Xúc tiến thương mại: “Chắp cánh” cho xuất khẩu nông sản Sơn La
Đồng bộ giải pháp
/chu-de/tinh-son-la.topic là một trong những vựa nông sản lớn nhất nước ta với sản lượng dồi dào, chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, những năm gần đây, giống như nhiều địa phương khác, Sơn La cũng gặp những khó khăn trong công tác tiêu thụ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chưa kể, nông sản Viêt Nam nói chung và sản phẩm nông sản Sơn La nói riêng phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết đã có hiệu lực.
Trước tình hình đó, tỉnh Sơn La đã chỉ quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, phục hồi sản xuất và ổn định thu nhập của người dân. Trong đó, tập trung vào 06 nhóm giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu chính.
Nhãn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Sơn La |
Cụ thể, tỉnh Sơn La đã ban hành hàng loạt các văn bản để tăng cường công tác cung cấp thông tin, dự báo và phân tích thị trường tiêu thụ, xuất khẩu để kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp, HTX nhằm định hướng sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thông qua các hội nghị xúc tiến thương mạitrực tiếp và trực tuyến, các tuần hàng trưng bầy giới thiệu và bán sản phẩm. Duy trì các điểm bán sản phẩm Ocop, sản phẩm nông sản an toàn,..
Thời gian qua, tỉnh Sơn La còn tập trung kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước: Phối hợp với các các tỉnh, thành phố có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nông sản lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An... để kết nối đưa các sản phẩm nông sản vào tiêu thụ tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, các bếp ăn tập thể, nhà hàng…
Đặc biệt, những năm vừa qua, Sơn La đã tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến nông sản. Cụ thể, tiếp tục tập trung thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến nhất là công nghiệp chế biến nông sản. Đôn đốc, hỗ trợ các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến thi công và hoàn thiện các nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã, hộ dân phát triển các mô hình sơ chế, chế biến các sản phẩm quả để tăng thời gian dự trữ, bảo quản, tăng giá trị sản phẩm và phong phú sản phẩm hoa quả chế biến của tỉnh (Quyết định 1818/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 về phương án hỗ trợ đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác năm 2021).
Tỉnh Sơn La cũng hỗ trợ phát triển thương mại điện tửthông qua việc tổ chức tập huấn, đào tạo về thương mại điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các sản thương mại điện tử uy tín trong và ngoài nước. Tổ chức các chương trình trực tuyến (livestream)...; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng thương mại điện tử thông qua các sàn thương mại điện tử (Sendo, Voso…)
Nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết trong các Hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… tới doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tận dụng cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Song song với đó, chủ động làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao... đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.
Xuất khẩu là điểm sáng
Với những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ như trên và sự chủ động vào cuộc của các cấp, các ngành, đến nay, hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm trái cây của tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả khả quan.
Thanh long là sản phẩm xuất khẩu chủ lực |
Cụ thể, sản phẩm trái cây tỉnh Sơn La đã được các đối tác chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm nông sản của tỉnh đã giới thiệu và xuất khẩu sang thị trường 21 nước, vùng lãnh thổ.
Bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, sản phẩm trái cây của tỉnh đã xuất khẩu vào các thị trường mới, có tiềm năng như sản phẩm mận hậu xuất sang thị trường Singapore, Malaysia; sản phẩm xoài xuất sang thị trường Nga, Úc, Mông Cổ…; sản phẩm nhãn xuất sang thị trường Anh, Ba Lan, Hàn Quốc…; sản phẩm chanh leo sang thị trường Pháp, Thụy Điển; sản phẩm thanh long sang thị trường Nga. Các đối tác nhập khẩu trái cây nước ngoài đều đánh giá cao chất lượng trái cây của tỉnh.
Giá trị nông sản tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La năm 2021 đạt 150 triệu USD (chiếm 93% tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La năm 2021); Giá trị nông sản tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La 09 tháng đầu năm 2022 ước đạt trên 115 triệu USD (chiếm 92,5% tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La 09 tháng đầu năm 2022).
Nhìn chung các sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu tại thị trường trong nước và các nước nhập khẩu, sản lượng nông sản các năm cơ bản đều được tiêu thụ hết với giá cả hợp lý và tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người dân, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La.