Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu

Bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng óc sáng tạo nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã biến những cây nứa, tờ giấy màu thành đồ chơi Trung thu truyền thống hấp dẫn.
Những nghệ nhân cuối cùng giữa Thủ đô nặng lòng “giữ hồn cốt” đồ chơi trung thu truyền thống Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu đón Trung thu sớm

Yêu trẻ, giữ nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Gần 52 tuổi nghề, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến (làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) vẫn miệt mài gắn bó với nghề, giữ hồn và “thắp sáng” cho đồ chơi Trung thu truyền thống.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” cho đồ chơi Trung thu

Đến nhà nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến vào những ngày tháng Bảy âm lịch, trong nhà, ngoài sân ngổn ngang những nan tre, nứa còn đang vót dở, những khung đèn ông sao năm cánh, đèn chim công, đèn cá chép, đèn tôm, đèn thỏ, khung tiến sĩ giấy… đang chờ được dán giấy.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Những sản phẩm đồ chơi Trung thu đang chờ hoàn thiện

Tết Trung thu đến gần, tại căn nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến lại tất bật ngày đêm chuẩn bị làm đồ chơi Trung thu truyền thống. Được biết, mọi nguyên liệu để làm đồ chơi Trung thu truyền thống đã được gia đình bà chuẩn bị từ đầu tháng 5 Âm lịch. Nào tre, nào nứa, khung tre từng loại sản phẩm phơi la liệt khắp trong nhà, ngoài sân. Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, con trai, con dâu, con gái bà Tuyến cũng phụ công việc đơn giản giúp mẹ hoàn thiện những sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống kịp giao cho khách đúng hạn.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Niềm vui của bà Tuyến mỗi khi hoàn thiện xong một sản phẩm

Rồi vừa làm, bà vừa kể cho chúng tôi: Trước đây, làng Hậu Ái vốn là điểm cung cấp chính đèn ông sao, đèn con cá, ông tiến sĩ giấy và nhiều đồ chơi Trung thu truyền thống khác cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Không chỉ múa lân, phá cỗ, hát trống quân… mà đèn lồng Hậu Ái cũng là một món ăn tinh thần của người dân xứ Kinh Kỳ mỗi dịp Tết Trung thu đến.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến bồi hồi: Làng Hậu Ái nổi tiếng với nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống là thế. Nhưng trước sự du nhập của đồ chơi ngoại nhập, đồ chơi Trung thu truyền thống cũng có phần điêu đứng những năm 1990-2000. Đồ chơi ngoại nhập mẫu mã đẹp mà giá thành lại rẻ nên các sản phẩm ngoại nhập nhanh chóng chiếm thị phần chính ở Việt Nam. Đồ chơi Trung thu truyền thống dần rơi vào lãng quên. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, ông tiến sĩ giấy... trở nên mờ nhạt và không còn là sự lựa chọn duy nhất nữa. Có thời điểm số lượng đồ chơi Trung thu truyền thống trong làng làm ra chỉ còn 1/5 nhưng cũng rất ít người mua. Rất nhiều người làm đồ chơi Trưng thu truyền thống trong làng đã phải bỏ nghề để đi tìm công việc khác.

Thời diểm này, bà Tuyến định bỏ nghề nhưng với tình yêu trẻ và đam mê tâm huyết với nghề đã giúp bà Tuyến tiếp tục gắn bó và “thắp sáng” cho đồ chơi Trung thu truyền thống. Với nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến công việc làm đồ chơi Trung thu truyền thống đã trở thành niềm vui của bà mỗi dịp Rằm tháng 8 đến.

Gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian

Bà Tuyến tâm sự: Nhà bà đã có 3 đời làm đồ chơi Trung thu, từ đời các cụ ngày xưa, đến ông bà thân sinh, rồi đến bà Tuyến là đời thứ 3. Bà Tuyến nhớ lại: Năm lên 7- 8 tuổi, cụ thân sinh đã truyền nghề cho tôi, lúc đó nhỏ thì làm việc nhỏ như: Dán giấy màu cho đèn, tay ông đánh gậy, dán thắt lưng, cờ biển cho ông tiến sĩ chứ chưa được làm khung. Sau này cứng tay hơn thì mới được làm khung và từ đó đến nay, tôi chưa bỏ một năm nào là không làm đồ chơi trung thu. Với hơn 50 năm kinh nghiệm của mình, thời gian để bà Tuyến hoàn thiện một chiếc đèn ông sao thường nhanh gấp 2-3 lần người mới vào nghề, vì "trăm hay chẳng bằng tay quen".

