Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển kinh tế vùng biên: Vành đai mềm trong bảo vệ an ninh biên giới ở Hà Giang

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới

Nhờ gần dân, bám sát dân, chăm lo đời sống cho nhân dân, cùng với công tác dân vận, an ninh, an toàn khu vực biên giới của Hà Giang được giữ vững và ổn định.
Bài 1: Bộ đội biên phòng Hà Giang - lan tỏa những mô hình giúp dân phát triển kinh tế Bài 2: Xây dựng vành đai biên giới mềm từ “lòng dân”

Không xảy ra vụ việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng

Đại tá Đào Hồng Hà chia sẻ, với trên 277km đường biên giới với Trung Quốc, địa hình hiểm trở, nhiều lối mòn, lối mở, dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tộc sinh sống, mặc dù vậy năm 2022, khu vực biên giới của tỉnh Hà Giang không xảy ra các vụ việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước ta, tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định. Nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, thực hiện tốt chính sách dân tộc; các đơn vị đã tham mưu cho địa phương và vận động gia đình đưa con em lên đường nhập ngũ đạt chỉ tiêu đề ra.

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Xín Mần tuần tra đường biên, cột mốc

Tuy nhiên, Đại tá Đào Hồng Hà cũng cho biết, tình trạng lợi dụng trao tặng quà từ thiện để phát tán tài liệu tuyên truyền đạo trái pháp luật vẫn xảy ra.

Đơn cử, ngày 26/4/2022, qua kiểm tra số quà của Nhóm Thiện nguyện Giáo hội phật giáo Việt Nam trú tại Hoài Đức (Hà Nội) tặng cho học sinh và nhân dân trên địa bàn xã Xín Cái/Mèo Vạc, đã phát hiện có 120 quyển sách tên "Kinh nhân quả, Kinh quả ba đời, Kinh tội phúc báo ứng" có độ dài 32 trang không có nguồn gốc nhà xuất bản (số sách trên chưa phát tán cho nhân dân).

Tiếp theo, ngày 04/7/2022, Đồn Biên phòng Đồng Văn phối hợp với Công an thị trấn Đồng Văn tuần tra, phát hiện Bà Nguyễn Thị Phi Nga, sinh năm 1964, dân tộc Kinh, trú tại phường Ngô Quyền, TP. Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang phát tờ rơi có nội tuyên truyền đạo Pháp Luân Công tại khu vực Phố Cổ, thị trấn Đồng Văn (địa bàn Đồn Biên phòng Đồng Văn). Qua xác minh ban đầu, bà Nga có theo học Pháp Luân Công và phát tờ rơi để tuyên truyền trái phép. Các vụ việc trên, Đồn Biên phòng Xín Cái và Đồn Biên phòng Đồng Văn đã phối hợp với lực lượng có liên quan xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới
Đồn Biên phòng Sơn Vĩ phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc tuyên truyền pháp luật song phương

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, năm 2022 Bộ đội Biên phòng Hà Giang đã tổ chức tuyên truyền được 105 buổi với 3.212 lượt người nghe; phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành huyện huyện Hoàng Su Phì tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng cho 24 chức sắc của 08 nhóm đạo...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, tuyên truyền đặc biệt

Cũng theo Đại tá Đào Hồng Hà, thời gian tới, công tác vận động quần chúng, tuyên truyền đặc biệt tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện của cấp trên. Tuy nhiên, tình hình thế giới vẫn tiềm ẩm những diễn biến phức tạp, bên cạnh đó, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng mạng xã hội nhằm xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tạo ra sự nghi ngờ của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cán bộ của đảng viên. Vì vậy đòi hỏi công tác vận động quần chúng, tuyên truyền đặc biệt trong thời gian tiếp theo cần có nội dung, biện pháp tiến hành phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới
BĐBP Hà Giang tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân khu vực biên giới

Đại tá Đào Hồng Hà cho biết, một trong những bài học kinh nghiệm được Bộ đội Biên phòng Hà Giang rút ra đó là: Phải nâng nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Quy chế công tác dân vận của Bộ đội Biên phòng, có sự thống nhất về nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị; Làm tốt công tác tuyên truyền về đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, kịp thời cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Quân đội và của địa phương về công tác dân vận vào chương trình hành động, kế hoạch công tác của đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, phải thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận có phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân vận. Công tác dân vận phải gắn chặt với việc "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ “thời kỳ mới”.

