Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao NATO đang giảm nguồn viện trợ cho Ukraine?

Trong khi tình hình chiến sự Nga-Ukraine trước mùa đông đang nóng bỏng, NATO lại đang âm thầm cắt giảm nguồn viện trợ quân sự cho Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 18/11: Ukraine lại yêu cầu vũ khí “khủng” từ Mỹ

Mới đây nhất tuyên bố của Chính phủ Italia sẽ không viện trợ một số loại vũ khí hiện đại theo đề xuất của Kiev. Tất cả những động thái trên đều có lý do.

Mỹ và EU sẽ không viện trợ các loại vũ khí hiện đại, phức tạp cho Ukraine không chỉ vì bí mật công nghệ, mà còn do lo ngại ảnh hưởng về danh tiếng nếu bị phía Nga tiêu diệt.
Mỹ và EU sẽ không viện trợ các loại vũ khí hiện đại, phức tạp cho Ukraine không chỉ vì bí mật công nghệ, mà còn do lo ngại ảnh hưởng về danh tiếng nếu bị phía Nga tiêu diệt.

Yêu cầu không có giới hạn từ Ukraine

Kể từ tháng 3/2022, Italia đã cung cấp lựu pháo 155mm H-70, pháo tự hành M109L và PZH 2000, xe bọc thép chở quân M113, tổ hợp pháo phản lực phóng loạt, súng cối, và tên lửa chống tăng cho phía Ukraine. Con số viện trợ cụ thể không được công bố, nhưng thực tế Rome đã cung cấp tới 5 đợt viện trợ cho Ukraine và không sẵn sàng thực hiện đợt thứ 6.

Trả lời tờ Il Messaggero, Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crosetto tuyên bố: "Chúng tôi không chuẩn bị gói viện trợ thứ 6 và cung cấp thêm các loại tên lửa hiện đại. Tôi có thể phải đối mặt với yêu cầu mới về viện trợ quân sự cho Ukraine từ NATO và Liên minh châu Âu, nhưng trước tiên chúng tôi phải ưu tiên đảm bảo kế hoạch quốc phòng nội địa trước”.

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky luôn hối thúc nguồn viện trợ quân sự nước ngoài và coi đây là động lực để chống lại Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky luôn hối thúc nguồn viện trợ quân sự nước ngoài và coi đây là động lực để chống lại Nga.

Trong khi đó, phía Ukraine đã liên tục gửi yêu cầu viện trợ thêm vũ khí, đặc biệt là các loại vũ khí công nghệ cao, đắt tiền như tổ hợp tên lửa phòng không từ Italia. Trong cuối tháng 10/2022, Tổng thống Ukraine Volodimyr Zelensky đã đưa ra danh sách một loạt vũ khí hiện đại cần có để đối đầu với Quân đội Nga, trong đó có đề nghị gửi tới Rome.

Thực tế là, Quân đội Italia còn không có đủ các tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại để bảo vệ lãnh thổ nên việc phải chia sẻ hay viện trợ chúng.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia Alexei Podberezkin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chính trị-quân sự Liên bang Nga nhận định: “Sự thay đổi quyết định của Rome thể hiện họ đang quan tâm hơn tới lợi ích quốc gia thay vì một cuộc chiến ở đâu đó không có ý nghĩa sát sườn. Họ vẫn tuân thủ chính sách của EU, nhưng không muốn tham gia trực tiếp vào xung đột và viện trợ vũ khí đi ngược lại mong muốn đó. Rome đã cảm thấy tới mức giới hạn”.

Theo lời ông A. Podberezkin, xu hướng tương tự cũng đang diễn ra ở Đức, Pháp, Hà Lan và Đan Mạch. Các quốc gia châu Âu đang phải tập trung nguồn lực để đối phó với vấn đề thiếu năng lượng trong mùa đông năm nay hơn là phải móc hầu bao chi tiền cho một cuộc chiến ủy nhiệm ở đâu đó.

Thực tế đang diễn ra tại Italia, khi quốc gia Nam Âu này đang phải đối phó với tình trạng giá năng lượng tăng phi mã và nguồn lực xã hội đang cạn kiệt.

