Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xoài, nhãn Sơn La vượt “bão” Covid-19 bằng kênh thương mại điện tử

Xoài, nhãn Sơn La đã và đang bước vào thời vụ thu hoạch. Nỗi lo chực chờ bởi dịch Covid-19 trên cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng đến việc kết nối, tiêu thụ, xuất khẩu và lưu thông sản phẩm. Thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến qua livestream được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp người trồng được mùa được giá.

Ngày 28/5, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm xoài, nhãn Sơn La năm 2021 với sự tham dự của 10 điểm cầu từ các tỉnh, thành phố (TP). Ở đầu cầu Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - chủ trì cùng sự tham gia của đại diện các sở, ngành và các doanh nghiệp kết nối tiêu thụ, xuất khẩu.

Đẩy mạnh bán hàng qua livestream

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, năm nay, thời tiết thuận lợi, với diện tích trồng xoài vào khoảng 19.026ha sẽ cho sản lượng thu hoạch vào khoảng 65.223 tấn với thời gian thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8. Đối với trái nhãn, hiện diện tích trồng 19.224ha, sản lượng ước đạt 98.500 tấn, thời điểm thu hoạch sẽ diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9.

Sản phẩm xoài, nhãn của Sơn La đã vào được chuỗi phân phối của các siêu thị lớn như: Vinmart, Big C, Lotte... và được tiêu thụ tại các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa… Đặc biệt, xoài, nhãn đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, Úc…

Xoài, nhãn Sơn La vượt “bão” Covid-19 bằng kênh thương mại điện tử
Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm xoài, nhãn Sơn La năm 2021

Tuy nhiên, năm nay, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dự kiến việc tiêu thụ sẽ gặp nhiều khó khăn. Phía địa phương xác định ngoài thị trường xuất khẩu cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hiện Sơn La cũng đã xây dựng các kế hoạch, triển khai các giải pháp cụ thể như: tăng cường phòng chống dịch, khử trùng đối với các xe vận chuyển nông sản ra vào tỉnh. Về phương tiện vận chuyển, các lái xe vận chuyển của Sơn La sẽ được lập danh sách, tiêm phòng vắc xin và cấp chứng nhận vận chuyển nông sản. Người dân trong vùng trồng, các đơn vị thu mua cũng đảm bảo công tác phòng chống dịch….

Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - cũng kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương chung tay, tạo điều kiện trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa trái xoài, trái nhãn của Sơn La nói riêng và các sản phẩm nông sản của Sơn La giao dịch trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước…. Đặc biệt, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị các Bộ đàm phán với Trung Quốc cho xuất khẩu mận chính ngạch sang thị trường này.

Xoài, nhãn Sơn La vượt “bão” Covid-19 bằng kênh thương mại điện tử
Xoài Sơn La năm nay có sản lượng khoảng 65.223 tấn với thời gian thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nghiệp ở các điểm cầu đã thảo luận nhiều giải pháp. Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - đánh giá, tỉnh đã có chỉ đạo phân công cụ thể, song tỉnh mới xây dựng về tổng thể mà chưa có đến từng sản phẩm để đưa đến các tham tán từng thị trường nhằm quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. “Trái vải Bắc Giang lên kệ siêu thị Nhật Bản bán với giá 500.000 đồng/kg, do vậy cần triển khai tốt khâu tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu và đẩy mạnh bán hàng trên các sàn thương mại điện tử ”, ông Toản nói

Liên quan đến thương mại điện tử, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - nhận định, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh bán hàng trên kênh thương mại điện tử là hết sức quan trọng. Bộ Công Thương đã đẩy mạnh kênh này để hỗ trợ các địa phương với sự tham gia của nhiều sàn thương mại điện tử.

Đối với Sơn La, hình thức bán hàng trực tuyến qua livestream được đánh giá là phù hợp và hiệu quả hơn thương mại điện tử. “Bán hàng trên kênh thương mại điện tử sẽ liên quan đến các vấn đề bao gói, bảo quản, làm thương hiệu sau thu hoạch, trong khi đó, các trang trại, HTX còn yếu khâu này. Hình thức bán hàng trực tuyến qua livestream sẽ phù hợp với điều kiện của người nông dân”, ông Vũ Bá Phú nói.

Để hỗ trợ người trồng, thời gian tới Cục sẽ phối hợp với các sở ngành của Sơn La để đào tạo bán hàng qua kênh livestream. Bên cạnh đó, Cục đã phối hợp với Viettel Post và VNPT và các đơn vị liên quan đưa hoạt động này trong chương trình Thương hiệu Quốc gia, chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam để quảng bá cho nông sản của Sơn La nói riêng và các tỉnh nói chung. VNPT và Viettel Post cũng sẽ hỗ trợ về cước vận chuyển, cước phí đường truyền cho các chủ trang trại và nông sản, người dân sau khi kết nối có thể mang sản phẩm đến các bưu điện để chuyển, giúp đảm bảo hàng hóa tươi ngon, giao hàng kịp thời. “Bà con có thể mang ra điểm nhận hàng của VNPT, vài tiếng sau thì hàng hóa sẽ về đến Hà Nội”, ông Vũ Bá Phú cho biết.

