Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

3 di sản văn hoá vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đắk Nông quyết tâm giữ gìn nghề dệt của người M'nông Nhiều nỗ lực trong bảo tồn di sản văn hóa tại Lâm Đồng Nới chính sách để phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa tại Lâm Đồng

3 di sản đó là Mo Mường của các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La); nghề dệt choàng (xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) và nghề làm bánh chưng bánh dày tại huyện Tam Nông, huyện Cẩm Khê, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia
Mo Mường là những nghi lễ dân gian có tính thiêng được sử dụng trong tang lễ hay nghi lễ cầu mạnh khỏe của người Mường

Mo Mường là những nghi lễ dân gian có tính thiêng được sử dụng trong tang lễ hay nghi lễ cầu mạnh khỏe của người Mường. Đây là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị nhân văn gắn liền đời sống tinh thần người dân xứ Mường bao đời nay.

Hiện nay, Mo Mường đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Đắk Lắk xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Tiếp theo là làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp). Làng nghề đến nay đã gần 100 năm tuổi, nổi tiếng với các sản phẩm áo bà ba, khăn rằn. Ngày nay, làng nghề có gần 60 hộ theo nghề dệt khăn choàng truyền thống, sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm mới như: Áo dài, túi đựng đồ... đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài địa phương.

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia
Ngày nay, làng nghề dệt choàng Long Khánh A không chỉ phát triển nghề dệt mà còn phát triển du lịch

Làng nghề dệt choàng hoạt động quanh năm, nhưng vào khoảng từ giáp Tết Nguyên Đán đến tháng 4 âm lịch là mùa làm ăn nhộn nhịp nhất của các hộ dân nơi đây. Đặt chân đến làng nghề dệt choàng Long Khánh A âm thanh những máy dệt choàng, se chỉ vang lên liên hồi. Trung bình, một khung dệt máy, người lao động có thể dệt được khoảng 50 -60 sản phẩm khăn choàng/ngày.

Bằng việc cơ giới hóa, sản phẩm làm ra tăng hơn trước gấp ba lần so với phương pháp dệt thủ công. Với gần gần 60 hộ sản xuất, trung bình mỗi năm, làng nghề cung ứng ra thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia… hàng triệu chiếc khăn các loại.

Ngày nay, làng nghề dệt choàng Long Khánh A không chỉ phát triển nghề dệt mà còn phát triển du lịch. Đây là điểm tham quan trải nghiệm du lịch làng nghề truyền thống độc đáo cho du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, tại các điểm tham quan còn trưng bày những chiếc máy dệt thủ công trước đây để giới thiệu cho du khách. Thú vị nhất là trải nghiệm trở thành người thợ dệt khăn, tự mình làm ra những chiếc khăn rằn với chiếc máy dệt thủ công dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của người dân địa phương. Bên trong cơ sở còn có những kệ hàng trưng bày những chiếc khăn choàng sau khi dệt xong để cho du khách có thể mua làm quà lưu niệm hay quà tặng cho chuyến tham quan của mình.

3 di sản văn hoá vừa được bổ sung vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia
Nghề làm bánh chưng bánh dày gắn liền với truyền thuyết Hùng Vương và lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ

Nghề làm bánh chưng bánh dày gắn liền với truyền thuyết Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ. Bánh chưng, bánh dày là loại bánh tượng trưng cho “Trời tròn - đất vuông” gắn với tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt.

Hai loại bánh này được gắn với câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của Hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương dựng nước. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, bánh chưng, bánh dày vẫn được dân tộc Việt Nam gìn giữ vẹn nguyên về hình dáng, hương vị và được dâng lên thờ cúng tổ tiên.

Không gian văn hóa của tục làm bánh chưng, bánh dày ở Phú Thọ trải dài từ nơi bánh chưng, bánh dày được sinh ra là Dữu Lâu đến Hùng Lô, làng Mộ Chu Hạ (nay thuộc thành phố Việt Trì), làng Trúc Phê (nay thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, Phú Thọ) và các vùng khác. Bánh chưng, bánh dày được người Việt ở muôn phương làm nhưng ở Phú Thọ tục làm bánh chưng, bánh dày trở thành truyền thống văn hóa, phong tục tập quán không thể thiếu trong các ngày lễ tết, trở thành lễ hội truyền thống, nghi thức riêng biệt mà không nơi nào có được.

Từ các cuộc thi trong lễ hội làm lễ vật dâng các vị Vua Hùng, dâng Mẫu, dâng các vị thần…bánh chưng, bánh dày được cộng đồng người dân ở Phú Thọ nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung gìn giữ bảo tồn và lan tỏa, phát triển thành nghề truyền thống.

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp, con cháu Lạc Hồng tuyển chọn những đội tranh tài trong hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày tại Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Đội giành giải Nhất sẽ được vinh dự thay mặt nhân dân cả nước dâng những chiếc bánh thảo thơm lên các Vua Hùng vào Giỗ Tổ Hùng Vương. Hằng năm, tại Lễ hội Đền Hùng, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày luôn được tổ chức, vừa để lưu truyền lại những giá trị lịch sử, vừa để bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống về một món ăn gắn liền với đặc trưng văn hóa Việt.

Chu Đan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: các dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Xem thêm