Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

50 công ty Mỹ và phương Tây “nâng cấp” UAV của Nga ở Ukraine?

Nhiều công ty của Mỹ và phương Tây được cho là đang cung cấp linh kiện chế tạo UAV cảm tử của Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Tại sao Nga lại sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 tại Ukraine?

Theo báo cáo độc quyền mới nhất của CNN, cơ quan tình báo của Ukraine cho biết, lực lượng này đã tiến hành “khám nghiệm” xác một chiếc máy bay không người lái (UAV) của Nga mới bị bắn hạ gần đây ở chiến trường Ukraine.

Xác một chiếc UAV cảm tử của Nga bị bắn hạ ở Ukraine.
Xác một chiếc UAV cảm tử của Nga bị bắn hạ ở Ukraine.

Kết quả cho thấy, đa số các linh kiện trên chiếc UAV này đều do công ty của Mỹ chế tạo, hơn nữa, loại UAV này còn bị Mỹ cáo buộc là do Iran chế tạo để hỗ trợ Nga và đã ban hành lệnh trừng phạt Iran.

CNN cho hay, trong 52 linh kiện của UAV này thì có đến 40 linh kiện do 13 doanh nghiệp Mỹ chế tạo, 12 linh kiện còn lại xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển và Canada. Hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc các công ty này cố tình vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ngoài ra, CNN đã phỏng vấn một số doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này, các doanh nghiệp đều khẳng định tuân thủ luật pháp của Mỹ, không bán sản phẩm cho Nga và Iran, một số doanh nghiệp còn lên án hành động xuất khẩu linh kiện cho Iran và Nga khi chưa được sự chấp thuận của Chính phủ Mỹ.

Iran được cho là đang cung cấp UAV cho Nga.
Iran được cho là đang cung cấp UAV cho Nga.

Một cựu quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran và Nga thường lách lệnh trừng phạt bằng cách dàn dựng hợp đồng “ma” hoặc thông qua nước thứ ba để mua các linh kiện cần thiết cho việc chế tạo các vũ khí như vậy, thủ đoạn này rất đơn giản nhưng để “lật tẩy” được các công ty tham gia vào hoạt động này thì lại mất nhiều năm.

Bên cạnh đó, các giao dịch của một số linh kiện điện tử nhỏ vốn rất khó theo dõi, một phần vì ngành này phụ thuộc nhiều vào các nhà phân phối và đại lý bên thứ ba, một phần vì những sản phẩm này rẻ, dễ kiếm và dễ bị che giấu.

Không chỉ là CNN đưa thông tin này, nhiều nhà quan sát quân sự quốc tế thời gian gần đây cũng bày tỏ nghi vấn về việc UAV Nga sử dụng ở Ukraine có nguồn gốc từ Mỹ và phương Tây.

Các chuyên gia này cho rằng, kể từ đầu tháng 10/2022 đến nay, Nga đã tăng cường sử dụng UAV tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine, dù những máy bay này do Nga hoặc Iran sản xuất nhưng một số công nghệ chủ chốt bên trong vẫn bắt nguồn từ Mỹ và châu Âu.

Chuyên gia về máy bay không người lái Ukraine ông Pavlo Kaschuk đã nghiên cứu những UAV Nga mà quân đội của họ thu giữ được trên chiến trường. “Đây là Orlan-10, một UAV cơ bản của Nga”, ông Kaschuk nói và tháo rời các bộ phận của UAV này.

Con chip gắn bên trong có ký hiệu U-Blox - logo của một công ty Thụy Sỹ. “Nhiệm vụ của con chip này là định hướng trên bầu trời. Không có nó, UAV sẽ không biết phải bay đi đâu”, ông Kaschuk chỉ rõ.

UAV sử dụng công nghệ AI của Nga tại Ukraine.
UAV sử dụng công nghệ AI của Nga tại Ukraine.

Trong khi đó, chính phủ Ukraine cũng tuyên bố có bằng chứng cho thấy, nhiều bộ phận tương tự từ một số máy bay không người lái của Nga hoặc máy bay không người lái Iran mà Nga sử dụng, do các công ty Maxim và Microchip của Mỹ sản xuất.