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Gia đình bà Tuyến đã có 3 đời làm đồ chơi Trung thu

Bà Tuyến chia sẻ: Việc làm đồ chơi Trung thu truyền thống này khéo tay thôi chưa đủ mà cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và đặt cái tâm của mình vào từng sản phẩm. Trong đó, mỗi sản phẩm từ đèn ông sao đến ông tiến sĩ giấy đều yêu cầu những người nghệ nhân phải có sự tỉ mỉ, chau chuốt và khéo léo. Bởi lẽ, mỗi công đoạn đều được làm hoàn toàn bằng thủ công mà không hề có sự can thiệp của máy móc hay công nghệ. Bên cạnh đó việc chọn các nguyên liệu để làm đồ chơi Trung thu truyền thống cũng phải được chọn lựa kỹ càng. Các nguyên liệu chủ yếu lấy từ thiên nhiên, rất thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng tới sức khỏe của các em nhỏ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Người làm đồ chơi Trung thu cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn

Bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo cùng óc sáng tạo, hơn 50 năm qua nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã biến những cây nứa, tờ giấy màu thành những món đồ chơi Trung thu truyền thống được trẻ em yêu thích. Bà Tuyến giải thích, người làm đồ chơi Trung thu phải hiểu được câu chuyện, ý nghĩa của từng loại sản phẩm, thì tác phẩm khi làm ra mới thật sự đẹp và có hồn. Ví dụ: Đèn ông sao vừa là biểu tượng cho ngôi sao năm cánh trên quốc kỳ, vừa thể hiện cho ước muốn hòa bình của người Việt Nam. Đèn con thỏ là dựa vào truyện Thỏ Ngọc cứu bạn trong đêm rằm tháng 8...

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Đèn ông sao là món đồ chơi được nhiều bạn trẻ yêu thích

Vì sản xuất bằng phương pháp thủ công nên mỗi mùa Trung thu bà Tuyến chỉ làm được khoảng trên dưới một nghìn sản phẩm như: Đèn ông sao, đèn con cá, đèn con thỏ, đèn con tôm, tiến sĩ giấy... Hầu hết các sản phẩm đồ chơi Trung thu bà làm ra là phục vụ cho trường học, cơ quan làm quà tặng cho các em nhỏ. Được biết giá của mỗi món đồ chơi Trung thu dao động từ 30-60 nghìn đồng tuỳ sản phẩm. Giá đèn ông sao là 40 nghìn đồng/chiếc, đèn con cá, đèn con tôm có giá từ 30 - 35 nghìn đồng/chiếc, 1 bộ ông tiến sĩ giấy gồm 1 tướng và 2 quân, giá bộ nhỏ khoảng 100 nghìn đồng/bộ, bộ to có giá 350 nghìn đồng/bộ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Vừa làm bà vừa giới thiệu những món đồ chơi yêu thích cho du khách

Bên cạnh việc làm đồ chơi Trung thu truyền thống tại nhà, những năm gần đây bà Tuyến còn dành thời gian đến Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội tham dự lễ hội Trung thu để hướng dẫn cho các em nhỏ làm đèn ông sao. Hàng năm cứ sát những ngày Rằm tháng 8, bà dành ra vài ba ngày trưng bày các sản phẩm của mình tại Bảo tàng Dân tộc học và các khu nhà cổ trên phố Mã Mây, Hàng Đào để dạy các em nhỏ làm đèn ông sao, tiến sĩ giấy.

Cũng từ những hoạt động này, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến được nhiều nơi biết đến, từ Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Ban quản lý phố cổ Hà Nội... và các trường học đã mời bà đến tham dự và trình diễn, giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng món đồ chơi truyền thống cho du khách cũng như các em nhỏ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu
Bà Tuyến mong muốn truyền lại nghề để gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân gian

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồ chơi Trung thu

Tin mới nhất

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Gắn hoạt động văn học với "hơi thở" phát triển của công nghiệp văn hoá

Cần nhìn hoạt động văn học như một lĩnh vực của công nghiệp văn hoá, không chỉ có sáng tác văn học, mà còn liên quan đến công nghệ và phát triển công chúng.
Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bình Đà 2024

Đặc sắc Lễ hội truyền thống Bình Đà 2024

Lễ hội truyền thống Bình Đà sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12-14/4/2024 (tức 4- 6/3 âm lịch) hàng năm, tại Đình Nội, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai,TP.Hà Nội.
Trà Vinh: Công nhận lễ hội Đom Lơng Néak Tà là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Công nhận lễ hội Đom Lơng Néak Tà là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiều ngày 11/4, Trà Vinh tổ chức lễ công bố quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Đom Lơng Néak Tà của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
Độc, lạ thi kéo co trong tư thế ngồi và nằm tại đền Trấn Vũ

Độc, lạ thi kéo co trong tư thế ngồi và nằm tại đền Trấn Vũ

Ngày 11/4 trong khuôn khổ Lễ hội đền Trấn Vũ 2024, lần đầu tiên người dân, du khách được chiêm ngưỡng kéo co ngồi đấu với kéo co nằm.

