Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bình Dương ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Trong những năm qua, công nghiệp Bình Dương liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp bền vững đi vào chiều sâu, Bình Dương ưu tiên các dự án sản xuất với công nghệ và giá trị gia tăng cao, khuyến khích đầu tư phát triển CNHT trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị, điện tử công nghệ cao.

Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo ông Nguyễn Văn Dành, Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương, công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp, là động lực trực tiếp tạo ra gia trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính. Do đó, thời gian qua Bình Dương đã tập trung phát triển và hình thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may như: công nghiệp sản xuất sợi, dệt vải, dây kéo, nhuộm, hoàn thiện sản phẩm dệt; Ngành cơ khí như sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng cho các ngành công nghiệp ôtô; Ngành điện - điện tử như: sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất thiết bị dây dẫn điện, cáp quang... Qua đó, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm công nghiệp và giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

binh duong uu tien phat trien nganh cong nghiep ho tro

Bình Dương là một trong 5 địa phương có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh

Theo Đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bình Dương sẽ có 33 khu công KCN với diện tích 14.790 ha. Đến nay, Bình Dương đã phát triển được 29 KCN và 12 cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hiện, Bình Dương đã thu hút được gần 2.300 doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực CNHT. Trong đó ngành cơ khí 710 DN, dệt may có 442 DN, da giày 172 DN và chế biến gỗ 953 DN...

Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng nhìn chung CNHT của Bình Dương nằm trong top 5 các địa phương có ngành CNHT phát triển mạnh của cả nước như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai và Bắc Ninh. Sự phát triển của CNHT đã bước đầu hình thành sự liên kết sản xuất giữa các DN trong nước và các DN FDI. Đồng thời, tạo điều kiện cho các DN trong nước từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành công nghiệp.

Nhiều chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Bình Dương - cho biết, nhằm tiếp tục tạo ra bước đột phá và đổi mới trong thu hút đầu tư, Bình Dương đã ban hành chương trình, kế hoạch đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 trong phát triển công nghiệp, theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất với công nghệ và giá trị gia tăng cao, khuyến khích đầu tư phát triển CNHT trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị, điện tử.

Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm... Trong đó, Bình Dương chú trọng ưu tiên phát triển các ngành CNHT, sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên phụ liệu và vùng CNHT. Bình Dương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc mời gọi đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh các dự án thuộc lĩnh CNHT.

Đồng thời, để thu hút nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong và ngoài nước đầu tư, Bình Dương đã và đang khuyến khích DN phát triển sản xuất, kinh doanh từng nhóm sản phẩm hỗ trợ thích ứng. Ngoài ra, Bình Dương cũng đầu tư xây dựng các KCN, cụm công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, nguyên vật liệu hỗ trợ cho các ngành công nghiệp; hỗ trợ các DN vừa và nhỏ tham gia sản xuất các loại sản phẩm CNHT. Đặc biệt, Bình Dương đã xây dựng riêng một KCN tại huyện Bàu Bàng, rộng trên 1.000 ha ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào CNHT, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài.

Phát triển CNHT là xu hướng tất yếu, không chỉ phục vụ sản xuất công nghiệp của Bình Dương, trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Qua đó tạo đà cho công nghiệp Bình Dương tăng tốc, phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Nhờ mạnh dạn đổi mới mô hình phát triển, Bình Dương đã tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, trở thành địa phương đứng thứ 3 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với trên 3.610 dự án, có tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 33,3 tỷ USD.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Hoàn thiện thủ tục, sớm đưa chuỗi Tổ hợp công nghiệp điện tử của Mitac khởi công tại HANSSIP

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Khai mạc Triển lãm Quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024

Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội với các doanh nghiệp FDI

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần thích ứng để đón cơ hội

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Sản xuất ô tô trong nước nỗ lực giải quyết bài toán nội địa hóa

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

Đà Nẵng: Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi phát triển sản xuất hợp chuẩn

MTA Hà Nội

MTA Hà Nội 'hội tụ' những giải pháp tối ưu cho ngành cơ khí và sản xuất chế tạo

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam

Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chuẩn bị tâm thế, đón cơ hội gia nhập chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Xem thêm