Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine 'chặn đứng' 50.000 lính Nga, Pháp lạc quan về tương lai của Ukraine

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 12/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự tại Kursk và tương lai của Ukraine dưới chính quyền ông Donald Trump
Điểm tin nóng thế giới ngày 5/11: Nga càn quét Zaporizhzhia; ngôi làng Ấn Độ cầu nguyện cho bà Harris Điểm tin nóng thế giới ngày 6/11: Kịch tính 'cuộc đua' bầu cử Mỹ; Ukraine 'vỡ trận' tại Kursk Điểm tin nóng thế giới ngày 7/11: Châu Âu chuẩn bị cho thời kỳ Trump 2.0; Nga thắng lớn ở Donetsk

Ukraine ‘chặn đứng’ 50.000 lính Nga tại Kursk

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Nga đã triển khai gần 50.000 quân tới Kursk, khu vực phía nam nước Nga, nơi Kiev phát động cuộc phản công bất ngờ vào mùa hè.

Toàn cảnh thế giới ngày 12/11: Ukraine 'chặn đứng' 50.000 lính Nga, Pháp lạc quan về tương lai của Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine đã chặn nhóm binh lính Nga "gần 50.000 người" tại khu vực Kursk. Ảnh: AFP.

Quân đội Ukraine tiếp tục chặn "nhóm quân địch gần 50.000 người" ở Kursk, ông Zelensky cho biết trong một bài đăng trên Telegram sau khi nhận được báo cáo tóm tắt từ Tướng Oleksandr Syrskyi, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine.

Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra một ngày sau khi tờ The New York Times đưa tin rằng, Moscow đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công vào khu vực Kursk với lực lượng 50.000 quân.

Kiev đã phát động cuộc tấn công vào khu vực Kursk của Nga vào tháng 8, khiến không chỉ Moscow mà cả các đồng minh của họ bất ngờ. Vào thời điểm đó, họ nói rằng, hoạt động này là cần thiết, vì Nga đã có kế hoạch phát động một cuộc tấn công mới vào Ukraine từ khu vực này. Họ nói rằng, họ đang nhắm đến việc tạo ra một "vùng đệm" để ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới trong tương lai.

Cuộc tấn công Kursk đã khiến Moscow hoàn toàn không kịp chuẩn bị.

Người Ukraine đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Nga và từ đó duy trì quyền kiểm soát hàng trăm dặm vuông lãnh thổ Nga. Và trong khi Nga đã giành lại một số khu định cư, thì ranh giới kiểm soát hầu như không thay đổi trong những tháng qua.

Cuộc tấn công Kursk cũng nhằm mục đích ngăn chặn kế hoạch của Nga để tiến công vào Tỉnh Sumy, để tạo ra một "vùng đệm" ở phía bắc Ukraine, và kéo lực lượng Nga ra khỏi Tỉnh Donetsk, nơi Moscow vẫn đang tiến quân đều đặn, quân đội Ukraine cho biết.

Theo Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi, lực lượng Nga đã phải chịu 7.905 binh sĩ thiệt mạng, 12.220 người bị thương và 717 người bị bắt trong ba tháng diễn ra cuộc tấn công Kursk.

Ông Zelensky trước đó đã nói rằng, nếu Ukraine được phép sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây chống lại các mục tiêu sâu bên trong nước Nga, họ có thể nhắm mục tiêu trước vào "mọi trại lính" ở Nga.

Nga phá hủy hầu hết thiết bị quân sự của Ukraine ở Chasov Yar

Kênh TASS dẫn lời Đại tá Vitaly Kiselyov của Nga, cho rằng các trung đoàn không quân Nga ở gần khu vực Chasov Yar đang thực hiện thành công các hoạt động chiến đấu với sự hỗ trợ của các đơn vị tình nguyện.

Quân đội Ukraine hầu như không còn thiết bị quân sự nào gần Chasov Yar ở vùng Donetsk nhờ các trung đoàn không quân của Nga, Đại tá Vitaly Kiselyov, một chuyên gia quân sự đến từ Donbass, cho biết trên kênh truyền hình Solovyov Live TV.

