từ các nước trên thế giới sẽ đắt đỏ hơn đối với những người tiêu dùng Mỹ
Theo ông Wolfgang Schaeuble - Bộ trưởng tài chính Đức, chính sách này của Mỹ là “thiếu khả năng cần thiết” và sẽ tạo ra “nhiều vấn đề ngoại lệ cho thế giới”. Động thái của Fed có thể sẽ khiến đồng đô la Mỹ suy yếu và gây tổn hại cho xuất khẩu tới Mỹ.
Ông Zhou Xiaochuan - giám đốc ngân hàng TW Trung Quốc đã thúc giục việc đưa ra các biện pháp cải tổ tiền tệ trên phạm vi toàn cầu mặc dù ông không nêu rõ hệ thống này nên được thay đổi như thế nào. Trong khi đó, theo Nam Phi, các quốc gia đang phát triển có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Bộ trưởng tài chính Nam Phi, ông Pravin Gordhan cảnh báo rằng các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Nam Phi sẽ hứng chịu tác động mạnh mẽ từ quyết định mở các “cửa lũ” của Mỹ mà không cân nhắc kỹ lưỡng về hậu quả đối với các quốc gia khác. Ngoài ra, chính sách Mỹ “sẽ phá hủy tinh thần hợp tác đa quốc gia mà các lãnh đạo nhóm G20 đã đấu tranh quyết liệt để duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng hiện tại”, ông cho biết. Các lãnh đạo của các bang và chính phủ của G20 – nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới sẽ họp trong một tuần tại Hàn Quốc về các vấn đề tiền tệ và sự bất cân bằng thương mại.
Ngân hàng TW Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ chi 600 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ với hi vọng rằng bơm thêm tiền mặt có thể sẽ giúp thúc đẩy cho đà hồi phục của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, động thái này sẽ làm suy yếu đồng đô la và hàng hóa nhập khẩu từ các nước trên thế giới sẽ đắt đỏ hơn đối với những người tiêu dùng Mỹ. “Nếu chính sách nội địa này là chính sách tối ưu nhất chỉ đối với Mỹ, nhưng tại cùng một thời điểm nó lại không phải là chính sách tối ưu cho cả thế giới, thì nó có thể sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho thế giới. Sẽ có một tác động lan truyền”, ông Zhou cho biết.