Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: "Kiên quyết xử lý, rút giấy phép doanh nghiệp bán hàng đa cấp biến tướng"

Chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Chỉ thị số 02/CT-BCT về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp (BHĐC) tổ chức chiều nay (19/9), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thẳng thắn: "Bản thân tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại mua chuộc để lờ đi các sự việc hoặc đe dọa vì không đạt được ý muốn từ những đối tượng tham gia BHĐC lừa đảo". 

Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng nói, không gì khác ngoài việc lợi nhuận thu được từ BHĐC quá lớn. Với quy mô số người tham gia bán hàng đa cấp lên tới con số 1,2 triệu, dù không phải công ty đa cấp nào cũng vi phạm, nhưng nếu đổ vỡ sẽ có tác động rất lớn đến đời sống người tham gia và cả người tiêu dùng.

Hoạt động bán hàng đa cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Hoạt động bán hàng đa cấp là loại hình kinh doanh vốn được đánh giá cao ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam có nhiều biểu hiện biến tướng gây bức xúc trong dư luận, gây thiệt hạt về tài sản và tinh thần cho nhiều người dân.

Báo cáo tại hội nghị, ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT)- cho biết, tính đến đầu tháng 9/2016, cả nước có 50 doanh nghiệp đủ giấy phép hoạt động BHDC, giảm 17 DN so với năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm, các công ty BHDC đạt tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước 452 tỷ đồng. Theo báo cáo của 48DN, số lượng người tham gia BHDC 6 tháng đầu năm 2016 còn khoảng 500.000 người, giảm 57% so với 1.162.000 người cùng kỳ năm 2015. Loại hàng kinh doanh theo phương thức đa cấp chủ yếu là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng…

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm, 48 Sở Công Thương đã tiến hành kiểm tra doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành trên cả nước. Kết quả cho thấy 26 doanh nghiệp trên tổng số 48 công ty nằm trong diện kiểm tra có dấu hiệu vi phạm và bị xử phạt với số tiền lên tới gần 4,5 tỷ đồng.

Cũng theo ông Trịnh Anh Tuấn, các vi phạm phổ biến gồm: không đăng ký hoạt động, tự ý thay đổi hồ sơ, khuyến mãi “chui”, tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo mạng lưới quy mô lớn mà không thông báo với cơ quan chức năng, không cung cấp đầy đủ thông tin cho người có dự định tham gia BHĐC... Bên cạnh đó, 11 Sở Công Thương cũng kiểm tra và xử lý 17 doanh nghiệp bán hàng đa cấp nhưng chưa có giấy chứng nhận với tổng số tiền phạt là 653 triệu đồng.

Từ đầu năm đến nay, Cục QLCT đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp. Tính đến tháng 8/2016, Cục xử phạt 36 doanh nghiệp vi phạm với số tiền xử phạt trên 6,5 tỷ đồng.

Báo cáo nhanh từ 63 Chi cục Quản lý thị trường cho thấy, từ đầu năm 2015 đến nay, cơ quan này đã kiểm tra, xử lý 353 vụ việc liên quan đến kinh doanh đa cấp với tổng số tiền phạt là gần 5 tỷ đồng.

Thực tế thời gian qua, hoạt động bán hàng đa cấp đã phát triển rất nhanh, nhưng đã bộc lộ một số vấn đề, tiềm ẩn những hệ lụy ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, gây bức xúc trong dư luận. Ông Nguyễn Thanh- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế - chia sẻ, bán hàng đa cấp bất chính hoành hành, gây tác hại lớn tại địa phương, nhiều gia đình bị đổ vỡ, khánh kiệt vì tệ nạn này. Chủ yếu là doanh nghiệp ở các thành phố lớn đi lừa người ở các tỉnh khác. Người bị lừa chủ yếu là người lao động, sinh viên, người về hưu... Hơn nữa, không thể thống kê được thiệt hại, do người thiệt hại vì tham gia BHĐC không dám tố cáo, vì nói ra thì sợ mất hết. Họ im lặng hy vọng sẽ thuyết phục thêm người mua để thu lại được vốn đã bỏ ra chút nào hay chút đó.