"Quân địch hầu như không có bất kỳ thiết bị quân sự nào ở khu vực này, kể từ khi lính dù của chúng tôi chiếm được. Các tay súng bắn tỉa của chúng tôi đang dần “chăm sóc” bộ binh của họ, từng chút một, hoạt động rất tích cực, hầu như hàng ngày", ông Kiselyov cho biết.

Ông cho biết thêm rằng, các trung đoàn không quân Nga gần Chasov Yar đang thực hiện thành công các hoạt động chiến đấu với sự hỗ trợ của các đơn vị tình nguyện. Quân đội Ukraine trong khu vực này đang dần bị đẩy lui. "Lực lượng vũ trang Nga không cho phép họ thậm chí ngẩng đầu lên, chứ đừng nói đến việc di chuyển cả ngày lẫn đêm, để thực hiện bất kỳ hình thức tái triển khai nào, để thay đổi bất kỳ tuyến đường nào", chuyên gia này cho biết.

Pháp lạc quan về tương lai của Ukraine dưới chính quyền ông Donald Trump

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho rằng không nên vội kết luận về chính sách của Mỹ dưới thời ông Donald Trump đối với xung đột ở Ukraine.

Cụ thể, trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình ngày 11/11, ông Barrot tuyên bố: "Tôi tin rằng chúng ta không nên phán đoán trước bất cứ điều gì về lập trường hay sáng kiến dưới thời chính quyền mới ở Mỹ. Chúng ta cần dành thời gian để làm việc với chính quyền đó", đề cập về chính sách tương lai của Mỹ với xung đột ở Ukraine.

Ngoại trưởng Barrot khẳng định, Pháp sẵn sàng phối hợp với Mỹ về vấn đề Ukraine, cho rằng cần tiếp tục cung cấp cho Kiev các phương tiện để "giành chiến thắng" trước Moscow.

Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cũng phát biểu tại diễn đàn rằng, bà hy vọng "vẫn có một số tin tốt từ Mỹ trong năm nay", dường như đề cập thông tin Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố Washington sẽ giải ngân 6 tỷ USD viện trợ còn lại cho Kiev trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025.

Ngay từ khi tranh cử, ông Donald Trump đã chỉ trích khoản viện trợ 175 tỷ USD mà Mỹ cam kết dành cho Ukraine kể từ khi nổ ra xung đột năm 2022. Tổng thống đắc cử Mỹ nhiều lần tuyên bố có thể xử lý cuộc xung đột này trong 24 giờ, nhưng không nêu biện pháp cụ thể.

Báo Mỹ hôm 11/11 đưa tin ông Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về xung đột Ukraine, song Điện Kremlin bác bỏ thông tin này.

Israel kêu gọi Nga giúp đỡ đàm phán hòa bình tại Lebanon

Theo Reuters, giới chức Israel cho biết hôm thứ Hai rằng đã có tiến triển trong các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Lebanon, và ám chỉ rằng Nga có thể đóng vai trò bằng cách ngăn chặn Hezbollah tái vũ trang thông qua Syria, mặc dù nhóm được Iran hậu thuẫn này cho biết họ chưa nhận được bất kỳ đề xuất ngừng bắn mới nào.

Sau khi bị tấn công dữ dội bởi Israel, Hezbollah cho biết các cuộc tiếp xúc chính trị đang diễn ra với sự tham gia của những người ủng hộ họ ở Tehran, Washington và Moscow, đồng thời cũng cho biết họ có đủ vũ khí cho một "cuộc chiến dài" và sẽ tiếp tục bắn tên lửa vào Israel.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Israel, Gideon Saar, cho biết cuộc chiến chống lại Hezbollah vẫn chưa kết thúc. Ông cho biết, thách thức chính đối với bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào sẽ là việc thực thi thỏa thuận đó, mặc dù đã có "một số tiến triển" trong các cuộc đàm phán.

Sau các vòng đàm phán ngoại giao do Mỹ dẫn đầu trước đó không có kết quả nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn ở Lebanon, một số nhà bình luận chính trị đang thấy có hy vọng mới khi Tổng thống Joe Biden chuẩn bị rời Nhà trắng vào tháng 1, với ông Donald Trump được bầu thay thế ông. Trong khi đó, hy vọng về một lệnh ngừng bắn ở Gaza đã phải thất bại nặng nề, khi Qatar vừa tuyên bố đình chỉ vai trò trung gian của nước này.

