Singapore Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Nơi gặp gỡ, giao thoa của đất trời

Kinh tế khởi sắc nhờ đổi mới trong chỉ đạo, điều hành

Đầu năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 8-9,5%. Đây được đánh giá là mục tiêu vô cùng thách thức với địa phương trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả nước và địa phương. Theo đó, để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến công tác chỉ đạo, đổi mới trong điều hành, đánh giá cán bộ, và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm phát huy cao nhất nguồn nội lực địa phương, tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế.

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế bứt phá nhờ phát huy hiệu quả nội lực
Tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 đạt 9,54%, tức là cao hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm từ 8-9,5%

Kết qủa, kết thúc năm 2022, tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đề ra đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, theo số liệu từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 9,54%, tức là cao hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm (8-9,5%), cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (8,02%) và là mức tăng trưởng cao nhất địa phương đạt được trong vòng 5 năm qua.

Theo ông Lê Duy Thành – Phó Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Với kết quả trên, Vĩnh Phúc nằm trong Top các tỉnh có chất lượng tăng trưởng ổn định và cao của cả nước; cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực, đúng định hướng. GRDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 9/63 tỉnh, thành trên cả nước. Cùng với đó, thu ngân sách trên địa bàn trong năm 2022 vượt mốc 40.000 tỷ đồng, đạt mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Thu hút đầu tư nước ngoài cũng là một điểm sáng của tỉnh Vĩnh Phúc trong năm 2022, sau 2 năm, địa phương đã thu hút được 1,6 tỷ USD, gần đạt mục tiêu của cả nhiệm kỳ với mục tiêu thu hút từ 2-2,5 tỷ USD.

Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế tích cực như trên, năm 2022 tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến phát huy hiệu quả nội lực thông qua những việc làm cụ thể như đổi mới phương thức lãnh đạo. Theo đó, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 44 cơ chế, chính sách, các cơ chế chính sách này chủ yếu tập trung vào thúc đẩy nâng cao đời sống, thu nhập và phúc lợi cho nhân dân. Cùng với đó, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, phân công phân quyền, giao nguồn lực, gắn trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Cụ thể, tỉnh đã thực hiện giao việc và đánh giá cán bộ bằng sản phẩm với 43 người đứng đầu các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các sở, ban ngành… tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm và mang lại hiệu quả cao.

Nhằm phát huy cao nhất nội lực của địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặc biệt chú trọng việc tập trung giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đặc biệt là tháo gỡ nút thắt về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn, dự án trọng điểm, nhằm tạo thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Với những nỗ lực đó, cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã thực chất đi vào chiều sâu, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố; chỉ số Par Index xếp thứ 5/63; chuyển đổi số xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố...

Nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy hiệu quả nội lực, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của địa phương. Thể hiện qua những con số cụ thể như nhìn từ cơ cấu thuế, nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chiếm đến 80%. Năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 ước tăng khoảng 15,5%, riêng ngành chế biến, chế tạo ước tăng 15,6% so với năm 2021. Một số sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng mạnh so với năm 2021, đặc biệt là doanh thu linh kiện điện tử tăng 24,36%; xe máy các loại tăng 11,02%… Cùng với đó, “rất nhiều tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn trong 5 năm, thậm chí 10 năm qua đã được giải quyết trong năm 2022”, ông Lê Duy Thành cho biết thêm.

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế bứt phá nhờ phát huy hiệu quả nội lực
Năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc ước tăng khoảng 15,5%, riêng ngành chế biến, chế tạo ước tăng 15,6% so với năm trước

Tháo gỡ “điểm nghẽn”, hoàn thành mục tiêu 2023

Từ kết quả đạt được của năm 2022, tỉnh UBND tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu cho năm 2023 với tăng trưởng GRDP theo giá so sánh năm 2010 tăng từ 8,0-9,5%; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 30-35% GRDP theo giá hiện hành. Tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đạt 32.398 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 27.398 tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài đạt 400 triệu USD và đầu tư trong nước là 5.000 tỷ đồng…

Để đạt được những mục tiêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, địa phương sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu qủa các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Tỉnh uỷ và Hội đồng Nhân dân tỉnh.

Đặc biệt, theo ông Lê Duy Thành, tỉnh sẽ tập trung xử lý các vướng mắc, tháo gỡ các điểm nghẽn trong tất cả các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các tồn tại, hạn chế đã được các đoàn kiểm tra, giám sát của Trung ương, của tỉnh chỉ ra. Bám sát tình hình kinh tế trong và ngoài nước để kịp thời điều hành dự toán ngân sách tỉnh cho phù hợp năm 2023.

Năm 2023, tỉnh cũng sẽ triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, chuẩn bị sẵn các điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thu hút các dự án công nghệ cao. Cùng với đó, cụ thể hoá để tổ chức triển khai Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, quyết tâm để giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2023.