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới
Bộ đội Biên phòng Hà Giang không ngừng đổi mới phương thức, hình thức vận động quần chúng

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, không ngừng đổi mới phương thức, hình thức vận động quần chúng phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị và địa bàn đóng quân.

Trước những nhiệm vụ và trách nhiệm nặng nề, thời gian tới, Bộ đội Biên phòng Hà Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; 3 văn kiện pháp lý về biên giới; Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia, Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc...

Tiếp tục tăng cường bám nắm tình hình địa bàn và tham mưu cho địa phương thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép” ở khu vực biên giới; các chương trình, mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội; Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ về chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường” giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 và các chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm cho người có công, cựu chiến binh nghèo hộ nghèo; cải tạo vườn tạp; xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu xây, dựng nếp sống văn minh....

Bài 3: Không để lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự an ninh biên giới
Phối hợp tuần tra song phương, đảm bảo an ninh khu vực biên giới

Để làm tốt các nhiệm vụ trên, Bộ đội Biên phòng Hà Giang xác định phải tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường bám, nắm địa bàn, nắm chắc tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực biên giới; tham mưu cho địa phương xử lý, giải quyết đúng chủ trương, chính sách của Đảng, không để kẻ địch, phần tử xấu kích động, lợi dụng, lôi kéo, không để xảy ra các vụ việc đơn giản thành phức tạp.

Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo; Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ cựu chiến binh nghèo, gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn biên giới; cải tạo vườn tạp...

Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương duy trì thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép gắn với tổ chức tuyên truyền và nắm tình hình Nhân dân triển khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT, ngày 18/9/2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Cùng với đó, tổ chức thực hiện tốt các mô hình, phong trào “Bộ đội biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới; Phong trào “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”; Chương trình “Nâng bước em tới trường”; Mô hình "Con nuôi đồn Biên phòng" và mô hình “Dân vận khéo” xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”...

(Ảnh sử dụng trong bài do Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cung cấp)

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Quảng Ninh: Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của từng địa phương và đã trở thành một trong những kênh quảng bá hiệu quả nhất cho du lịch Quảng Ninh.
Thanh Hóa quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công cán đích trước

Thanh Hóa quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công cán đích trước 'giờ G'

Đến ngày 17/9, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hoá đạt gần 8.400 tỷ đồng, bằng 59,4% kế hoạch, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.
Những con số ấn tượng tại Giải báo chí Xây dựng Đảng TP. Cần Thơ lần thứ III - năm 2024

Những con số ấn tượng tại Giải báo chí Xây dựng Đảng TP. Cần Thơ lần thứ III - năm 2024

Sau gần 4 tháng triển khai, phát động, Giải báo chí về xây dựng Ðảng (Giải Búa liềm vàng) TP Cần Thơ lần thứ III - năm 2024 có 237 tác phẩm dự thi.
Chùm ảnh: Sôi nổi các cuộc tranh tài tại Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai

Chùm ảnh: Sôi nổi các cuộc tranh tài tại Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai

Hội thao Khối thi đua các sở, ngành kinh tế tỉnh Gia Lai 2024 khép lại với những trận đấu mãn nhãn, để lại nhiều ấn tượng cho các vận động viên và cả người xem.
Cuối năm 2024, đoàn doanh nghiệp lớn của Séc sẽ tới Nam Định