Hà Nội sẽ hỗ trợ kết nối, tiêu thụ xoài, nhãn Sơn La tại thị trường Thủ đô

Thời gian vừa qua, địa phương này đã hỗ trợ Sơn La rất nhiều trong quảng bá, giới thiệu nông sản, nhiều Tuần hàng nông sản của Sơn La cũng đã được tổ chức. Trước đề xuất của tỉnh Sơn La trong công tác kết nối tiêu thụ xoài, nhãn mùa vụ này, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để sản phẩm xoài, nhãn và nông sản Sơn La được tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội và cả nước. Hà Nội sẽ hỗ trợ tốt đa các xe ô tô vận chuyển từ Sơn La về Thủ đô.

Sở Công Thương Hà Nội đề nghị phía địa phương lập danh sách chi tiết các xe ô tô, phương tiện chuyên chở trái cây, nông sản Sơn La (biển số xe, trọng tải, địa điểm đi- đến; tên, điện thoại lái xe) gửi về Sở để được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông trên địa bàn TP. Hà Nội.

Bên cạnh đó, đề nghị phối hợp cung cấp thông tin danh sách chi tiết doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm xoài, nhãn và trái cây, nông sản Sơn La để Sở Công Thương Hà Nội gửi đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, doanh nghiệp chế biến, cửa hàng trái cây, tiểu thương kinh doanh tại chợ...

Sở Công Thương cũng sẽ đồng hành với Cục Xúc tiến thương mại đẩy mạnh đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp các quận huyện trên địa bàn để rà soát các điểm bán hàng cố định. Trong bối cảnh không tổ chức được các Tuần hàng nông sản tại Hà Nội, Sở sẽ đề xuất tổ chức điểm bán hàng cố định cho các doanh nghiệp, HTX xoài, nhãn Sơn La đưa về bán tại Hà Nội trong thời điểm cao vụ nhất.

Xoài, nhãn Sơn La vượt “bão” Covid-19 bằng kênh thương mại điện tử
Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - chủ trì phía đầu cầu Hà Nội

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc Big C khu vực miền Bắc - cho biết, việc tiêu thụ xoài, nhãn Sơn La sẽ tốt hơn nếu có những chương trình xúc tiến và quảng bá. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các chương trình không tổ chức được. Về phía Big C và GO, hiện đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên kênh trực tuyến trên trang của Big C, GO!, Zalo, App bán hàng. Kết quả rất khả thi. Chúng tôi sẽ yêu cầu đội ngũ thu mua làm việc với nhà cung cấp về quy cách đóng gói để thuận lợi hơn trong việc bán hàng trực tuyến và duy trì tăng trưởng doanh thu của Sơn La tại siêu thị Big C, GO! trong thời gian tới.

Bên cạnh sự đồng hành hỗ trợ, các cơ quan chức năng, địa phương và doanh nghiệp cũng đề nghị hàng hóa đưa về Thủ đô tiêu thụ phải chấp hành đúng các quy định về phòng chống dịch của Trung ương, tỉnh Sơn La và TP. Hà Nội.Về quy trình vận chuyển, Bộ Công Thương đã có hướng dẫn, phía địa phương căn cứ vào đó để triển khai và phối hợp với các tỉnh”, bà Lan cho biết.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, khẳng định và giữ vững thương hiệu sản phẩm để đưa vào các kênh phân phối. Các sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc.“Hiện nay, trên thị trường có hiện tượng lấy thương hiệu xoài Sơn La, xoài Yên Châu đang bán với giá 20.000 – 30.000 đồng/kg, tuy nhiên, trên một số kênh bán hàng online không chính thống đang bán với giá 7.000 – 10.000 đồng/kg, như vậy sẽ có sự chênh lệch giá. Vì vậy rất dễ dẫn tới hiểu lầm cho người tiêu dùng, giảm giá trị sản phẩm”, bà Lan nói.

Cùng với việc hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ xoài, nhãn tươi, giải pháp chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, cấp đông và cất trữ ngay tại vùng trồng, sau đó có thể lâu dài cung cấp nguyên liệu ổn định cho các đơn vị sản xuất cũng được các doanh nghiệp, bộ ngành đề xuất. Bởi lẽ, đây là giải pháp với chi phí thấp và được nhiều nước triển khai, việc này giúp giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm ở cùng một thời điểm.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

'Nghề Chủ Chốt': Cùng Hằng Du Mục đưa nông sản 'bùng nổ' trên TikTok Shop

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình 'từ không đến có'

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Xanh hóa

Xanh hóa 'ô nhiễm trắng' trong giao dịch thương mại điện tử

Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Hành trình chinh phục thị trường

Hành trình chinh phục thị trường 'màn hình led' của LED D&Q

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

'Nghề Chủ Chốt': Tiết lộ bí mật hậu trường của những phiên livestream ''thay đổi cuộc chơi''

Xem thêm