Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bắc Giang tạo đột phá phát triển sản phẩm nông nghiệp miền núi

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Bắc Giang đạt nhiều thành tựu. Nhiều sản phẩm chủ lực được tỉnh hỗ trợ phát triển trở thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến Thị phần dưới 0,1%, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tìm cách gia tăng xuất khẩu

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP, đầu năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã giao Hội Nông dân (HND) tỉnh thực hiện đề án HND các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022-2025. Đến nay đã thu về một số thành tựu tích cực.

Bắc Giang tạo đột phá phát triển sản phẩm nông nghiệp miền núi

Thêm nhiều sản phẩm OCOP mới

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt nhiều thành tựu. Nhiều sản phẩm chủ lực, đặc trưng được tỉnh hỗ trợ phát triển trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, như: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ Xuân Trường (Lục Ngạn), na dai Lục Nam…

Hợp tác xã Nông nghiệp Gấc Việt, xã Quảng Minh (Việt Yên) với 2 sản phẩm là “Tinh dầu gấc” và “Bột gấc sấy lạnh nguyên chất” vừa được HND tỉnh hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn tham gia đánh giá, phân hạng đợt 1 năm 2022 và đạt OCOP 3 sao.

Tỉnh Bắc Giang hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, giúp đơn vị mở rộng thị trường và diện tích vùng nguyên liệu, không chỉ trong tỉnh mà cả ở các tỉnh như: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Tuyên Quang với tổng diện tích hơn 200 ha. Hiện HTX đã nhận được một số đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ và Úc, hàng sản xuất ra không đủ bán.

Theo HND tỉnh, trên cơ sở 56 sản phẩm chủ lực, tiềm năng của 10 huyện, thành phố đăng ký xây dựng thành sản phẩm OCOP năm 2022, đơn vị đã phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển Dược khoa (Hà Nội) khảo sát, đánh giá, lựa chọn 15 sản phẩm có khả năng đạt OCOP năm 2022 để tư vấn tại chỗ cho các chủ thể và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, trong đó có 14 sản phẩm chủ thể là hợp tác xã, 1 sản phẩm chủ thể là hộ kinh doanh.

Trong đợt bình chọn lần 1 năm 2022 vừa qua đã có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, 12 sản phẩm còn lại sẽ tham gia đánh giá, phân hạng đợt 2 vào cuối năm nay.

Tăng cường phối hợp thực hiện đề án

Để giúp các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP, HND tỉnh đã chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn chương trình OCOP cho cán bộ HND các cấp với nội dung: Tư vấn tại chỗ về phát triển ý tưởng sản phẩm OCOP; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; quy trình thành lập hợp tác xã tổ hợp tác để liên kết sản xuất và xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP; cách thức triển khai và vận hành chương trình OCOP…

Trang bị kiến thức về quy trình xây dựng sản phẩm OCOP cho 180 đại diện chủ thể có sản phẩm đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP. Tập huấn cho 40 chủ thể hợp tác xã đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP năm 2022 kỹ năng phát triển ý tưởng, hoàn thiện sản phẩm.

Liên minh hợp tác xã tỉnh tích cực phát huy vai trò trong xây dựng, nâng cao chất lượng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã; phối hợp chặt chẽ với HND tỉnh xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao. Sở Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp cụ thể nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm OCOP...

Hỗ trợ các sản phẩm đã được công nhận OCOP giữ vững chất lượng và nâng hạng sao đi đôi với quảng bá, xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực chứ không chỉ là phong trào.

Trước mắt HND tỉnh tập trung hướng dẫn các chủ thể của 12 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm OCOP đợt 2 năm nay. Kết quả này sẽ tạo tiền đề và những kinh nghiệm quý cho việc hỗ trợ phát triển bền vững sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian tới.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bắc Giang

Tin cùng chuyên mục

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là 'vàng xanh'

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Bài 2:  Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 2: Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Xem thêm