“Chúng ta thực sự đang trong thời kỳ rất khó khăn”, Bộ trưởng Quốc phòng Italia tuyên bố và khẳng định việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Italia.

Nguồn viện trợ từ bên kia bờ đại dương đang giảm xuống

Hiện tại, EU và Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Mới đây nhất, Mỹ đã thông qua gói viện trợ trị giá 400 triệu USD để cung cấp đạn rocket của tổ hợp phòng không Hawk, pháo phản lực HIMARS, xe bọc thép, súng phóng lựu và vũ khí bộ binh.

Tuy nhiên, có một chi tiết khá thú vị là Washington chỉ có kế hoạch cung cấp cho Kiev khoảng 21.000 đơn vị đạn pháo cỡ 155mm, thay vì 75.000 đơn vị như ở đầu cuộc chiến. Trong khi đó, trên chiến trường Ukraine, pháo binh là thứ vũ khí quan trọng đối với Quân đội Ukraine.

Tạp chí The National Interest của Mỹ đánh giá: “Những nỗ lực viện trợ quân sự của Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho Ukraine đã làm bộc lộ 2 vấn đề an ninh quốc gia nghiêm trọng của Mỹ. Đầu tiên, Lầu Năm góc không có đủ đạn dược cần thiết và các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ không được chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột quy mô lớn, khi nhu cầu về vũ khí và đạn dược tăng đột biến… Thực tế là sự thiếu hụt này đã kéo dài nhiểu thập kỷ do ngành công nghiệp quốc phòng được rót vốn đúng mức”.

Trong khi đó, tờ The Wall Street Journal đưa ra một thông tin thú vị là khoảng 100.000 đơn vị đạn pháo 155mm mua từ Hàn Quốc là để lấp đấy kho đạn dược của Quân đội Mỹ vốn bị suy giảm đáng kể do cuộc chiến tại Ukraine. Điều này cũng tương tự đối với dòng tên lửa chống tăng Javelin.

Trước yêu cầu của Ukraine về các loại vũ khí hiện đại như UAV, máy bay chiến đấu hay tổ hợp vũ khí phòng không hiện đại, Tổng thống Mỹ đã khẳng định, Washington sẽ không chuyển giao các loại vũ khí công nghệ cao như vậy để “tránh leo thang xung đột thành Thế chiến 3”. Cùng với đó, Mỹ cũng từ chối cung cấp cho Ukraine loại vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa chiến thuật ATACMS có khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ nước Nga.

Nếu cuộc chiến còn leo thang, Quân đội Ukraine có thể đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược khi ngành công nghiệp quốc phòng nội địa cơ bản đã bị phá hủy trong xung đột và phụ thuộc vào nguồn vũ khí viện trợ.
Nếu cuộc chiến còn leo thang, quân đội Ukraine có thể đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược khi ngành công nghiệp quốc phòng nội địa cơ bản đã bị phá hủy trong xung đột và phụ thuộc vào nguồn vũ khí viện trợ.

Cùng với đó, giới chức quân sự Mỹ cũng lo ngại về khả năng lộ bí mật quân sự khi các loại vũ khí công nghệ cao này có thể rơi vào tay Nga hoặc tính năng chiến đấu của chúng sẽ bị “bóc mẽ”, không giống như quảng cáo. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu vũ khí của Mỹ trong tương lai.

Năng lực sản xuất đã tới hạn

Với việc chiến sự tại Ukraine ngày càng leo thang, các quốc gia phương Tây và Mỹ đang lo lắng về nguy cơ cạn kiệt kho vũ khí do khả năng sản xuất không tương xứng với nguồn viện trợ cho Ukraine.

"Tôi nghĩ nhiều quốc gia đang khá lo lắng. Việc viện trợ cho Ukraine cần được điều chỉnh", một quan chức NATO giấu tên chia sẻ với Tạp chí Foreign Policy

NATO đang thảo luận về cách giúp đỡ các quốc gia trong khối về việc đảm bảo dự trữ vũ khí ở mức cần thiết và duy trì năng lực phòng thủ quốc gia.