Để thực hiện giải ngân 100% vốn đầu tư công, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung giải quyết vấn đề định giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, khoanh vùng khai thác đất đáp ứng nguồn vật liệu thi công san lấp mặt bằng. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp để tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước…

Nhằm tạo nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc bên cạnh tiếp tục triển khai các Đề án tạo đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách phát triển đội ngũ tri thức và thu hút trọng dụng nhân tài... tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hoá công vụ, xử lý ngăn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, hướng đến xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp vào kinh tế địa phương.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Hàng nghìn hộ dân ở thành phố Thanh Hóa bị ngập trong nước lũ

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua, trên địa bàn TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập úng; 276 hộ của 9 phường, xã phải di dời.
Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ trên sông Bưởi trên mức báo động 3, sẵn sàng phương án hộ đê

Trong 12 giờ tới, lũ vùng hạ lưu các sông tại Thanh Hóa tiếp tục lên, trên sông Bưởi tại Kim Tân trên mức báo động 3, sông Lèn có khả năng lên mức báo động 3.
Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Kiểm tra việc xử lý phản ánh trên ứng dụng iHanoi

Ngày 23/9, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có văn bản thông tin về việc giải quyết phản ánh, kiến nghị phục vụ người dân, tổ chức trên ứng dụng iHanoi.
Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Thanh Hóa: Đồi nứt toác, đe dọa vùi lấp nhiều nhà dân

Nhiều quả đồi bị nứt rộng hơn cả mét, có nguy cơ sạt lở bất kỳ lúc nào, nhiều hộ dân tại Thanh Hóa phải di dời khẩn cấp để tránh bị vùi lấp.
Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

Đà Nẵng đề xuất quy hoạch cảng Liên Chiểu với 3 bến cảng

UBND TP. Đà Nẵng đề xuất nghiên cứu xem xét quy hoạch cảng Liên Chiểu gồm 3 bến cảng: Bến cảng container, bến cảng tổng hợp và hàng rời, bến hàng lỏng, khí.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

Quảng Nam cần hơn 5.700 tỷ đồng xây dựng các công trình thủy lợi, thủy sản

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất 7 dự án thủy lợi, thủy sản sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 với tổng vốn đầu tư 5.750 tỷ đồng.
Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Quảng Bình: Mưa lớn liên tục chia cắt 215 hộ dân tại xã Thượng Hoá

Mưa lớn liên tục gây ngập sâu, chia cắt 215 hộ dân tại 3 bản ở xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa). Tại huyện Bố Trạch, một bé gái bị cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn.
Thông xe cây cầu nối 2  tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Thông xe cây cầu nối 2 tỉnh Bình Dương - Đồng Nai trị giá 500 tỷ đồng

Dự án Cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai chính thức được thông xe, góp phần tăng lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh.
Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định

Chiều 23/9, tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định, Công ty TNHH Sanbang (Singapore) đã tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất hàng dệt may.
Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Hội nghị kết nối giao thương xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2024 tại tỉnh Ninh Thuận sẽ diễn ra ngày 24/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ra quân cao điểm 45 ngày đêm bảo đảm an toàn giao thông

Trong 45 ngày đêm, lực lượng CSGT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp Đắk Lắk

Doanh nghiệp Đắk Lắk 'đạp sóng vượt chông gai' khát vọng xây dựng tỉnh nhà giàu đẹp, văn minh, bản sắc

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 với chủ đề ''Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc''.
Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Hải Phòng: Hoàn thành di chuyển 288 hộ dân tại tòa nhà A7 và A8 khu chung cư Vạn Mỹ

Các hộ dân ở 2 tòa chung cư A7 và A8 ở quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng, đã được hỗ trợ di chuyển tài sản tới nơi ở mới, bảo đảm an toàn sau bão.
Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Hà Tĩnh: Nước trên sông Ngàn Phố đang lên rất nhanh, có thể chạm mức báo động 3

Theo dự báo, trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4 - 7 m, mực nước đỉnh lũ có khả năng lên mức BĐ2 – BĐ3.
Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” quyên góp hơn 5 tỷ đồng để tái thiết làng Nủ

Đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam” với sự góp mặt các doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng quyên góp được hơn 5 tỷ đồng, để tái thiết làng Nủ (tỉnh Lào Cai).
Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Cần Thơ: Mưa lớn kéo dài, nông dân gặp khó trong thu hoạch lúa vụ thu đông

Thời tiết mưa kéo dài, lúa bị đổ ngã và thiếu máy gặt đập liên hợp khiến nhiều nông dân TP. Cần Thơ gặp khó khăn trong thu hoạch lúa vụ thu đông.
Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hà Giang: Sở Công Thương đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp

Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Hà Tĩnh: Kịp thời cứu hai ngư dân bị sóng đánh chìm tàu trên biển

Dù trời tối, mưa to, sóng lớn, việc cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn nhưng lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh và chủ tàu đã kịp thời cứu được 2 ngư dân gặp nạn.
Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, chìm trong biển nước

Mưa lớn kéo dài từ ngày 22 sang đến ngày 23/9 đã khiến nhiều tuyến đường ở Nghệ An ngập sâu, giao thông nhiều đoạn bị tê liệt cục bộ.
Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang được cải thiện đáng kể.
Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Lào Cai: Thiệt hại gần 6.000 tỷ đồng, bàn phương án ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã chủ trì cuộc họp bàn phương án khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 3, ổn định đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

Tỉnh Bắc Ninh thu hút thêm hàng loạt dự án đầu tư tỷ USD

9 tháng năm 2024, Bắc Ninh đứng đầu cả nước về quy mô thu hút vốn đầu tư FDI đạt 4,3 tỷ USD. Và từ ngày 22/9, tổng số vốn đầu tư vào tỉnh lên đến 6,1 tỷ USD.
Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Nhân sự địa phương: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương bổ nhiệm nhiều cán bộ

Trong tuần qua (từ ngày 16-21/9), tỉnh Kiên Giang bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang; Chủ tịch UBND TP. HCM trao quyết định công tác cán bộ.
Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Liên tiếp có người tử vong do lũ, tỉnh Nghệ An phải ra công điện khẩn

Nhiều người bị tử vong liên tiếp do mưa lũ, tỉnh Nghệ An vừa ra công điện khẩn ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân.
Nhiều bản ở huyện biên giới Mường Lát bị cô lập, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân

Nhiều bản ở huyện biên giới Mường Lát bị cô lập, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân

Nước lũ đổ về mạnh, một số bản ở huyện Mường Lát đã bị cô lập, chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động