Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

73 năm hình thành và phát triển, ngành Công Thương đã ghi những dấu ấn đậm nét về khơi thông thị trường xuất nhập khẩu, ghi danh Việt Nam trên bản đồ hội nhập.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, công nghiệp dần lấy lại đà tăng trưởng

Giữ vị trí quan trọng trong việc định hướng, phát triển hai lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế là thương mại và công nghiệp, ngành Công Thương trong 73 năm hình thành và phát triển ghi dấu ấn đậm nét trong dòng chảy của phát triển kinh tế - xã hội. Với lĩnh vực thương mại, ngành Công Thương không chỉ đảm nguồn cung hàng hóa cho đời sống xã hội mà còn thực hiện kết nối, khơi thông thị trường xuất nhập khẩu, ghi danh Việt Nam trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế.

Những dấu mốc của xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa là một hoạt động kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP và cân bằng thương mại. Trong đó, năm 1995 ghi đậm dấu ấn với hàng loạt sự kiện đáng nhớ của Việt Nam, đặt bản lề đối với tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. Đó là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gửi đơn gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đặc biệt là bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (tháng 7/2023) Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (tháng 7/2023) Ảnh: VGP

Trong hành trình gần 30 năm trên đại lộ hội nhập này, hoạt động XNK của Việt Nam đã cho thấy những bước đi mạnh mẽ, liên tiếp chinh phục và phá vỡ các mốc kỷ lục.

Theo đó, tổng trị giá XNK lần đầu tiên đạt dấu mốc 100 tỷ USD vào năm 2007 (số liệu Tổng cục Hải quan) và chỉ sau 4 năm, vào năm 2011 đã tăng gấp đôi và đạt con số 200 tỷ USD. Cũng trong khoảng thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), XNK Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD và vào giữa tháng 12/2017, tổng trị giá XNK đã đạt mức 400 tỷ USD. Trị giá XNK tiếp tục cán mốc 500 tỷ USD trong nửa cuối tháng 12/2019 và đạt 600 tỷ USD vào tháng 11/2021.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2012, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu). Năm 2022, xuất siêu đạt 12,4 tỷ USD.

Bước sang năm 2023, tổng kim ngạch XNK ước đạt 683 tỷ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm mà hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thu hẹp đáng kể mức suy giảm ở thời điểm cuối năm so với đầu năm đã cho thấy sự nỗ lực của Bộ Công Thương về điều hành xuất khẩu.

Hàng hóa của Việt Nam từ chỗ "tự sản, tự tiêu" có lúc còn thiếu trước hụt sau, thì sau hàng chục năm đã không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã hiện diện ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2023, chúng ta đã thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm; kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng; mức suy giảm xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực tiếp tục được thu hẹp. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Mỹ thu hẹp từ mức giảm 22,6% trong nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 11,2% trong cả năm 2023; EU thu hẹp từ mức giảm 10,1% trong nửa đầu năm 2023 xuống còn khoảng 4,8% trong cả năm 2023; Hàn Quốc thu hẹp từ mức 10,2% xuống còn khoảng 2,5%....

Nhìn tổng thể, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Các FTA giúp hàng Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Hiện Việt Nam cũng đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Ông Phạm Trung Nghĩa – Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập Quốc tế về kinh tế - đánh giá, sau 29 năm hội nhập (từ 1995 đến nay), tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng XNK, đời sống của người dân được cải thiện là những kết quả không thể phủ nhận do công tác khơi thông thị trường, đẩy mạnh đàm phán ký kết các FTA, FTAs và công tác cải cách thể chế.

“Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ khoảng 5 tỷ USD, thì đến nay đã tăng 85 lần. Nếu so sánh từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (2007), thì hiện xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 8 – 9 lần”, ông Phạm Trung Nghĩa dẫn chứng.

Việc tham gia các FTA đã giúp nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, thúc đẩy kim ngạch XNK tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư.

Đồng thời, giúp mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đơn cử như với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP (C/O CPTPP) của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực và tăng đáng kể so với các năm trước (trong đó gạo tăng hơn 2503%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gần 3649%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng hơn 134%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng xấp xỉ 67%... ).

Năm 2024 là năm thứ tư - có thể coi là năm quyết định sự thành công kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, chặng đường trước mắt còn rất nhiều thách thức, bao gồm cả các yếu tố khách quan và chủ quan.

Cụ thể, kinh tế thế giới, trong đó bao gồm các đối tác nhập khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn đối mặt với triển vọng bấp bênh, khả năng hồi phục chưa chắc chắn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng từ thị trường quốc tế. Những khó khăn này có thể dẫn tới số lượng doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản xuất, giải thể, phá sản tăng cao.

Năm 2024, ngành Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì xuất siêu (dự kiến xuất siêu 15 tỷ USD). Để đạt được mục tiêu đặt ra trong lĩnh vực XNK, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR...) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA.

Tiếp tục chú trọng công tác phòng vệ thương mại trước xu hướng gia tăng vụ việc điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, thị trường mới, thị trường tiềm năng. Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất, tránh tình trạng phụ thuộc lớn vào một thị trường; từng bước cải thiện cán cân thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu.

