Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng

Xác thực số không còn là khái miệm mới mà đang trở thành một nền công nghiệp hứa hẹn bùng nổ ở Việt Nam, đưa nền thương mại Việt tiến vào đại lộ thịnh vượng.
Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck Công nghệ xác thực khuôn mặt - 'Tấm khiên' chống giả mạo danh tính Bộ Công an: Hệ thống cung cấp dịch vụ xác thực điện tử hoạt động an toàn, ổn định 24/7

Tầm nhìn và sứ mệnh lịch sử

Ngày 2/4/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 142/QĐ-TTg "Phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030". Quyết định này nêu rõ: Dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân.

Hiện nay, Bộ Công an đang xây dựng Luật Dữ Liệu, Trung tâm Dữ liệu Quốc gia và thực hiện Đề án 06 về Chuyển đổi số quốc gia góp phần thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh lịch sử mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu là "Xây dựng mô hình kinh tế lấy dữ liệu làm trung tâm, lấy chuyển đổi số làm nền tảng, dữ liệu trở thành tư liệu sản xuất, hình thành sản phẩm, dịch vụ dữ liệu, thị trường dữ liệu và nền kinh tế dữ liệu, đưa đất nước vào kỷ nguyên thịnh vượng".

Thực tế cho thấy, tất cả các doanh nghiệp đều cần dữ liệu để tồn tại và phát triển, dữ liệu ngày càng chiếm vị trí chủ đạo, chi phối nền kinh tế - xã hội. Do đó, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào tham gia xây dựng nền kinh tế dữ liệu, phục vụ chuyển đổi số quốc gia là cần thiết và cấp bách.

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng
Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển Hợp đồng điện tử - (Ảnh: CTV).

Theo Bộ Công an, nhiều nước trên thế giới đã có quy định về dữ liệu, vận hành, khai thác, sử dụng dữ liệu (dữ liệu của cơ quan nhà nước, của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân) như: Luật Dữ liệu mở (Hàn Quốc); Luật Quản trị dữ liệu của châu Âu áp dụng cho 27 nước thành viên Liên minh châu Âu; Đạo luật dữ liệu châu Âu áp dụng cho 27 nước thành viên Liên minh châu Âu…

Ở Việt Nam, quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng, tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu đã đạt được một số kết quả tích cực như: Bước đầu khởi tạo và hình thành được 07 cơ sở dữ liệu quốc gia; một số cơ sở dữ liệu quốc gia đã có sự kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu góp phần cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân; hạ tầng công nghệ xây dựng các trung tâm dữ liệu bước đầu được quan tâm đầu tư hơn...

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Một số bộ, ngành không có hoặc có nhưng chưa đầy đủ hạ tầng để triển khai các hệ thống công nghệ thông tin cốt lõi phục vụ cho các công tác nghiệp vụ. Nhiều cơ sở dữ liệu được thu thập, lưu trữ trùng lặp, chồng chéo, chưa thống nhất về danh mục dữ liệu dùng chung gây khó khăn khi kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu. Các trung tâm dữ liệu đầu tư thiếu đồng bộ, không đồng nhất về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không thường xuyên được kiểm tra, bảo trì, nâng cấp dẫn đến nguy cơ không bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống.

Cùng với đó, một số bộ, ngành, địa phương thuê dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh an toàn thông tin do chưa thực sự quản lý, kiểm soát được dữ liệu nhà nước trên hạ tầng của doanh nghiệp. Nhân lực vận hành, quản trị các hệ thống thông tin vừa thiếu, vừa yếu. Các cơ sở dữ liệu quốc gia theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ chưa được xây dựng đầy đủ. Nhiều hệ thống thông tin còn lỗ hổng bảo mật, không đủ điều kiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khó khăn trong việc khai thác, liên thông, cung cấp kịp thời dữ liệu để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông, phân tích thống kê, đưa ra các chỉ tiêu, chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung là xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay. Do vậy, định hướng xây dựng, phát triển Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia với vai trò là trụ cột dữ liệu chính để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số ở nước ta là rất cần thiết; giúp tạo lập, hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước từ đó triển khai các giải pháp kết nối để chia sẻ, sử dụng lại và phát triển các mô hình/ứng dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu để tạo ra nhiều giá trị mới, sản phẩm dịch vụ mới và động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số.

Việc đầu tư, nâng cấp, mở rộng, lưu trữ thông tin trong Cơ sử dữ liệu tổng hợp quốc gia sẽ tiết kiệm rất nhiều so với việc đầu tư các hệ thống riêng biệt để lưu trữ các thông tin này. Các thông tin được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia cũng sẽ được chia sẻ phục vụ để việc khai thác chung cho các bộ, ngành, địa phương; cơ quan quản lý dữ liệu không phải thiết lập thêm các kênh kết nối, chia sẻ riêng đối với các thông tin đã được bổ sung, lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia.