Xung đột tại biên giới Lebanon - Israel bùng phát từ cuộc chiến ở Gaza. Vào tháng 9 vừa qua, Israel đã không kích nhiều khu vực trên diện rộng tại Lebanon và đưa quân vào phía nam nước này.

Ông Saar, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Jerusalem, cho biết Israel đang làm việc với Mỹ về 1 lệnh ngừng bắn. Israel muốn Hezbollah rút lui về phía bắc sông Litani - cách biên giới khoảng 20 dặm (30 km) - và không được phép tái vũ trang, ông cho biết.

Ông Saar cũng cho biết, nguyên tắc cơ bản cho bất kỳ thỏa thuận nào phải là Hezbollah không được phép mang vũ khí từ Syria vào.

"Và như các bạn đã biết, người Nga hiện diện ở Syria. Nếu họ đồng ý với nguyên tắc này, tôi nghĩ họ có thể đóng góp hiệu quả vào mục tiêu này"- ông Saar khẳng định.

Ông Donald Trump công bố ứng cử viên cho chức vụ Ngoại trưởng Mỹ

Theo các nguồn tin, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio, một chính trị gia gốc Mỹ Latinh, cho vị trí ngoại trưởng.

Với lựa chọn này, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, người sinh ra ở Florida, dự kiến sẽ trở thành người gốc Mỹ Latinh đầu tiên giữ chức vụ thủ lĩnh ngoại giao của nước Mỹ sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2025.

Ông Rubio được cho là ứng cử viên "diều hâu nhất" trong danh sách rút gọn của ông Trump cho vị trí ngoại trưởng. Ông Rubia luôn ủng hộ chính sách đối ngoại cứng rắn đối với các đối thủ địa chính trị của Mỹ, bao gồm cả Trung Quốc.

Trong vài năm qua, ông Rubio đã nới lỏng một số lập trường của mình để phù hợp hơn với quan điểm của Tổng thống đắc cử Trump. Ông Trump từng cáo buộc các tổng thống Mỹ trước đây đã dẫn dắt nước Mỹ vào các cuộc chiến tranh tốn kém và vô ích, đồng thời thúc đẩy chính sách đối ngoại kiềm chế hơn.

Thượng nghị sĩ Rubio đã phục vụ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Tình báo Thượng viện. Ông từng trong danh sách rút gọn những người được chọn làm liên danh tranh cử với ông Trump và nếu được đề cử cho vị trí ngoại trưởng, ông Rubio sẽ không khó khăn gì trong việc được Thượng viện phê chuẩn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chính quyền mới sẽ đối mặt bài toán khó khăn hơn với một thế giới bất ổn và nguy hiểm hơn so với thời điểm ông Trump nhậm chức vào năm 2017, khi các cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine và Trung Đông.

Cuộc xung đột Ukraine sẽ là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của ngoại trưởng tương lai Rubio. Trong các cuộc phỏng vấn gần đây, vị chính trị gia 53 tuổi này đã nói rằng, Ukraine cần tìm kiếm một giải pháp đàm phán với Nga thay vì tập trung vào việc giành lại toàn bộ lãnh thổ mà Moscow đã kiểm soát trong thập niên qua.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Các binh sĩ Ukraine đang bày tỏ lo ngại về hiệu quả của vũ khí do phương Tây cung cấp khi đối mặt với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Donbass vỡ trận khiến 3.000 quân Azov đánh bại; Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/11.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/11: Tổng thống Zelensky nguy cơ ‘mất quyền lực’; Nga cứng rắn từ chối đàm phán

Tổng thống Zelensky nguy cơ 'mất quyền lực' trong khi Nga tuyên bố không đàm phán,... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối ngày 13/11.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

"Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác truyền thống và các đối tác mới" là chủ đề Hội nghị đang diễn ra tại Brazil.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel

Toàn cảnh thế giới 13/11: Israel 'nã đạn' vào Lebanon, Hezbollah không kích đáp trả