Cuối năm 2024, đoàn doanh nghiệp lớn của Séc sẽ tới Nam Định

Dự kiến cuối năm 2024, Liên đoàn Công nghiệp và Giao thông Séc sẽ tổ chức một đoàn doanh nghiệp lớn sang Việt Nam và đến tỉnh Nam Định khảo sát.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn

Đồng Nai: Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn

Tỉnh Đồng Nai sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện diện trực tuyến tin cậy, an toàn với các dịch vụ số sử dụng tên tên miền quốc gia “.vn”.
Đông Triều (Quảng Ninh): Người dân được hỗ trợ tối đa chuyển đổi giấy tờ và các thủ tục hành chính

Đông Triều (Quảng Ninh): Người dân được hỗ trợ tối đa chuyển đổi giấy tờ và các thủ tục hành chính

Ngày 1/11/2024, thị xã Đông Triều sẽ chính thức trở thành thành phố, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất của Công ty CP May Hai vào sáng 31/10

Hải Phòng: Cưỡng chế thu hồi đất của Công ty CP May Hai vào sáng 31/10

UBND quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng sẽ tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất của Công ty CP May Hai.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu cán đích sớm

Đến thời điểm hiện tại, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 52,9 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Tiếp tục điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền

Thừa Thiên Huế: Tiếp tục điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành lệnh điều chỉnh tăng lưu lượng vận hành điều tiết hồ chứa thuỷ điện Bình Điền để đón lũ.
Nam Định hoàn thành đo đạc đất đợt 3 tại khu vực Cồn Xanh

Nam Định hoàn thành đo đạc đất đợt 3 tại khu vực Cồn Xanh

Ngày 30/10, UBND huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ đo đạc hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Cồn Xanh.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Gia Lai: Lực lượng bảo vệ rừng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Lực lượng bảo vệ rừng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Công việc vất vả, áp lực lớn song lương và chế độ đãi ngộ chưa xứng đáng khiến nhiều người làm công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bỏ việc.
Cần Thơ: Sắp diễn ra tuần lễ du lịch, thương mại ‘Tinh hoa miền sông nước

Cần Thơ: Sắp diễn ra tuần lễ du lịch, thương mại ‘Tinh hoa miền sông nước'

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 với chủ đề “Tinh hoa miền sông nước” sắp diễn ra tại TP. Cần Thơ.
Đồng Nai: Phấn đấu năm 2026 sẽ đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào hoạt động

Đồng Nai: Phấn đấu năm 2026 sẽ đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu vào hoạt động

Đồng Nai vừa triển khai đợt thi đua cao điểm, phấn đấu đưa cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn tỉnh vào hoạt động năm 2026.
Cận cảnh những vị trí sạt lở nghiêm trọng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan

Cận cảnh những vị trí sạt lở nghiêm trọng trên cao tốc La Sơn - Túy Loan

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Trà Mi khiến một số khu vực ở cao tốc La Sơn – Túy Loan (TP. Đà Nẵng) bị sạt lở.
Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Đẩy mạnh phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa trên địa bàn TP. Thủ Đức

Ngành điện phối hợp với TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đẩy mạnh triển khai phát triển lưới điện thông minh kết hợp ngầm hóa, phù hợp với Quy hoạch điện VIII.
Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Thừa Thiên Huế: Điều tiết hai hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện do mưa lớn

Thừa Thiên Huế: Điều tiết hai hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện do mưa lớn

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế ban hành lệnh điều tiết hồ chứa thuỷ điện Hương Điền và điều chỉnh tăng lưu lượng vận hành hồ chứa nước Tả Trạch.
Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột sẽ còn 11 phường và 8 xã

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột sẽ còn 11 phường và 8 xã

Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) sẽ có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 phường và 8 xã.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Tỉnh Thanh Hóa có 44 CCN đang thực hiện đầu tư, nhưng chỉ có 5 CCN thu hút được dự án thứ cấp. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ.
Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị duyệt phương án tiêu hủy cần sa

Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị duyệt phương án tiêu hủy cần sa

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh vừa gửi văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt phương án tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là cần sa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động