Ông Thanh bức xúc: Hiện văn bản, chính sách quản lý chưa theo kịp thực tế diễn biến của BHĐC với các hành vi phát sinh. Nghị định 42 không điều chỉnh hết được các hành vi của BHĐC. Chẳng hạn văn bản yêu cầu tăng cường kiểm tra, nhưng vấn đề là kiểm tra đối tượng nào. Như ở Huế, muốn tìm DN BHĐC rất khó khăn bởi trụ sở công ty không có ở địa phương mà đặt ở thành phố lớn. Mặt khác, các công ty BHĐC luôn có nhiều cách thức tinh vi để trốn kiểm tra, như tổ chức hội thảo vào giờ giấc bất thường, lúc thì vào 5 giờ sáng, lúc lại vào đêm muộn. Cơ quan chức năng không thể đủ người để kiểm soát.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh:
Hội nghị thu hút đông đảo các cơ quan quản lý, các Sở Công Thương và cơ quan truyền thông

Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý BHĐC

Theo ý kiến phản ánh từ các Sở Công Thương, hiện nay, các doanh nghiệp mặc dù đã thực hiện khá đầy đủ nghĩa vụ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nhưng việc quy định doanh nghiệp không cần có chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh tại địa phương đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác giám sát, quản lý, thanh tra và kiểm tra.

Là địa phương sớm thấy được những bất cập của sự biến tướng do BHĐC, ông Trần Vinh Nhung - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh - vừa chia sẻ những cách quản lý hiệu quả của cơ quan này, vừa đưa ra ý kiến, số tiền phạt hiện rất nhỏ so với khoản tiền thu lợi bất chính mà doanh nghiệp kinh doanh đa cấp thu được, do đó xử phạt chỉ là một khía cạnh. Nhà nước phải xây dựng khung chính sách để doanh nghiệp làm ăn chân chính được hưởng lợi, doanh nghiệp trục lợi sẽ không có cơ để lách.

Ngoài ra, đặc điểm cơ bản của bán hàng đa cấp là người tham gia/nhà phân phối đến tận địa chỉ của khách hàng để tư vấn, giải thích về công dụng của sản phẩm cũng như về các lợi ích về kinh tế trong chương trình trả thưởng của doanh nghiệp. Do được thực hiện tại các địa điểm riêng tư nên rất khó kiểm soát về nội dung và càng khó thu thập được chứng cứ để xử phạt người tham gia trong trường hợp người tham gia đó nói sai, nói quá về công dụng của sản phẩm cũng như lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp để dụ dỗ khách hàng mua hàng hoặc tham gia vào mạng lưới do mình xây dựng.

Mặt khác, trước sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng đối với bán hàng đa cấp, một số cá nhân/tổ chức đã chuyển sang các hình thức khác để tiếp tục huy động tài chính như kinh doanh tiền ảo, hô hào góp vốn để đầu tư vào các dự án "bánh vẽ" như bất động sản, nhà hàng, khách sạn...

Tất cả đều có một đặc điểm chung là sử dụng mô hình đa cấp mà cụ thể là mô hình kim tự tháp để huy động tài chính, lấy tiền của người sau để trả cho người trước. Kiểu kinh doanh này là kinh doanh trái phép, đã bị luật pháp nghiêm cấm. Tuy nhiên, do Bộ luật Hình sự đã xóa bỏ tội "kinh doanh trái phép" nên hiện nay không có chế tài để xử lý các hành vi này ngay từ khi mới manh nha xuất hiện. Cơ quan chức năng chỉ có thể vào cuộc khi các dấu hiệu lừa đảo đã tương đối rõ, mà khi đó thì đã quá muộn.

Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp tại các doanh nghiệp và qua công tác xử lý khiếu nại, Cục QLCT nhận thấy nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp cho phép người tham gia mua nhiều mã hàng nhưng không giao hàng cho người tham gia mà yêu cầu người tham gia ký biên bản gửi lại hàng cho doanh nghiệp. Đây là một kiểu "lách luật" rất nguy hiểm.

Nhằm quản lý hoạt động BHĐC, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2014/NĐ-CP về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Nhưng sau hơn 2 năm triển khai, các quy định hiện hành đã bộc lộ một số bất cập, chưa đủ sức răn đe. Ngày 9/3/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 02 về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẽ các hoạt hoạt động bán hàng đa cấp, hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến xây dựng sửa đổi Nghị định 42/2014/NĐ-CP nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để trình Chính phủ thông qua vào cuối năm 2016 - ông Trịnh Anh Tuấn cho hay.

