Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chính sách an dân, phát triển kinh tế đã đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm gần đây, nhiều chính sách an sinh, phát triển kinh tế giành riêng cho người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã được triển khai, giúp nhiều hộ dân an cư và hướng đến làm ăn ổn định.

Tỉnh BR-VT thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, địa phương này hiện có 7.434 hộ đồng bào DTTS, với 31.722 nhân khẩu, chiếm 3% dân số toàn tỉnh (1.076.000 người) với 28 thành phần DTTS như Tày, Thái, Mường, Khơ me, Hoa, Nùng, Chăm, Cơ ho, Ra Glai, Cơ tu… Người DTTS trên địa bàn BR-VT chủ yếu làm nghề nông nghiệp, sinh sống hoà thuận và luôn chăm chỉ làm ăn.

Đại diện Ban Dân tộc tỉnh BR-VT cho biết, trong những năm gần đây, nhiều chính sách an sinh, phát triển kinh tế giành riêng cho người đồng bào đã được triển khai đến từng xóm ấp, bản làng, nhờ đó đời sống kinh tế và tinh thần của bà con đã được cải thiện, nâng cấp và không ngừng phát triển. Các giải pháp hỗ trợ giành cho người đồng bào như hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ về vốn, cây con giống, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ về giáo dục…đều được thực hiện thường xuyên và phát huy hiệu quả.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chính sách an dân, phát triển kinh tế đã đến với người đồng bào
Trồng dưa áp dụng kỹ thuật cao đang được người dân BR-VT thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chẳng hạn, kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh BR-VT về Đề án phát triển kinh tế - xã hội giành cho đồng bào DTTS trên địa bàn trong giai đoạn II (năm 2016 - 2020) vừa kết thúc cho thấy, các cấp chính quyền đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS với kinh phí hơn 250 tỷ đồng. Qua đó, chương trình đã trực tiếp hỗ trợ xây mới 626 căn nhà, 937 nhà vệ sinh; lắp đặt điện - nước sinh hoạt cho hơn 1.500 hộ và 1.204 hộ đồng bào DTTS đã được hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất.

Nhờ triển khai đồng bộ những chương trình hỗ trợ này, tính đến nay trên địa bàn tỉnh BR-VT đã có 98% hộ đồng bào DTTS có nhà ở kiên cố; 98% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 61% hộ sử dụng nước máy; hơn 95% hộ có điện lưới sử dụng và tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân mỗi năm giảm 5%.

Những chương trình thực hiện chính sách hướng đến thúc đẩy về kinh tế - xã hội đối với các vùng có đông người DTTS sinh sống và ảnh hưởng đến đời sống của bà con trên địa bàn là chương trình xây dựng nông thôn mới, sản xuất hàng hoá chất lượng theo chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm).

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh BR-VT cho biết, tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 45/45 xã được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%. Hiện tại BR-VT đã có 39/45 xã đạt 19/19 tiêu chí, trong đó có 38/45 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tại các xã xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm đạt khoảng 60 triệu đồng.

Trong năm nay, dự kiến UBND tỉnh BR-VT công nhận đạt chuẩn nông thôn 6 xã, gồm xã Bàu Chinh, Đá Bạc, Suối Rao, Sơn Bình huyện Châu Đức và xã Tân Lâm, Bình Châu huyện Xuyên Mộc, nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn lên 45/45 xã, đạt 100%.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh BR-VT, chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án, dự án nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội; tạo điều kiện cho đồng bào DTTS, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được hưởng lợi các dịch vụ công của Nhà nước.

Trên địa bàn được công nhận là nông thôn mới, các hợp tác xã, doanh nghiệp, người nông dân, trong đó có đông người DTTS đã phát triển được 21 sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm OCOP như cà phê, tiêu, tinh bột nghệ đỏ, dược liệu, mật ong…có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đơn cử như 5 sản phẩm gồm tiêu không hạt, tiêu xanh muối, tiêu sữa, tiêu một nắng, tiêu muối tươi, củ hoài sơn của HTX nông nghiệp - thương mại và dịch vụ Bầu Mây tại huyện Xuyên Mộc vừa được Hội đồng xếp hạng sản phẩm OCOP đánh giá hạng 5 sao. Các sản phẩm OCOP của HTX Bầu Mây do hàng trăm hộ dân, trong đó có hàng chục hộ người DTTS tham gia sản xuất và đang là mặt hàng “bán chạy” trên thị trường.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chính sách an dân, phát triển kinh tế đã đến với người đồng bào
Chuyên canh rau xanh giúp người đồng bào DTTS tăng thu nhập so với trồng rau thông thường

Ông Dương Lâm, ấp Phú Tâm, xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR - VT là hộ dân người Khmer cho hay: khi tham gia sản xuất sản phẩm OCOP, người nông dân được hỗ trợ vốn, cây giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật chăm sóc…Làm nông theo cách này năng xuất cây trồng tăng, khâu bao tiêu sản phẩm được ổn định và giá trị nông sản cao hơn so với bình thường. Nhờ vậy cuộc sống của nông dân đỡ vất vả, đời sống nhìn chung khấm khá hơn, con cái được an tâm học hành đàng hoàng.

Nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giành cho khu vực đồng bào DTTS sinh sống trong giai đoạn 2021- 2025, ông Trần Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT - đánh giá cao và ghi nhận các chương trình hỗ trợ từ chính sách giành cho người đồng bào đã được các ngành, các cấp triển khai trong thời gian qua. Tuy vậy, để cộng đồng người DTTS trên địa bàn vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống khá giả, ông Tuấn yêu cầu các sở ngành, chính quyền các địa phương tiếp tục phát huy mọi nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, áp dụng các kinh nghiệm, giải pháp phát triển kinh tế phù hợp đối với từng đối tượng, từng khu vực để bà con có điều kiện tham gia.

Thế Vĩnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II nhằm mục tiêu tôn vinh và phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo.
Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV năm 2024.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
PC Gia Lai tích cực cải tạo, đầu tư lưới điện khu vực nông thôn

PC Gia Lai tích cực cải tạo, đầu tư lưới điện khu vực nông thôn

PC Gia Lai thường xuyên cải tạo, sửa chữa, đưa điện lưới về vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao chất lượng sử dụng điện cho người dân.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động