Tạp chí Foreign Policy lưu ý, phương Tây và Mỹ trong Chiến tranh Lạnh có lượng dự trữ vũ khí và các nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất quy mô lớn phòng trường hợp xảy ra chiến tranh với Liên Xô. Sau sự tan rã của Liên Xô, NATO bắt đầu giảm lượng dự trữ và chuyển sang vũ khí công nghệ mới.

"NATO không có sự chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô như vậy (xung đột ở Ukraine) với việc sử dụng số lượng rất lớn xe tăng và đạn dược", ông Frederick Kagan, Cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp quốc phòng Mỹ chia sẻ.

Mỹ và phương Tây hiện đang hối thúc các Tổ hợp công nghiệp quốc phòng tăng cường năng lực sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề này khó có thể giải quyết trong ngày một, ngày hai và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nguồn viện trợ vũ khí cho Ukraine trong thời gian tới.

Tuấn Sơn (tổng hợp theo RIAN, The National Interest, Foreign Policy)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt 'không kích' bằng tên lửa, Israel không kích vào Beirut

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 14/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự tại thủ đô Kiev (Ukraine) và thủ đô Beirut (Lebanon).
Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Một trong những diễn biến đáng chú ý nhất trong nhiều năm qua tại Trung Đông là sự xuất hiện của Ấn Độ với vai trò là đối tác quan trọng tại khu vực này.
Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Donbass vỡ trận khiến 3.000 quân Azov đánh bại; Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/11.
Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel 'nã đạn' vào Lebanon, Hezbollah không kích đáp trả

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 13/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Lebanon và cảnh báo liên quan đến Ukraine của cựu Thủ tướng Anh.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove khi cố gắng phá đập nước bên bờ sông Volchaya để gây ngập lụt.
Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ; Ba Lan ‘mặc cả’ với NATO về Ukraine…
Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Ukraine 'sụp đổ' tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass... là những nội dung chính có trong bản tin cập nhật chiến sự Nga - Ukraine trưa ngày 14/11.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/11: Ông Donald Trump có động thái mới về hoà bình; Nga cảnh báo NATO

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/11: Ông Donald Trump có động thái mới về hoà bình; Nga cảnh báo NATO

Ông Donald Trump có động thái mới về xung đột Nga-Ukraine, Nga ra 'tối hậu thư' cho NATO... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 14/11.
Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Các binh sĩ Ukraine đang bày tỏ lo ngại về hiệu quả của vũ khí do phương Tây cung cấp khi đối mặt với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Tổng thống Zelensky nguy cơ 'mất quyền lực' trong khi Nga tuyên bố không đàm phán,... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 13/11.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Nga bất ngờ tấn công tên lửa vào thành phố Kiev lần đầu tiên kể từ tháng 8, gây lo ngại việc này có thể phá hoại hệ thống năng lượng khi mùa đông đến gần.
Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

"Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác truyền thống và các đối tác mới" là chủ đề Hội nghị đang diễn ra tại Brazil.
Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine 'nhẹ nhõm' với lựa chọn nội các của ông Donald Trump

Theo Politico, hai lựa chọn mới trong nội các của ông Trump đang làm nhiều đồng minh của Ukraine 'hài lòng', với mong đợi rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ nước này.
Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth - người dẫn chương trình của Fox News, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới của ông.

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt.
Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới; NATO nêu lý do không đưa quân tới Kiev.
Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc, nước chủ nhà đã giới thiệu máy bay này có tên là White Emperor Type B (hay Bạch Đế B).
Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Ngày 12/11, Bộ Quốc phòng Israel đã bác bỏ mọi thỏa thuận ngừng bắn và tuyên bố tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin.
Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.
Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Theo tờ Economist, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ, hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran hằng năm mang về cho nước này hàng tỷ USD.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11.
Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine

Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine 'chặn đứng' 50.000 lính Nga, Pháp lạc quan về tương lai của Ukraine

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 12/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự tại Kursk và tương lai của Ukraine dưới chính quyền ông Donald Trump
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động