BỘ TRƯỞNG TRẦN TUẤN ANH:

Bộ Công Thương luôn luôn cầu thị, lắng nghe ý kiến của dư luận, của báo giới để hoàn thiện các khung khổ pháp lý. Hiện tại, Bộ đang tiếp cận các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực BHĐC để tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ quốc gia của họ, sau đó nghiên cứu để áp dụng vào nước ta cho phù hợp.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngay khi nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHĐC, Bộ Công Thương đã chủ động kiểm tra, xử lý nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là phát hiện và phối hợp với liên ngành xử lý Công ty Liên Kết Việt.

Theo Thứ trưởng, từ các cuộc kiểm tra này, Bộ Công Thương thấy rằng, việc gắn kết giữa các lực lượng quản lý về BHĐC đã phát huy tác dụng tốt, thời gian tới cần đẩy mạng gắn kết hơn nữa; đồng thời thực hiện công khai và minh bạch thông tin tối đa, tương tác với cơ quan truyền thông. Kết quả gần đây cho thấy, các hiện tượng vi phạm trong BHĐC đã giảm bớt. Đặc biệt, Thứ trưởng Khánh đánh giá: "Cái được nhất là thông tin và kết quả kiểm tra được công khai, minh bạch một cách tối đa. Chú trọng tương tác 2 chiều đối với các cơ quan truyền thông nên tác dụng răn đe đã có hiệu quả nhất định".

Tuy nhiên, Thứ trưởng Khánh cũng cho rằng, có những doanh nghiệp không đăng ký BHĐC, nhưng vẫn thực hiện kinh doanh giống BHĐC như Bitcoin để lừa đảo. Do vậy, cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ thế nào là kinh doanh BHĐC và thế nào là tham gia vào Bitcoin. Bởi Nghị định 42 sửa đổi có hoàn thiện cũng chỉ có thể bảo vệ được những người tham gia vào BHĐC, chứ không thể bảo vệ được những người tham gia vào trò Bitcoin, trừ khi họ chứng minh được là mình bị lừa đảo.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương - đưa ra thông tin: Có tới 24 vấn đề được chúng tôi dự thảo đưa ra trong việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh BHĐC; nhưng tập trung nhất là vấn đề minh bạch thông tin, tăng cường về kiểm tra, kiểm soát để cơ quan chức năng dễ dàng xử lý.

"Chúng tôi cũng sẽ sửa quy định về đăng ký kinh doanh BHĐC, tăng cường điều kiện, qui định chặt chẽ hơn về người tham gia. Một nội dung sẽ bổ sung là yêu cầu ký quỹ, để đảm bảo mức tối thiểu 10 tỷ hay 20 tỷ đồng, hệ thống càng lớn, tỷ lệ ký quỹ càng phải cao để đảm bảo lợi ích cho người tham gia" - ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết.

Hiện nay, có rất nhiều hiện tượng BHĐC bất chính, lợi dụng BHĐC lừa đảo, huy động tài chính, thậm chí các hình thức biến tướng khác… Nếu không kịp thời nghe ý kiến từ dư luận, xã hội, tăng cường biện pháp quản lý thì chắc chắn nguy cơ rất lớn, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, gây bất ổn xã hội. Kết luận hội nghị, Bộ trưởng khẳng định, phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý BHĐC, sửa đổi những nội dung còn bất cập của Nghị định 42 cũng như Thông tư 24, để trình Thủ tướng vào cuộc họp Chính phủ thường kỳ sớm nhất. Tăng mức xử lý vi phạm để đảm bảo đủ sức răn đe, đồng thời phân quyền cho Sở Công Thương các địa phương trong quản lý BHĐC. Đặc biệt siết chặt, hạn chế cấp phép mới BHĐC, "Kiên quyết xử lý, rút giấy phép doanh nghiệp hoạt động BHĐC biến tướng"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Kim Liên - Cấn Dũng - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bán hàng đa cấp

