Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu

Dự án "Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Lai Châu" đã mở ra nhiều mô hình kinh tế giúp thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu
Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm giúp cho thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp, thời gian qua, dự án "Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Lai Châu" đã mở ra nhiều mô hình kinh tế mới giúp thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn của huyện biên giới Phong Thổ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng xanh, áp dụng các giải pháp thân thiện với môi trường trong trồng trọt và chăn nuôi.

Từ các mô hình kinh tế mới như nuôi ong, nuôi gà, trồng chuối, đậu tương… nhiều thanh niên nơi đây đã có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập và thoát nghèo. Điển hình, tham gia dự án nuôi ong mật do Tổ chức Plan hỗ trợ có 20 thành viên là đoàn viên thanh niên người Mông ở bản Sin Chải, xã Hoang Thèn. Dự án được triển khai từ tháng 9/2022.

Trước khi tham gia, các thành viên đã được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và cách thu hoạch theo quy trình. Mô hình nuôi ong lấy mật đã tạo hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của bản Sin Chải được đánh giá là khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu
Đoàn viên thanh niên dân tộc Mông ở bản Sin Chải, xã Hoang Thèn, Phong Thổ, Lai Châu tham gia mô hình nuôi ong lấy mật, tạo ra thu nhập ổn định, thoát nghèo

Việc áp dụng khoa học vào chăm sóc, thu hoạch đã cho chất lượng sản phẩm mật ong của nhóm thanh niên ở Sin Chải cao hơn hẳn so với mật ong trên thị trường. Hiện một chai 300ml các thành viên đang bán ra với giá 150 – 200 nghìn đồng, cao gấp gần 3 lần so với nhiều loại mật ong trên thị trường. Được biết, sản phẩm mật ong của nhóm thanh niên bản Sin Chải đã được công nhận sản phẩm OCOP của huyện Phong Thổ.

Phát huy kết quả đạt được Dự án “Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Lai Châu”, trong năm thứ 3 (từ tháng 3/2023 - 2/2024), Dự án tiếp tục xây dựng, hỗ trợ trang thiết bị cho trung tâm học tập cộng đồng tại xã Dào San; tổ chức tập huấn, triển khai các mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, quản trị kinh doanh về chế biến thực phẩm cho đoàn viên… với kinh phí 3,5 tỷ đồng.

Dự án do Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Tổ chức Plan International Nhật Bản tài trợ, thực hiện trong 3 năm. Tại tỉnh Lai Châu, Dự án được triển khai trên địa bàn huyện Phong Thổ năm thứ nhất từ tháng 3/2021 - 2/2022, năm thứ 2 từ tháng 3/2022 - 2/2023 với ngân sách đầu tư lần lượt qua các năm là 3,1 tỷ đồng, 4,9 tỷ đồng.

Dự án được triển khai ở 5 xã gồm Dào San, Bản Lang, Nậm Xe, Khổng Lào, Hoang Thèn. Qua 2 năm đầu triển khai, Dự án đã có nhiều hoạt động đào tạo sinh kế, thúc đẩy bình đẳng giới, tạo môi trường cho thanh niên phát triển.

Qua thời gian thực hiện, Dự án đã giúp đào tạo, tập huấn và hỗ trợ triển khai 4 mô hình sinh kế về nuôi gà, ong, trồng lạc, đậu tương cho 800 thanh niên; đào tạo về kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản cho 225 học viên; tập huấn về kỹ năng xanh, áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức 40 lớp tập huấn, 30 sự kiện thôn bản, sinh hoạt định kỳ 10 câu lạc bộ về bình đẳng giới; xây dựng 4 trung tâm học tập cộng đồng (tại Bản Lang, Hoang Thèn, Khổng Lào, Nậm Xe), cung cấp trang thiết bị và tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng, bảo trì trung tâm.

Thông qua dự án đã xây dựng môi trường thuận lợi cho thanh niên dân tộc thiểu số tại huyện Phong Thổ vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập từ các hoạt động sinh kế. Bình quân 4 mô hình sinh kế triển khai mang lại tiền lãi từ trên 1 triệu đến gần 3 triệu đồng/chu kỳ chăn nuôi, trồng trọt.