Phía Ukraine cho biết thêm, có ít nhất 6 công ty Mỹ sản xuất chip tương thích với GLONASS - hệ thống định vị của Nga dựa vào các vệ tinh trong không gian bay xung quanh trái đất, một giải pháp thay thế cho Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Ông Yaroslav Yurchyshyn, một nhà lập pháp Ukraine phụ trách điều tra việc sử dụng máy bay không người lái Nga đã nói với Thượng Nghị sỹ Dân chủ Mỹ Dick Durbin rằng công nghệ Mỹ đang được sử dụng trong máy bay không người lái của quân đội Nga và điều này rất đáng lo ngại. Ông Durbin đã nêu vấn đề này trong cuộc họp với các quan chức chính phủ Mỹ.

Hiện nay, UAV đang là “át chủ bài” của Nga ở Ukraine, giải pháp này đang phát huy hiệu quả tuyệt vời trên chiến trường này. Hồi đầu tháng 12/2022, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho hay cơ quan chức năng nước này đang xác minh thông tin liên quan nghi vấn phụ tùng của một công ty Canada được phát hiện trong mẫu UAV của Iran sản xuất mà Nga sử dụng tại Ukraine.

Theo đó, một ăng ten được sản xuất bởi công ty Tallysman Wireless có trụ sở tại Ottawa (Canada) được phát hiện trong UAV tấn công Shahed-136 của Iran. Mẫu UAV này gần đây được Nga sử dụng trong chiến sự, khi Moscow tập trung gây thiệt hại hạ tầng năng lượng Ukraine.

Hiện, vấn đề này đang gây tranh cãi trong nội bộ Mỹ và phương Tây, và vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, trong khi UAV Nga đang ngày càng “đáng gờm” trên chiến trường Ukraine.

Bình Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga trưng bày dàn vũ khí ‘siêu khủng’ tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY-2024

Nga trưng bày dàn vũ khí ‘siêu khủng’ tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế ARMY-2024

ARMY-2024 có sự tham dự của các phái đoàn quân sự chính thức từ 83 quốc gia, với 39 phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng dẫn đầu.
Trung Quốc nới rộng khoảng cách với Mỹ trong công nghệ tên lửa siêu thanh

Trung Quốc nới rộng khoảng cách với Mỹ trong công nghệ tên lửa siêu thanh

Trung Quốc vừa công bố công nghệ tên lửa siêu thanh sẽ trải qua một sự nâng cấp lớn, đưa họ lên một tầm cao mới và vượt xa các quốc gia khác.
Viện Vũ khí: 97% đề tài được ứng dụng vào sản xuất, đủ điều kiện sản xuất hàng loạt

Viện Vũ khí: 97% đề tài được ứng dụng vào sản xuất, đủ điều kiện sản xuất hàng loạt

Trong 5 năm qua, Viện Vũ khí triển khai nhiều đề tài trong đó có 97% số đề tài đã được ứng dụng vào sản xuất hoặc đủ điều kiện để sản xuất hàng loạt.
Thiết bị nhìn đêm hoạt động như thế nào trong bóng tối?

Thiết bị nhìn đêm hoạt động như thế nào trong bóng tối?

Thiết bị nhìn đêm, với khả năng "mở rộng tầm mắt" trong bóng tối, đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự đến dân sự.
Việt Nam và Ấn Độ ký Ý định thư về hợp tác đào tạo quốc phòng

Việt Nam và Ấn Độ ký Ý định thư về hợp tác đào tạo quốc phòng

Việt Nam và Ấn Độ đã ký Ý định thư về hợp tác đào tạo quốc phòng tại Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ lần thứ 14.

Tin cùng chuyên mục

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được ban hành rất cần thiết

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được ban hành rất cần thiết

Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, xây dựng và ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh & động viên công nghiệp là cần thiết.
Ấn Độ với Chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa

Ấn Độ với Chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa

Ấn Độ là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu chế tạo tên lửa với các chủng loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tiên tiến
Nga phát triển vũ khí mới khắc chế máy bay không người lái

Nga phát triển vũ khí mới khắc chế máy bay không người lái

Tổ hợp phòng thủ di động mới của Nga để bảo vệ các phương tiện quân sự và các phương tiện khác chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Công nghiệp quốc phòng hướng đến chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Công nghiệp quốc phòng hướng đến chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại

Đó là yêu cầu với ngành công nghiệp quốc phòng được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết công tác công nghiệp quốc phòng 6 tháng đầu năm 2024.
Đề xuất 19 chế định pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030