Tin mới nhất

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang giám sát chương trình thu hồi bồn chứa nước bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh của hãng Bridgestone tại thị trường Việt Nam.
Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Audi Việt Nam chính thức thông báo tiến hành chương trình triệu hồi kiểm tra pin cao áp trên các xe Audi e-tron GT và RS e-tron GT.
Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang giám sát chương trình triệu hồi sửa lỗi cảm biến tốc độ đối với 866 xe Honda CB350’H’ness do Công ty Honda Việt Nam thực hiện.
Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Tổng đài1800.6838 đã ghi nhận 6.394 cuộc gọi đến, trong đó gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng được hỗ trợ, xử lý.
Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Tình trạng chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền,… của các hãng hàng không Việt Nam đã gây mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Bộ Công Thương chính thức phát động Cuộc thi “Sinh viên thông thái 2024” với chủ để: “Tìm hiểu pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp”.
Công nghệ -

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Để bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử, cần có các giải pháp công nghệ để định danh, xác định người bán, sản phẩm hàng hóa, từ đó phòng ngừa rủi ro.
Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cả hệ thống chính trị Bắc Kạn đã cùng vào cuộc triển khai nhiều hoạt động thiết thực.
Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

WinCommerce, công ty sở hữu chuỗi WinMart/ WinMart+/ WiN, thuộc Tập đoàn Masan, đã nâng cao vị thế của mình trong ngành bán lẻ kể từ khi nhận chuyển giao
Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về chương trình thu hồi 1.150 sản phẩm máy hút bụi không dây của thương hiệu PHILIPS tại thị trường Việt Nam do lỗi pin.
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025.
Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Kết nối tiêu thụ sản phẩm xanh, thực phẩm an toàn giữa người sản xuất và tiêu dùng là cách thúc đẩy tiêu dùng xanh, thiết lập thói quen tiêu dùng thân thiện.
Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Công tác điều tra tiền tố tụng, phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được Bộ Công Thương chú trọng thực hiện.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa phát đi cảnh báo về hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm xuất hiện trên mạng xã hội thời gian gần đây.
‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất

‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất

Trung bình mỗi năm, Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tiếp nhận khoảng hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng.
Mexico thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí

Mexico thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí

Mexico vừa ra thông báo về dự thảo Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng của máy điều hòa không khí trung tâm dạng ống dẫn, dạng trọn gói và dạng tách rời.
Quảng cáo sản phẩm online: Cần nêu cao trách nhiệm của KOL, người nổi tiếng

Quảng cáo sản phẩm online: Cần nêu cao trách nhiệm của KOL, người nổi tiếng

Câu chuyện người nổi tiếng, KOL quảng cáo bán hàng đã rất phổ biến, nhưng hình ảnh của họ có đủ đảm bảo cho sự an toàn và chất lượng sản phẩm mà họ quảng bá?
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bán hàng trực tiếp

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, bên cạnh các tác động tích cực, phương thức bán hàng trực tiếp tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm tới quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật

Hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật

Việc có đến hơn 90% người tham gia bán hàng đa cấp không vượt qua được kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật là một tình trạng đáng báo động hiện nay.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hơn 700 đơn thư phản ánh về kỳ nghỉ sở hữu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hơn 700 đơn thư phản ánh về kỳ nghỉ sở hữu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đã tiếp nhận hơn 700 đơn, thư có nội dung phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực sở hữu kỳ nghỉ.
Quản lý bán hàng đa cấp: Mạnh tay xoá sổ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

Quản lý bán hàng đa cấp: Mạnh tay xoá sổ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

Nhờ sự mạnh tay trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh đa cấp đã đi vào ổn định. Hiện cả nước chỉ còn 19 doanh nghiệp có phép được hoạt động.
Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Việc bảo mật tốt thông tin sẽ giúp gia tăng lòng tin của người tiêu dùng, từ đó nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Phong cách sống kim cương Việt Nam.
Làm thế nào khi bị tín dụng đen

Làm thế nào khi bị tín dụng đen 'khủng bố' đòi nợ?

Sau một thời gian trầm lắng, hiện tượng đòi nợ “khủng bố” qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội… lại có dấu hiệu bùng phát gây bức xúc trong dư luận.
Tổng đài 1800.6838 giải quyết nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 giải quyết nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng

Tổng đài 1800.6838 ra đời đã giải quyết nhu cầu cấp thiết cần được tư vấn, cung cấp thông tin, cách thức khiếu nại của người tiêu dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động