Điển hình, chị Pờ Thị Thắm - một trong các thanh niên được hỗ trợ về mô hình nuôi gà tại xã Khổng Lào (Lai Châu), chia sẻ trung bình mỗi tháng mô hình đem lại thu nhập cho gia đình hơn 2 triệu đồng. Mô hình này được đánh giá rất phù hợp cho các hộ gia đình, vừa đem lại thu nhập vừa cải thiện bữa ăn cho gia đình. Từ việc thành công từ mô hình này, chị Thắm duy trì mô hình và hướng dẫn mọi người về kỹ thuật kinh nghiệm đã học được.

Thông tin tại hội nghị khởi động dự án “Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Lai Châu” năm thứ 3, ông Otsuka Mitsuru - Bí thư thứ Nhất Bộ Ngoại giao Nhật Bản (đại diện nhà tài trợ) nhấn mạnh, dự án bắt đầu từ năm 2021 với mục tiêu xây dựng môi trường thuận lợi cho thanh niên dân tộc thiểu số Lai Châu gia tăng thu nhập từ các hoạt động sinh kế, không bị hạn chế bởi những tập tục, kiến thức và kỹ thuật truyền thống địa phương.

Bà Mai Thị Hồng Sim - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Thổ đề nghị triển khai xây dựng kế hoạch đảm bảo tiến độ, lồng ghép các nguồn lực địa phương với nguồn lực của dự án để thực hiện hiệu quả; duy trì những mô hình hiệu quả, những kết quả đạt được, đảm bảo tính bền vững.

Cùng với đó, huyện Phong Thổ cam kết thực hiện nghiêm túc nguồn kinh phí đối ứng theo đúng quy định. "Thời gian tới, huyện mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ, huy động thêm nguồn kinh phí hỗ trợ mô hình sinh kế cho thanh niên và phụ nữ, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước phấn đấu đưa huyện Phong Thổ ra khỏi huyện nghèo vào năm 2025" - bà Sim cho hay.

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng xe điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải.
TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thực thi Luật Bảo hiểm xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thực thi Luật Bảo hiểm xã hội

Gần 100 câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến những vấn đề về Luật Bảo hiểm, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử... được giải đáp tại hội nghị.
Sau sáp nhập đơn vị hành chính Lâm Đồng còn 9 huyện, thành phố

Sau sáp nhập đơn vị hành chính Lâm Đồng còn 9 huyện, thành phố

Tỉnh Lâm Đồng có 03/12 đơn vị hành chính cấp huyện và 12/142 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp do không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
Thái Bình: Điều động Phó Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Huyện ủy Thái Thụy

Thái Bình: Điều động Phó Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Huyện ủy Thái Thụy

Ngày 10/4, Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ.
Vụ đặt biển “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” trong di tích quốc gia, xã nhận trách nhiệm

Vụ đặt biển “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” trong di tích quốc gia, xã nhận trách nhiệm

Liên quan đến tấm bia đá khắc “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa” trong di tích quốc gia, UBND huyện Vĩnh Lộc đã có báo cáo, xã xin nhận trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành phát triển kinh tế

Hà Giang: Thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành phát triển kinh tế

BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 21.
Bắc Ninh: Yêu cầu di dời toàn bộ hộ dân trong phạm vi sạt lở bờ sông đê hữu Cầu

Bắc Ninh: Yêu cầu di dời toàn bộ hộ dân trong phạm vi sạt lở bờ sông đê hữu Cầu

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu khẩn trương di dời toàn bộ hộ dân trong phạm vi sự cố sạt lở bờ sông đê hữu Cầu, phường Vạn An đến nơi tạm trú an toàn.
Hà Giang công bố các Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Hà Giang công bố các Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

Chiều 9/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 21.
Bình Thuận cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Bình Thuận cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Ngày 9/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận đã phát đi thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp IV và cấp V trên địa bàn tỉnh.
Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ nổ nhà máy giấy

Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ nổ nhà máy giấy

UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn, yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo sự việc nổ nhà máy giấy tại cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du.
Đến năm 2025, Thái Nguyên sẽ có 8.800 căn nhà ở xã hội

Đến năm 2025, Thái Nguyên sẽ có 8.800 căn nhà ở xã hội

Đến năm 2025, Thái Nguyên dự kiến sẽ có khoảng 8.800 căn nhà ở xã hội, con số này đáp ứng 40% so với chỉ tiêu được giao trong giai đoạn 2021 - 2030.
Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Thái Đào - Tân An

Bắc Giang: Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Thái Đào - Tân An

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Thái Đào - Tân An, tỉnh Bắc Giang.
Bắc Ninh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Bắc Ninh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Dự kiến từ ngày 12 – 14/4/2024, tại hồ điều hòa Văn Miếu, TP. Bắc Ninh sẽ diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Hà Giang: Nỗ lực rà phá bom mìn để trả lại mặt bằng sạch tuyến biên giới

Hà Giang: Nỗ lực rà phá bom mìn để trả lại mặt bằng sạch tuyến biên giới

Thời gian qua, Hà Giang tích cực thực hiện rà phá bom mìn trên tuyến biên giới để trả lại mặt bằng sạch cho người dân và tạo đà cho phát triển kinh tế.
Quảng Trị: Theo chân những người thợ điện trong nắng gắt miền Trung

Quảng Trị: Theo chân những người thợ điện trong nắng gắt miền Trung

Trong những ngày này, miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, gió Lào, cái nắng như muốn thiêu đốt mọi thứ.
Ninh Thuận: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ninh Thuận: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030, ngành du lịch sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng “Bền vững - Chất lượng cao - Độc đáo”.
TP. Hồ Chí Minh gỡ khó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên

TP. Hồ Chí Minh gỡ khó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên

Bên cạnh việc tìm cách “tự cứu mình”, các doanh nghiệp, hiệp hội cũng đề xuất các ban, ngành có cách thức linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.
Thừa Thiên Huế: Điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Thừa Thiên Huế: Điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Sáng ngày 8/4, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
An Giang: Tiết kiệm được 9,49 triệu kWh

An Giang: Tiết kiệm được 9,49 triệu kWh

Tính đến tháng 2/2024, toàn tỉnh An Giang tiết kiệm được 9,49 triệu kWh, đạt 2,21% sản lượng điện thương phẩm, tương đương 105,15% so với kế hoạch được giao.
Tiền Giang không để người dân thiếu nước sạch sử dụng trong mùa khô

Tiền Giang không để người dân thiếu nước sạch sử dụng trong mùa khô

Trước tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, nhu cầu nước sinh hoạt tăng cao, tỉnh Tiền Giang nỗ lực đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Hải Phòng: Thị trường hàng hóa quý I/2024 ổn định, không biến động

Hải Phòng: Thị trường hàng hóa quý I/2024 ổn định, không biến động

Trong quý I/2024, trên địa bàn TP. Hải Phòng, thị trường hàng hoá luôn được kiểm soát tốt, lưu thông hàng hoá diễn ra ổn định, không có biến động.
TP. Hồ Chí Minh thúc tiến độ thu phí vỉa hè

TP. Hồ Chí Minh thúc tiến độ thu phí vỉa hè

52 tuyến đường thuộc quận 1, 28 tuyến đường của quận 10 và 17 tuyến ở quận 11 có vỉa hè rộng, đủ điều kiện thu phí sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường.
Phú Thọ: Chi tiết phương án tổ chức giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024

Phú Thọ: Chi tiết phương án tổ chức giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Công an tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng từ xa.
Phú Thọ: 3 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước

Phú Thọ: 3 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước

Trong quý 1/2024, cùng với những tín hiệu tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước.
Địa phương nào đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp hạn mặn, thiếu nước?

Địa phương nào đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp hạn mặn, thiếu nước?

Tiền Giang vừa công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động