Tin cùng chuyên mục

Phim Đào, phở và piano đạt doanh thu 21 tỷ đồng sau "cơn sốt" phòng vé

Phim Đào, phở và piano đạt doanh thu 21 tỷ đồng sau "cơn sốt" phòng vé

Dù không có kinh phí truyền thông, nhưng phim Đào, phở và piano vẫn có sức lan toả rộng rãi và đạt doanh thu 21 tỷ đồng sau thời gian công chiếu.
Cố đô Huế trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Cố đô Huế trong top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á

Cố đô Huế xếp thứ ba trong 8 thành phố có mức giá phòng cạnh tranh nhất châu Á tháng 4 và 5/2024, thời điểm các quốc gia có nhiều lễ hội và kỳ nghỉ.
Nhiều kết quả nổi bật của ngành văn hoá, thể thao và du lịch quý I/2024

Nhiều kết quả nổi bật của ngành văn hoá, thể thao và du lịch quý I/2024

Trong quý I/2024, dù có những khó khăn, song ngành văn hoá, thể thao và du lịch đã gặt hái được nhiều kết quả nổi bật.
Thừa Thiên Huế: Hàng ngàn người rước Thánh mẫu tại lễ hội Điện Huệ Nam

Thừa Thiên Huế: Hàng ngàn người rước Thánh mẫu tại lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 10/4, (mùng 2/3 âm lịch) lễ hội Điện Huệ Nam hay còn gọi là lễ hội Điện Hòn Chén năm 2024 đã chính thức diễn ra thu hút hàng ngàn người tham gia.
Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản

Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản văn hóa.
Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức từ ngày 24-30/4/2024.
Công nhận nghề chằm nón ngựa Phú Gia là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề chằm nón ngựa Phú Gia là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Nghề thủ công truyền thống chằm nón ngựa Phú Gia (Bình Định) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hà Nội: Tổ chức Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 7

Hà Nội: Tổ chức Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 7

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành đề án tổ chức Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 7, Festival sẽ được tổ chức tại Hà Nội và phát động trên toàn quốc.
Tổ chức Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024

Tổ chức Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024

Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024 được tổ chức quy mô toàn quốc, nhằm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
"Biển người" đổ về khai hội Am Chúa

"Biển người" đổ về khai hội Am Chúa

Lễ hội Am Chúa được khai mạc tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Am Chúa, tỉnh Khánh Hoà thu hút hàng nghìn du khách thập phương dâng lễ tạ ơn.
Songkran 2024: Lễ hội té nước hoành tráng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của du lịch Thái Lan

Songkran 2024: Lễ hội té nước hoành tráng đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của du lịch Thái Lan

Sự trở lại của Songkran 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực phục hồi du lịch của Thái Lan.
Mục sở thị toà nhà đá có trọng lượng 2.025 tấn ở Ninh Bình

Mục sở thị toà nhà đá có trọng lượng 2.025 tấn ở Ninh Bình

Từ phiến đá thô sơ, qua bàn tay tài hoa của người thợ đá Ninh Vân, tỉnh Ninh Bình đã chế tác, gắn kết tạo nên công trình toà nhà đá khổng lồ ở Ninh Bình.
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ 2024

Sáng nay 9/4 (tức 1/3 Âm lịch), tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
Hà Nội: Tổ chức Chương trình nghệ thuật Ký ức Điện Biên

Hà Nội: Tổ chức Chương trình nghệ thuật Ký ức Điện Biên

Chương trình nghệ thuật Ký ức Điện Biên dự kiến tổ chức ngày 4/5/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới

Thừa Thiên Huế: Ngắm nhìn tháp Chăm cổ lập kỷ lục thế giới

Tháp Chăm Phú Diên là công trình kiến trúc gạch Champa sớm nhất còn lại ở khu vực Miền Trung, khoảng thế kỷ VIII vừa được công nhận là Di tích quốc gia.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ hội truyền thống làng Sủi

Lễ hội truyền thống làng Sủi

Lễ hội làng Sủi diễn ra từ ngày 1-3/3 Âm lịch hàng năm (tức ngày 9-11/4/2024), tại đình - đền Sủi, thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Quán triệt các nghệ sỹ thực hiện nghiêm quy định khi tham gia hoạt động quảng cáo

Quán triệt các nghệ sỹ thực hiện nghiêm quy định khi tham gia hoạt động quảng cáo

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị ngành quán triệt các nghệ sỹ, diễn viên thực hiện nghiêm quy định pháp luật khi tham gia hoạt động quảng cáo.
Một số dự án tu bổ, tôn tạo làm biến dạng, sai lệch, mất đi yếu tố gốc di tích

Một số dự án tu bổ, tôn tạo làm biến dạng, sai lệch, mất đi yếu tố gốc di tích

Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, việc thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích tại một số địa phương còn hạn chế, làm biến dạng, mất yếu tố gốc di tích.
3 yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền ở Lào là gì?

3 yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền ở Lào là gì?

Theo phong tục tập quán cổ truyền ở Lào, nước, cát và hoa là 3 yếu tố quan trọng với mỗi ngày Tết tại đất nước này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động