Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

5 trọng tâm, 4 đột phá để phát triển kinh tế biển nhanh và bền vững

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 là tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển.
Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045 Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia Nhận diện thách thức, xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Sắp xếp hợp lý không gian biển cho các ngành, lĩnh vực

Thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Khoản 3 Điều 9 Nội quy Kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản về việc đăng tải nội dung Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vùng biển Dung Quất ngày nay
Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ phân bổ, sắp xếp hợp lý không gian biển cho các ngành, lĩnh vực

Cụ thể, ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139/2024/QH15 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghị quyết đã xác định phạm vi quy hoạch; đề ra các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá; xây dựng định hướng bố trí sử dụng không gian và phân vùng sử dụng cho từng khu vực.

Đồng thời, Nghị quyết đề ra các giải pháp và nguồn lực để thực hiện quy hoạch cũng như Danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về quan điểm chung, Nghị quyết đã xác định Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch mang tính khung, tổng thể, tích hợp, đa ngành, động và mở, dẫn dắt; cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển để xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia; thống nhất với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch không gian biển quốc gia là tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển, góp phần hình thành, phát triển các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo nhiều sinh kế hiệu quả cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa biển, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Trên cơ sở đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ phân bổ, sắp xếp hợp lý không gian biển cho các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích và giảm thiểu các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên không gian biển tại từng khu vực cụ thể.

Để hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển mà Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra, Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra định hướng phát triển cho các ngành kinh tế biển, nhất là các ngành kinh tế biển mới.

5 trọng tâm, 4 khâu đột phá

Nghị quyết cũng đặt ra 5 vấn đề trọng tâm và 4 khâu đột phá có tính then chốt, sức lan tỏa lớn và tạo động lực cho phát triển.

Cụ thể, trọng tâm thứ nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó xây dựng các tiêu chí, quy chế xử lý những vấn đề phát sinh đối với những vùng chồng lấn, mâu thuẫn sử dụng trong khai thác, sử dụng không gian biển; hoàn thiện các chính sách phát triển năng lượng sạch, tái tạo và kinh tế biển mới; ban hành hướng dẫn, quy định triển khai phân vùng sử dụng không gian biển cấp địa phương.

Trọng tâm thứ hai là xây dựng hạ tầng biển; trong đó chú trọng những lĩnh vực trọng điểm như cảng biển và giao thông kết nối cảng biển với nội địa, thông tin liên lạc biển, hạ tầng kinh tế số...

Trọng tâm thứ ba là xây dựng các thiết chế văn hóa biển, đảo; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa biển, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của cư dân vùng biển, đảo; tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Trọng tâm thứ tư là kiểm soát và quản lý các nguồn thải và giải quyết các điểm nóng ô nhiễm môi trường; phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái để tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ biển.

Trọng tâm thứ năm là đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo; tăng cường đào tạo nhân lực biển và nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ những ngành kinh tế biển mới.

Bốn khâu đột phá bao gồm: Một là, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics gắn với phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và vận tải biển, kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo đa mục tiêu, lưỡng dụng, đồng bộ, hiện đại, tạo động lực thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự cố môi trường biển.

Hai là, phát triển du lịch biển, đảo bền vững, có trách nhiệm, sáng tạo gắn với phát triển đô thị đảo xanh, thông minh.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao, ưu tiên phát triển nuôi biển và đánh bắt xa bờ, gắn với bảo tồn biển và văn hóa biển.

Bốn là, phát triển nhanh và bền vững các loại năng lượng sạch, xanh từ biển, ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và phát triển ngành dầu khí, khoáng sản rắn, vật liệu xây dựng ở đáy biển.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết là bước quan trọng, cung cấp cơ sở pháp lý và định hướng chỉ đạo cho việc triển khai Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 trong thời gian tới.

Nghị quyết trên là cơ sở, căn cứ để lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập, điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan một cách phù hợp theo quy định của Luật Quy hoạch.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm và những trăn trở về lãng phí

Tại phiên thảo luận Tổ ngày 26/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chia sẻ về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có ''lãng phí''.
Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Cần sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để kịp thời giải quyết vướng mắc

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, chiều 26/10 các đại biểu thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật điện lực (sửa đổi), các đại biểu thống nhất sớm ban hành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Thảo luận tại tổ chiều 26/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi 
Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổng Bí thư Tô Lâm đã có ý kiến phát biểu với nhiều chỉ đạo, định hướng hết sức quan trọng.
Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bộ Chính trị đã điều động, bổ nhiệm đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công

Đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.
Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu cho rằng, việc trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn phù hợp với thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Từ ngày 27/10-2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức UAE, Qatar, Saudi Arabia.
Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 26/10, nhiều đại biểu Quốc hội tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2024 hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp.
Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội nhấn mạnh, thành quả tăng trưởng chủ yếu từ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ 'thẻ vàng IUU'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, sau gần 7 năm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp gỡ ''thẻ vàng IUU'', nhưng những vấn đề lớn, bức xúc vẫn chưa được giải quyết.
Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 23/10 có Công văn 11819-CV/VPTW về ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số…
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Chiều 25/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Chiều 25/10, Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul đang thăm chính thức Việt Nam từ 22-25/10.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo khoa học về quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hỗ trợ cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị bên cạnh loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng điều động, bổ nhiệm Đại tá Vũ Bá Bộ giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 1; Đại tá Trần Viết Năng giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để chia sẻ dữ liệu với nhau, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động