Đề xuất 19 chế định pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030

Hội đồng khoa học cấp Bộ Quốc phòng đã họp đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030.
Hơn 4.000 sĩ quan quân đội Lào, Campuchia, Thái Lan được Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng

Hơn 4.000 sĩ quan quân đội Lào, Campuchia, Thái Lan được Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng

Sau 60 năm thành lập, Học viện Phòng không - Không quân đã đào tạo, bồi dưỡng hơn 8 vạn cán bộ, sĩ quan các cấp trong đó có gần 4.000 sĩ quan quân đội các nước.
Loại vũ khí chiến lược nào được coi là "bất khả xâm phạm" của Nga?

Loại vũ khí chiến lược nào được coi là "bất khả xâm phạm" của Nga?

Nhiều cường quốc thế giới đang chạy đua, đổ tiền vào loại vũ khí chiến lược, có khả năng bất khả xâm phạm. Loại vũ khí đem đến sức mạnh nhưng cũng là nguy cơ.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, tập trung 2 khâu đột phá

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, tập trung 2 khâu đột phá

6 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trung Quốc ‘

Trung Quốc ‘'trình làng’' máy bay tàng hình có khả năng cạnh tranh với các chiến đấu cơ hạng nặng

Truyền thông Trung Quốc vừa công bố đoạn video giới thiệu máy bay tàng hình mới nhất của nước này với tên gọi J-31B.
Cận cảnh Nga “giải phẫu” tên lửa Storm Shadow và ATACMS

Cận cảnh Nga “giải phẫu” tên lửa Storm Shadow và ATACMS

Các chuyên gia Nga mới đây đã “giai phẫu” cấu tạo bên trong của tên lửa Storm Shadow và ATACMS được phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất hàng không vũ trụ và quốc phòng

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất hàng không vũ trụ và quốc phòng

Ngày 2/7, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Ngày hội Đổi mới sáng tạo sản xuất hàng không vũ trụ và quốc phòng.
Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.
Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 27/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với tỷ lệ tán thành 100%, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Hệ thống laser đánh chặn UAV DragonFire mà Ukraine “thèm muốn” là gì?

Hệ thống laser đánh chặn UAV DragonFire mà Ukraine “thèm muốn” là gì?

Hệ thống vũ khí laser DragonFire có khả năng ngăn chặn thiết bị bay không người lái (UAV). Vậy tổ hợp vũ khí năng lượng cao DragonFire có gì đặc biệt?
Sự kiện quốc phòng quan trọng dự kiến diễn ra từ ngày 19-22/12/2024

Sự kiện quốc phòng quan trọng dự kiến diễn ra từ ngày 19-22/12/2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 là sự kiện quốc phòng quan trọng, góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng.
Yếu tố nào giúp bom lượn FAB-3000 của Nga có khả năng tấn công chính xác cao?

Yếu tố nào giúp bom lượn FAB-3000 của Nga có khả năng tấn công chính xác cao?

Bom FAB-3000 có khả năng tấn công chính xác cao nhờ hệ thống cánh lượn đặc biệt được gắn ngoài.
Người kế thừa của tổ hợp phòng không "ba ngón tay tử thần", "làm mưa, làm gió" ở chiến trường Ukraine

Người kế thừa của tổ hợp phòng không "ba ngón tay tử thần", "làm mưa, làm gió" ở chiến trường Ukraine

Buk-M3 là phiên bản hiện đại hóa của Buk-M2 ở phiên bản này được cải tiến về các thành phần điện tử cũng như trang bị hỏa lực mới có mức độ nguy hiểm cao hơn.
Bộ Quốc phòng: Nhà máy Z121 khẳng định top đầu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bộ Quốc phòng: Nhà máy Z121 khẳng định top đầu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Những năm qua, Nhà máy Z121 luôn là lá cờ đầu trong sản xuất quốc phòng và kinh tế, khẳng định top đầu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong thời kỳ mới.
Oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga thể hiện sức mạnh tại chiến trường Ukraine

Oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga thể hiện sức mạnh tại chiến trường Ukraine

Tu-22M3 là phiên bản thứ 3 của dòng oanh tạc cơ chiến lược tầm xa siêu thanh Tu-22M được Liên Xô phát triển từ những năm 1970.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động