Qua rà soát, hiện có 69 Luật có quy định về cơ sở dữ liệu (bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành), hồ sơ đề nghị xây dựng luật có quy định liên quan đến dữ liệu như Luật Giao dịch điện tử năm 2023, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Viễn thông năm 2023, Luật Công nghệ thông tin, Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số…

Qua phân tích, thống kê tại các văn bản luật nêu trên thì các luật này đã quy định về 33 cơ sở dữ liệu quốc gia, 39 cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cụ thể:

Về các trường thông tin có trong cơ sở dữ liệu: 16 cơ sở dữ liệu đã quy định rõ các trường thông tin, 30 cơ sở dữ liệu có quy định nhưng chưa cụ thể các trường thông tin, 26 cơ sở dữ liệu không quy định các trường thông tin.

Về mô tả, định nghĩa về cơ sở dữ liệu: 34 cơ sở dữ liệu đã được nêu rõ mô tả, định nghĩa cụ thể; 07 cơ sở dữ liệu có quy định nhưng chưa cụ thể; 31 cơ sở dữ liệu không được định nghĩa.

Về hình thức khai thác, chia sẻ: 18 cơ sở dữ liệu đã được quy định cụ thể về hình thức khai thác, chia sẻ dữ liệu; 14 cơ sở dữ liệu có quy định nhưng chưa cụ thể về hình thức khai thác, chia sẻ; 40 cơ sở dữ liệu không quy định.

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã đưa vào vận hành Cổng Truy xuất nguồn gốc hàng hoá - (Ảnh minh hoạ).

Hiện nay, trên cơ sở các quy định pháp luật và khảo sát thực tiễn của Bộ Công an các bộ ngành, địa phương đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, trong đó có 07 cơ sở dữ liệu quốc gia, gần 100 cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Trong các luật đã rà soát, chỉ có một số luật có quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu trong việc xây dựng, thu thập, quản lý, vận hành, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu.

Tuy nhiên, tất cả các luật đều không quy định cụ thể hoặc thống nhất về việc xử lý, quản trị dữ liệu (như việc thu thập, số hóa, bảo đảm chất lượng, lưu trữ dữ liệu…); chưa quy định về nền tảng phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong xử lý dữ liệu; chưa quy định việc tạo lập cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, hoạch định đường lối, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công, bảo đảm lợi ích của tổ chức, cá nhân; chưa quy định sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu đang phát triển trên thế giới như sàn giao dịch dữ liệu, dịch vụ trung gian dữ liệu, dịch vụ phân tích, tổng hợp dữ liệu…

Trong khi đó, việc thiết lập thị trường dữ liệu, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu hiện nay lại có vai trò rất quan trọng, nó được xem là yếu tố đột phá để từng bước tạo lập và thúc đẩy mở thị trường dữ liệu, lấy thị trường dữ liệu làm động lực phát triển dữ liệu và kích thích, thúc đẩy chuyển đổi số các ngành, các lĩnh vực, tăng năng lực cạnh tranh, bảo đảm cho tiến trình chuyển đổi số ở nước ta.

Nghị quyết số 175/NQ-CP ngày 30/10/2023 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia đã xác định đến quý IV năm 2025 Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ đi vào hoạt động, là nơi lưu trữ, tổng hợp, phân tích, điều phối dữ liệu, cung cấp hạ tầng cho các bộ, ngành, địa phương.

Do vậy, việc xây dựng luật với tên gọi là Luật Dữ liệu là hết sức quan trọng, cần thiết, cấp thiết để bảo đảm bao quát đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ mà Chính phủ đã xác định trong công tác chuyển đổi số; tăng cường sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước, vừa khai thác, ứng dụng dữ liệu trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa thắt chặt quản lý dữ liệu cá nhân và dữ liệu phi cá nhân, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Xác thực số được triển khai ứng dụng mạnh mẽ

Nếu dữ liệu là then chốt cho kinh tế số thì xác thực số chính là con tàu cao tốc đưa đất nước ta tham gia sâu rộng giao thương quốc tế, làm chủ chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu.

"Xác thực số" đã và đang được triển khai ứng dụng mạnh mẽ trong tất cả các ngành kinh tế ở Việt Nam. Từ xác thực thủ công dựa nhiều vào ý chí chủ quan con người, "Xác thực số" dựa vào nền tảng công nghệ số đã khiến mạch máu kinh tế, lưu thông hàng hoá, quản trị xã hội kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí xã hội hàng tỷ đô la mỗi năm mà còn góp phần tiên quyết tạo ra dòng chảy hàng hoá hàng trăm tỷ đô la cho đất nước.

Xác thực số: Con tàu đưa nền thương mại Việt Nam tiến vào đại lộ thịnh vượng
Cổng Truy xuất hàng hoá của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương.

