Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử: Cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ mua sắm, trao đổi hàng hóa, xuất nhập khẩu. Xét trên phạm vi toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng nhanh và trở thành xu thế nổi bật của thương mại điện tử trong những năm gần đây. Và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này.

Tốc độ tăng trưởng nhanh

Ngày 27/11, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Vuasanca phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi số thành công trên nền tảng thương mại điện tử". Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2020).

Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử
Ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á (SEA) 2020 do Google, Temasek và Bain & Company công bố thì nền kinh tế số Việt Nam đạt tổng giá trị 14 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với năm 2019 và Việt Nam là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt 41%. Đặc biệt, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nằm trong top 10 thành phố năng động nhất thế giới năm 2019 theo bảng xếp hạng City Momentum Index 2019.

"Thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu" - ông Nguyễn Thế Quang nhấn mạnh.

Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam (B2C) tăng trưởng trung bình hàng năm từ 20%-30%/năm, doanh thu thương mại điện tử B2C của Việt Nam 2019 đạt 10,08 tỷ USD, ước tính giá trị mua sắm trực tuyến đặt 225USD/người/năm (cao nhất trong khu vực).

"Hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu. Xét trên phạm vi toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng nhanh và trở thành xu thế nổi bật của thương mại điện tử trong những năm gần đây. Và đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp của chúng ta" - ông Nguyễn Thế Quang cho hay.

Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử
Ông Ngô Hoàng Gia Khánh - Phó Tổng Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp, Công ty Tiki Việt Nam

Chia sẻ thêm về cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng: Đại dịch Covid-19 là một cơ hội tốt để thay đổi tư duy của người sản xuất, tiêu dùng và những người đang làm các nền tảng cho thương mại điện tử. Các dự án startup trong lĩnh vực này đã tăng lên rất nhiều trong thời qua nhưng cũng gặp phải thách thức rất lớn, cạnh tranh với các “đại gia” đi trước trong sân chơi toàn cầu. Do đó, cần huyến khích tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Theo ông Phạm Hồng Quất: Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… là ba hành lang pháp lý thể hiện rất rõ nhận thức về vai trò quan trọng của thương mại điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử
Ông Trần Xuân Thủy - Giám đốc Global Selling Amazon Việt Nam

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Ngô Hoàng Gia Khánh - Phó Tổng Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp tại Tiki cho biết, trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để kinh doanh thành công trên các sàn thương mại điện tử. Theo đó, doanh nghiệp có thể không mất phí xây dựng và vận hành; giảm chi phí marketing, nhờ tiếp cận trực tiếp với tập khách hàng lớn; giảm chi phí đầu tư nhân sự; tăng chất lượng dịch vụ.

"Đặc biệt, các sàn thương mại điện tử cung cấp đa dạng mô hình vận hành, giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc quản lý tồn kho và cung ứng sản phẩm cũng như thủ tục lên sàn đơn giản, nộp hồ sơ và duyệt trực tuyến" - ông Ngô Hoàng Gia Khánh nói.

Qua các thống kê, ông Trần Xuân Thủy - Giám đốc Global Selling Amazon Việt Nam cũng đưa ra con số rất ấn tượng về tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong năm nay sẽ vượt 6 lần so với bán hàng truyền thống. Đặc biệt, dự báo quy mô thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ vượt quá 3.300 tỷ USD trong 2 năm tới.

“Trong đại dịch, các kênh bán hàng trực tuyến là phương thức an toàn nhất để người tiêu dùng mua sắm các nhu yếu phẩm. Việc chuyển đổi hình thức mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai dài hạn" - ông Trần Xuân Thủy nhận định.

Một báo cáo gần đây được công bố bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chỉ ra, đại dịch COVID-19 đã chứng minh thương mại điện tử không chỉ là một công cụ hay giải pháp hữu ích đối với người tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng, mà còn là động lực kinh tế đối với sự tăng trưởng của thương mại nội địa và quốc tế, từ đó góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử

“Dù đại dịch Covid-19 tác động đến kinh tế - thương mại toàn cầu song doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2020 vẫn tăng trưởng ở mức 2 con số” - bà Nguyễn Thúy Anh - Trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng kinh tế số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) thông tin thêm.

Cơ hội khai thác các thị trường tiềm năng

Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), quy mô thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam bao gồm doanh thu tất cả hàng hóa, dịch vụ bán qua kênh Thương mại điện tử liên tục tăng trong 5 năm qua. Nếu như 2015 số người tham gia mua sắm trực tuyến chỉ khoảng 30,3 triệu người thì 5 năm sau (tức là năm 2019) đã có 44,8 triệu người tham gia. Cùng với đó, giá trị mua sắm trực tuyến của một người cũng có thay đổi nhanh chóng, từ 160 USD vào năm 2015 tăng lên 225 USD vào 2019.

