Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng

Bên cạnh khu vực công nghiệp và xây dựng dần lấy lại được đà tăng trưởng, xuất khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng ấn tượng trong 4 tháng đầu năm 2024.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực

Sáng 13/5, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội

Tại phiên họp, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, tình hình thế giới năm 2024 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và bất ổn địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới.

Ở trong nước, năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm, Quốc hội đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 5 để xem xét những nội dung quan trọng, trong đó đã sửa đổi, thông qua Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sát sao chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. GDP quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất trong quý I từ năm 2020 đến nay và vượt kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/4/2024 đạt 17,46% kế hoạch, cao hơn 1,81% cùng kỳ năm 2023, đã đẩy lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng. Vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,1 tỷ USD, tăng 73,2%; vốn FDI thực hiện đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng 7,4%. Thu ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép.

Ông Vũ Hồng Thanh cũng thông tin, xuất khẩu hàng hóa 4 tháng tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%; xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực tăng khá, khu vực công nghiệp và xây dựng dần lấy lại được đà tăng trưởng.

Khách quốc tế đạt hơn 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019; du lịch nội địa phát triển, đặc biệt tăng cao ấn tượng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhờ nhiều yếu tố, trong đó có hiệu ứng tích cực từ nhiều tuyến cao tốc được quyết liệt đẩy mạnh xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian qua.

Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, nhu cầu ngoại tệ được đáp ứng để hỗ trợ cho tăng trưởng, sản xuất, xuất khẩu; an toàn hệ thống ngân hàng được bảo đảm. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, thực hiện kịp thời.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thông tin tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; công tác bảo đảm an toàn giao thông được tăng cường, xử lý nghiêm vi phạm, nhất là về nồng độ cồn. Công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế, nhất là các hoạt động đối ngoại cấp cao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước được triển khai chủ động, tích cực, đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức.

Đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn 6 vấn đề

Để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm, ông Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2024 dù cải thiện nhưng chưa có sự đột phá, chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Các cực tăng trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò liên kết và thúc đẩy các vùng, đồng thời, cũng chịu tác động từ sự suy giảm chung của kinh tế trong nước và thế giới. Tổng cầu trong nước yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng.

Trong các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), ngoại trừ xuất khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng ấn tượng 15% trong 4 tháng đầu năm 2024, cầu tiêu dùng tăng 5,3% thấp hơn kỳ vọng, cầu đầu tư tư nhân tăng thấp 4,2%; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện, quý I/2024 nhập siêu dịch vụ là 2,33 tỷ USD; hầu như toàn bộ khâu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, bảo hiểm vận tải đều do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận.

Ngành khai khoáng suy giảm trong khi công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như giai đoạn trước dịch Covid-19.

Thứ hai, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (86,4 nghìn doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (81,3 nghìn doanh nghiệp); cầu nội địa và cầu quốc tế thấp cùng với tính cạnh tranh của hàng trong nước cao là những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo; chi phí vận tải tăng khá mạnh, nhất là đường biển, tỷ giá biến động bất thường trong những tháng đầu năm cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn đối với các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Thứ ba, thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng đã buộc các tổ chức tín dụng phải có giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay để giảm bớt rủi ro (tỷ lệ nợ xấu nội bảng bình quân toàn hệ thống ngân hàng thương mại cuối tháng 2/2024 là 4,86%).

Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; tín dụng xanh cho phát triển bền vững còn gặp nhiều thách thức. Tỷ giá tăng cao ngoài dự báo kể từ đầu năm, thậm chí có ngân hàng đã vượt 25 nghìn đồng/USD, dự báo tiếp tục chịu áp lực tăng trong thời gian tới, chênh lệch lãi suất VND - USD vẫn duy trì ở mức âm; quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp cao với khối lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong năm 2024 khoảng 300 nghìn tỷ đồng (cao nhất trong 3 năm gần đây) trong đó, nhóm bất động sản chiếm khoảng 44,2%.Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn khi các nhà đầu tư chưa có đủ niềm tin, gia tăng áp lực trả nợ các trái phiếu đến hạn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản, càng gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, việc triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn chậm. Nhiều dự án cao tốc, đường giao thông trọng điểm, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam bị thiếu cát san lấp, ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như việc giải ngân vốn đầu tư công.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ đề ra; việc di dời hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là đường điện cao thế tiến độ chưa đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội; tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra; doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.

Thứ sáu, cải cách thủ tục hành chính còn một số tồn tại; vẫn còn các quy định, thủ tục hành chính chậm được sửa đổi, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn bộc lộ vướng mắc, bất cập; tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn xảy ra ở các cấp hành chính.

Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm, kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc vẫn diễn ra.

Một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục còn tồn tại, hạn chế như mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục; việc huy động các nguồn lực đầu tư, khai thác, phát huy hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở còn nhiều hạn chế...

Thị trường lao động còn tiềm ẩn rủi ro, xuất hiện tình trạng lao động xin nghỉ việc hàng loạt do tâm lý e ngại chính sách đối với người lao động thay đổi; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Tội phạm về trật tự xã hội còn xảy ra nhiều, tội phạm về tham nhũng, kinh tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Tình hình trật tự an toàn giao thông chưa có nhiều chuyển biến, vẫn xảy ra những vụ tai nạn lao động, cháy nổ nghiêm trọng, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân, doanh nghiệp.