XNK là một trong ba trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Quốc hội; điều hành sâu sát, chủ động, linh hoạt của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp; cùng với việc dự báo đúng từ sớm từ xa, ứng phó hiệu quả với những khó khăn chưa từng có tiền lệ để vượt những “cơn gió ngược”, ngành Công Thương đã, đang và sẽ góp sức tích cực, đưa con tàu kinh tế Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng từng bước vượt qua “hải trình” gian nan để cập bến.

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm phiền cả lúc ông Thích Minh Tuệ tắm, những Tiktoker “tặc” muốn gì?

Làm phiền cả lúc ông Thích Minh Tuệ tắm, những Tiktoker “tặc” muốn gì?

Động cơ, mục đích của những Facebooker “tặc”, Youtube “tặc”, Tiktoker “tặc” không có gì khác là câu view, câu like, là sự nổi tiếng để quảng cáo, bán hàng.
Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam: Cần có công cụ đo lường cụ thể về ‘logistics xanh’

Cần có công cụ đo lường ‘logistics xanh’; việc xếp hạng theo chỉ số LPI phải thể hiện rõ ràng hơn; cần có phương pháp đánh giá chi phí logicstics cho phù hợp.
Đồ ăn đường phố lọt top món ngon và trăn trở từ những vụ ngộ độc thực phẩm

Đồ ăn đường phố lọt top món ngon và trăn trở từ những vụ ngộ độc thực phẩm

Món ăn đường phố Việt liên tục lọt top món ngon thế giới, nhưng cũng không ít trăn trở khi nhiều vụ ngộ độc thực phẩm cũng từ món ăn đường phố mà ra…
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thí điểm cần thực chất, không chạy theo số lượng

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thí điểm cần thực chất, không chạy theo số lượng

Các mô hình sản xuất thí điểm của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được kỳ vọng sẽ đem lại kết quả thiết thực và tính khả thi cao trong áp dụng thực tiễn.
Ngày mai 19/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ

Ngày mai 19/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ

Ngày 19/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng.
Ngành Công Thương: Ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo đà phát triển bền vững

Ngành Công Thương: Ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo đà phát triển bền vững

Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ đã được ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực của Bộ Công Thương, mang lại hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp.
Đấu thầu vàng giá ngang ngửa thị trường thì kéo giảm kiểu gì?

Đấu thầu vàng giá ngang ngửa thị trường thì kéo giảm kiểu gì?

Giá vàng trúng thầu cao nhất 88,92 triệu đồng/lượng là một điều hết sức vô lý, khó chấp nhận được, có thể sẽ khiến giá vàng tăng cao hơn nữa.
Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng ''xanh''

Ngành hóa chất Việt Nam mong muốn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp Bulgaria với định hướng thu hút đầu tư công nghiệp xanh, sử dụng năng lượng mới.
Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Trong các vụ việc phòng vệ thương mại, doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng, vì vậy để xử lý hiệu quả đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện những cơ chế, chính sách về công nghiệp, thương mại theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng do phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu cho sản xuất, giá trị gia tăng của ngành da giày thực tế không cao.
GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn cho rằng quy định không mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong giai đoạn hiện nay là phù hợp về mặt kỹ thuật.
Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn trôi nổi, trẻ còn đối mặt với hàng loạt bệnh lý nếu sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên.
Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hai bên đã đề xuất một số định hướng nghiên cứu trọng tâm, trọng điểm.
Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Trên mạng xã hội, đặc biệt là facebook có hàng trăm hội nhóm công khai chỉ với mục đích thông tin, đối phó với lực lượng chức năng xử lý nồng độ cồn.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm KHH&CN Việt Nam nhằm sơ kết chương trình phối hợp công tác về hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh, công tác liên quan tài chính, kế toán phải đúng quy định pháp luật và phù hợp với thực tế tại đơn vị.
Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Các báo cáo, phân tích thị trường bất động sản bị công bố một cách tràn lan, thiếu quy chuẩn, tạo nên một “bức tranh méo mó” và không toàn diện.
“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Mặc dù các vụ lừa đảo thông qua mạng xã hội diễn ra liên tục thời gian qua nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”, nguyên nhân do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?
Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền những hình ảnh, clip nhạy cảm mang tính riêng tư của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật, là vô cảm, xã hội cần lên án.
Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.
Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trong quá trình xây dựng chính sách quản lý thí điểm thuốc lá thế hệ mới, Bộ Công Thương đang xây dựng phương án quản lý tiệm cận gần nhất với ý kiến Bộ Y tế.
Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Trong 5 ngày kỳ nghỉ lễ, Thanh Hóa là địa phương đón lượng khách đông nhất trên cả nước với trên 1,5 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

"Tôn sư trọng đạo" vốn dĩ là truyền thống tốt đẹp, việc tri ân thầy cô cũng là chuyện bình thường, song không nên chạy theo phong trào, quá coi trọng hình thức.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động