Với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Trung tâm Truy xuất hàng hoá quốc gia, Trung tâm Dữ liệu công dân, Trung tâm Dữ liệu hàng hoá, cùng các nền tảng ứng dụng tiên tiến, việc triển khai "Xác thực số" nhanh chóng được triển khai tới cộng đồng rộng lớn.

Ngày 9/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 48/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây chính là kết quả cập nhật từ thành công của Đề án 06 về Chuyển đổi số quốc gia khi Việt Nam sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu cư dân. Hiện Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR Center), đơn vị trực thuộc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư đã triển khai nhiều dịch vụ "Xác thực số" tiện ích. RAR Center nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ, thiết bị có tính ứng dụng tiện ích cao, giảm thiểu các thủ tục hành chính bằng giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho nhân dân cũng như các tổ chức doanh nghiệp, đổi mới trong phương pháp hoạt động nhưng vẫn đảm bảo bảo mật và tin cậy cho toàn bộ các thông tin của người dùng

RAR Center đang cung cấp các dịch vụ tư vấn kiểm soát sử dụng thẻ CCCD gắn chip để phục vụ kiểm soát an ninh cũng như nhiều sản phẩm khác như thiết bị thu nhận vân tay, thiết bị đọc chip, thống kê phân tích dữ liệu… Và sẽ sớm hoàn thiện để cung ứng những sản phẩm mà doanh nghiệp đang cần như thiết bị xác thực sinh trắc cho các ngành tài chính, ngân hàng…
 Bên cạnh đó, RAR Center cũng tiến hành phối hợp với các doanh nghiệp để nghiên cứu, đầu tư phát triển định danh số, xác thực điện tử và chữ ký số, nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới và của thời đại.

Như vậy, có thể thấy "đầu vào" cho yêu cầu "Xác thực vạn vật" đã và đang được đẩy mạnh hoàn thiện. Bigdata "Dữ liệu Quốc gia" chính là "mỏ kim cương" cho kinh tế số, xác thực số khai thác và ngày càng được bồi đắp trong quá trình vận hành.

Đây chính là cơ hội "trăm năm có một" cho giới doanh nghiệp doanh nhân. Trong những năm tới, "xác thực số" thực sự trở thành một "nền công nghiệp xanh" ở Việt Nam.

Nguyễn Thành Vĩnh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu tư vấn chính sách đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê kim ngạch thu về hơn 4,4 tỷ USD

Trong 15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 21.489 tấn, kim ngạch 125,8 triệu USD, tăng 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy đầu tư, hợp tác thương mại giữa châu Âu và Việt Nam.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Nỗ lực đưa nông sản Việt sang thị trường Pháp

Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Sial Paris 2024 là cơ hội để nông sản Việt Nam vươn xa tới đông đảo người tiêu dùng tại thị trường Pháp.
Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Xúc tiến đầu tư, kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại Indonesia

Diễn đàn Kinh tế châu Á - Quốc tế 2024 diễn ra tại Jakarta (Indonesia) là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác mới tại thị trường này.
Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD

15 ngày đầu tháng 10, xuất khẩu hồ tiêu thu về 58,3 triệu USD, như vậy, tính từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu hồ tiêu chính thức thu về trên 1 tỷ USD.
Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá gần 825,81 triệu USD, tăng 8,3% về lượng, giảm 11,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Do những khó khăn về thị trường, cũng như những yếu tố nội tại của ngành, dự kiến, xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD.
Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Lô chanh leo đầu tiên đã được xuất khẩu sang Australia; lô dừa tươi đầu tiên đã xuất khẩu sang Trung Quốc. Đích đến 7 tỷ USD của rau quả Việt đang đến rất gần.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Ngày 21-23/10 tới, tại TP.HCM, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với EuroCham tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024).
Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Những lô dừa tươi đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu dừa tươi sang thị trường này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Nhiều

Nhiều 'ông lớn' thương mại điện tử Trung Quốc gia nhập thị trường Việt tạo ra cuộc đua khốc liệt

Doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt khi các "ông lớn" từ Trung Quốc như Temu, Taobao và Shein gia nhập thị trường.
Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Chiều 18/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn “Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam”.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

9 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% về kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Trong thách thức luôn mở ra cơ hội nếu ngành nhựa Việt nắm bắt được kịp thời, đặc biệt cần tận dụng ưu đãi, thay đổi công nghệ đón đầu thị trường.
Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 610,56 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD. Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của cả nước.
Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Các chuyên gia lo ngại doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí phá sản trước "làn sóng" sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ đang tràn vào Việt Nam.
Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21/11, với chủ đề: Chuyển đổi đổi số hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững.
Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbat

Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbat

Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc, sau Nga, với gần 3 tỷ USD trong 20 năm qua.
Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động