Ủy ban Kinh tế cho rằng nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tác động, ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế tích tụ trong thời gian dài chưa được xử lý hiệu quả đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là quy mô nền kinh tế còn nhỏ, có độ mở lớn, sức chống chịu và năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

Bên cạnh đó, còn có những hạn chế, bất cập, yếu kém về cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất, điểm nghẽn tăng năng suất lao động... Công tác dự báo còn hạn chế, vai trò quản lý nhà nước, phản ứng chính sách, sự phối hợp của một số Bộ, ngành trong một số trường hợp chưa kịp thời, có nơi, có lúc còn bị động, hiệu quả chưa cao.

Vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức ở Trung ương và địa phương chưa quyết liệt, nhạy bén, kịp thời, trách nhiệm với nhiệm vụ, còn tâm lý né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm gây ách tắc, trì trệ trong giải quyết công việc. Đề nghị Chính phủ nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia khí tượng thế giới nhận định ảnh hưởng của bão YAGI đến Việt Nam

Chuyên gia khí tượng thế giới nhận định ảnh hưởng của bão YAGI đến Việt Nam

Dự báo sáng 7/9, bão số 3 (YAGI) đi vào Vịnh Bắc Bộ, gây mưa to, gió mạnh với lượng mưa từ 250-300mm ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.
Tổng thống Mozambique thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/9

Tổng thống Mozambique thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/9

Tổng thống nước Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/9/2024.
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm gia đình liệt sĩ từng dùng thân mình lấp lỗ châu mai

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm gia đình liệt sĩ từng dùng thân mình lấp lỗ châu mai

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã đến thăm gia đình liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trừ Văn Thố tại tỉnh Tiền Giang.
Bộ Chính trị điều động Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Bộ Chính trị điều động Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, được điều động và phân công giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ khai giảng, khánh thành Trường mầm non Pác Bó tại Cao Bằng

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ khai giảng, khánh thành Trường mầm non Pác Bó tại Cao Bằng

Sáng 5/9, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước dự Lễ khai giảng năm học mới và khánh thành Trường mầm non Pác Bó, tại Cao Bằng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược

Ngày 5/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp nghe ý kiến dự thảo đề án điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược.
Cường độ siêu bão số 3 Yagi rất mạnh, Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp

Cường độ siêu bão số 3 Yagi rất mạnh, Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp

Bão số 3 Yagi được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, do vậy, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Lào

Sáng 5/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào.
Địa điểm đầu tiên tại Việt Nam đón bão Yagi, huyện đảo Bạch Long Vĩ ứng phó khẩn

Địa điểm đầu tiên tại Việt Nam đón bão Yagi, huyện đảo Bạch Long Vĩ ứng phó khẩn

Bạch Long Vĩ, địa điểm đầu tiên trên cả nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão Yagi, đang khẩn trương chuẩn bị đối phó với cơn bão này.
Quốc hội Việt Nam - Lào: Tổ chức tọa đàm về xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Quốc hội Việt Nam - Lào: Tổ chức tọa đàm về xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 5/9, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào phối hợp tổ chức Toạ đàm "Vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội".
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Thủ tướng dự lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

Thủ tướng dự lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu

Sáng 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự lễ khai giảng, chung vui cùng các thầy, cô giáo, các em học sinh tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội
Đề xuất nam và nữ sĩ quan sẽ có cùng độ tuổi nghỉ hưu

Đề xuất nam và nữ sĩ quan sẽ có cùng độ tuổi nghỉ hưu

Chính phủ ban hành Nghị quyết đề nghị nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, trong đó quy định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ sĩ quan.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó

Sáng 5/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đã dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Cao Bằng.
Bão Yagi giật trên cấp 17, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp ứng phó

Bão Yagi giật trên cấp 17, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp ứng phó

Chiều nay (5/9), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ chủ trì cuộc họp với các tỉnh, thành triển khai biện pháp ứng phó bão số 3 (bão Yagi).
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới

Vuasanca trân trọng giới thiệu thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Trưởng Ban Tuyên giáo Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với cán bộ chủ chốt Gò Công Tây (Tiền Giang)

Trưởng Ban Tuyên giáo Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với cán bộ chủ chốt Gò Công Tây (Tiền Giang)

Tối 4/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và Đoàn công tác của Trung ương có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt huyện Gò Công Tây.
Ban hành kế hoạch triển khai phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

Ban hành kế hoạch triển khai phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

Việc đảm bảo chỗ ở cho người dân, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Thủ tướng yêu cầu ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Thủ tướng yêu cầu tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm.
Thủ tướng ký Chỉ thị đẩy mạnh thực hiện Đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Thủ tướng ký Chỉ thị đẩy mạnh thực hiện Đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc đẩy mạnh tiến độ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, khai thác trong quý IV/2025.
Bổ nhiệm Trợ lý, Thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Bổ nhiệm Trợ lý, Thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ngày 4/9, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị triển khai các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý dứt điểm khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xử lý dứt điểm khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió

Văn phòng Chính phủ vừa ký kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan các dự án trọng điểm ngành năng lượng.
Tuyến Nha Trang - Đà Lạt nếu được xây dựng sẽ là đường cao tốc đẹp nhất Việt Nam

Tuyến Nha Trang - Đà Lạt nếu được xây dựng sẽ là đường cao tốc đẹp nhất Việt Nam

Tuyến cao tốc nối Nha Trang - Đà Lạt đang được Trung ương và 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng khẩn trương xúc tiến các thủ tục, sớm khởi công xây dựng.
Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc tại Lâm Đồng

Chùm ảnh: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc tại Lâm Đồng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc 2 dự án cao tốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động