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 13/11 có một số thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Lebanon và cảnh báo liên quan đến Ukraine của cựu Thủ tướng Anh.
Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev ‘rung chuyển’ trước cuộc tấn công bằng tên lửa đầu tiên kể từ tháng 8

Nga bất ngờ tấn công tên lửa vào thành phố Kiev lần đầu tiên kể từ tháng 8, gây lo ngại việc này có thể phá hoại hệ thống năng lượng khi mùa đông đến gần.
Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine

Báo Mỹ: Đồng minh của Ukraine 'nhẹ nhõm' với lựa chọn nội các của ông Donald Trump

Theo Politico, hai lựa chọn mới trong nội các của ông Trump đang làm nhiều đồng minh của Ukraine 'hài lòng', với mong đợi rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ nước này.
Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn ông Pete Hegseth - người dẫn chương trình của Fox News, giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới của ông.

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt.
Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 13/11/2024: Ba Lan nói đàm phán hòa bình về Ukraine sẽ thiết lập trật tự thế giới mới; NATO nêu lý do không đưa quân tới Kiev.
Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Trung Quốc trình làng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 - Bạch Đế B, thách thức bầu trời

Tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ quốc tế Trung Quốc, nước chủ nhà đã giới thiệu máy bay này có tên là White Emperor Type B (hay Bạch Đế B).
Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Israel từ chối ngừng bắn tại Lebanon, tiếp tục tấn công lực lượng Hezbollah

Ngày 12/11, Bộ Quốc phòng Israel đã bác bỏ mọi thỏa thuận ngừng bắn và tuyên bố tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin.
Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.
Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Economist: Hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran gây chấn động thế giới

Theo tờ Economist, bất chấp các biện pháp trừng phạt của Mỹ, hoạt động buôn bán dầu bí mật của Iran hằng năm mang về cho nước này hàng tỷ USD.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11: Ông Trump cam kết

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11: Ông Trump cam kết 'nóng' về đàm phán hòa bình; chiến trường Kursk hoá 'chảo lửa'

Ông Trump cam kết nóng về đàm phán hoà bình Nga-Ukraine; chiến trường Kursk hoá 'chảo lửa'... là nội dung chính trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 12/11.
Làn sóng doanh nghiệp Nga phá sản gia tăng

Làn sóng doanh nghiệp Nga phá sản gia tăng

Tình trạng phá sản doanh nghiệp ở Nga không có dấu hiệu giảm và có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong các tháng tới nếu không có biện pháp can thiệp từ chính phủ.
Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Chiến sự Trung Đông: Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố cứng rắn với Hezbollah

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz tuyên bố sẽ duy trì tấn công Hezbollah tại Lebanon, không chấp nhận ngừng bắn cho đến khi đạt được các mục tiêu.
Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn

Chiến sự Trung Đông: Ông Trump gặp đặc phái viên Israel, bàn 'kế hoạch lớn' cho tương lai Trung Đông

Theo hãng tin Axios, đặc phái viên của ông Netanyahu - Dermer đã đến gặp ông Trump để gửi thông điệp chiến lược của Israel trước khi ông Trump nhận nhiệm sở.
Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Chiến sự Trung Đông: Nguyên nhân nào Israel mở rộng khu vực nhân đạo ở Gaza?

Israel mở rộng khu vực nhân đạo tại Gaza, đáp ứng yêu cầu từ Mỹ. Tuy nhiên, khu vực này ngày càng chật chội, thiếu nhu yếu phẩm và dịch vụ y tế trầm trọng.
Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Iran và Nga chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng

Theo Ngân hàng Trung ương Iran, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Iran trong mạng lưới ATM của Nga.
Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa AGM-88E (AARGM) và hệ thống phòng không tiên tiến như PATRIOT.
Chiến sự Nga-Ukraine 12/11/2024: Phần Lan nói, Ukraine trung lập sẽ không dẫn đến hòa bình; thời điểm then chốt với Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 12/11/2024: Phần Lan nói, Ukraine trung lập sẽ không dẫn đến hòa bình; thời điểm then chốt với Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 12/11/2024: Phần Lan nói, Ukraine trung lập sẽ không dẫn đến hòa bình; hé lộ thời điểm then chốt với Ukraine...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động