Trong xu hướng hiện nay, thương mại điện tử không còn quá xa vời với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, ông Trịnh Hoàng Linh, Giám đốc điều hành iExport, Công ty CP Procom Việt Nam lại đưa ra một khảo sát không mấy khả quan với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Theo đó, vẫn có hơn 70% các doanh nghiệp SME Việt Nam chưa triển khai xây dựng kênh thương mại điện tử cho doanh nghiệp, đặc biệt là thương mại điện tử quốc tế. Nguyên nhân chính là doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhưng không biết làm thương hiệu, chỉ làm gia công cho khách hàng theo kiểu bán trực tiếp cho thương lái hoặc tìm kiếm khách hàng tại các hội chợ triển lãm quốc tế, họ không quan tâm đến Thương mại điện tử hoặc doanh nghiệp chưa có kiến thức về thương mại điện tử quốc tế.

Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử
Ông Trịnh Hoàng Linh - Giám đốc điều hành iExport, Công ty CP Procom Việt Nam

“Nhiều chủ doanh nghiệp biết về thương mại điện tử quốc tế nhưng không có kinh nghiệm và chưa biết cách làm nên khi bắt tay vào làm thì gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc triển khai không hiệu quả, dần dần họ sẽ nghĩ rằng thương mại điện tử là không hiệu quả và từ bỏ nó” - ông Trịnh Hoàng Linh nêu.

Cũng chia sẻ về những điểm vướng mà doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay, ông Vũ Đức Thịnh - Tổng Giám đốc Lazada Logistics Việt Nam cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có định hướng chuyển đổi số nhưng hiện đối mặt với nhiều thách thức như: Chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật số; chưa được trang bị tư duy kinh doanh trên nền tảng số; thiếu sự thấu hiểu khách hàng và dữ liệu vận hành trên nền tảng số.

Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử

Theo ông Nguyễn Thế Quang, thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp thành công và coi các nền tảng thương mại điện tử là công cụ hỗ trợ, là hình thức kinh doanh chủ yếu của mình. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hơn nữa, nhờ công nghệ BigData, IoT, doanh nghiệp có thể phân tích hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự cải tiến sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng, chiến lược tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp…“Cơ hội là ngang nhau nhưng thành công là khác biệt. Các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội hôm nay để có thể gặt hái được nhiều thành công trong tương lai” - ông Nguyễn Thế Quang chia sẻ thêm.

Thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ kết nối sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lên nền tảng thương mại điện tử giữa đại diện Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp - Bộ Khoa học và Công nghệ, Vuasanca và Công ty Lazada Việt Nam

Trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nêu rõ thương mại điện tử là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C (hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng) tính cho cả hàng hóa và dịch vị tiêu dùng trực tuyến tăng 25%, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Chính phủ xác định thương mại điện tử là nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả, sản xuất-kinh doanh. Việc phát triển thương mại điện tử, kinh tế số được thực hiện theo mô hình lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm một số lĩnh vực và địa phương, để tạo sự dẫn dắt, lan tỏa trong xã hội.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Chuyên gia chia sẻ thành công trong kinh doanh nhờ livestream

Theo các chuyên gia về thương mại điện tử, livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận nhiều người mua, đem lại doanh thu cao dù mức đầu tư thấp.
Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Những xu thế tiêu dùng mới, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Các dòng sản phẩm như dụng cụ học tập, phụ kiện công nghệ và quà tặng mùa tựu trường là cơ hội hấp dẫn cho các nhà bán hàng thương mại điện tử kinh doanh.
Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Thương mại điện tử chuyên nghiệp bắt đầu bằng việc các sàn kiện toàn chính sách

Shopee đã điều chỉnh và làm mới hơn 10 chính sách chỉ trong vòng hơn nửa năm để cải tổ quy trình hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên nghiệp
Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.
Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử ở Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết phát triển thương mại điện tử giữa Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước, tạo đà cho sự phát triển chung của nội vùng, liên vùng.

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck

Sự kiện ra mắt nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa Echeck được đánh giá là "cánh cửa" mới cho sự phát triển của nền thương mại điện tử Việt Nam.
Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, ngày 4/9, tại thành phố Pleiku sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

'Nghề Chủ Chốt': Cùng Hằng Du Mục đưa nông sản 'bùng nổ' trên TikTok Shop

Tập 4 của “Nghề Chủ Chốt”, khán giả chứng kiến hành trình Hằng Du Mục vượt thử thách, đưa nông sản Việt lên TikTok Shop, tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng.
Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình

Sáng tạo nội dung số trên TikTok Shop - Hành trình 'từ không đến có'

Sự tăng trưởng của TikTok Shop cũng song hành với sự phát triển của không ít thương hiệu và nhà bán hàng, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tiểu thương...
Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Thừa Thiên Huế: Phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị…
TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

TikTok đang trở thành mạng xã hội không thể thiếu của người Việt

Trong 5 nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, TikTok là ứng dụng duy nhất có sự tăng trưởng trong quý vừa qua.
Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Mở “cánh cửa online” cho hàng Việt xuất khẩu

Việt Nam là nền kinh tế xuất khẩu, với thế mạnh dệt may, da giày, gạo, nông sản… dư địa, tiềm năng về thương mại điện tử xuyên biên giới rất lớn.
Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Gần 100 doanh nghiệp đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số từ xa sau 1 tháng triển khai

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công.
Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Đại diện TikTok Việt Nam: Cá nhân, tổ chức bán hàng trên nền tảng có nghĩa vụ tự kê khai thuế

Theo đại diện TikTok, khai báo và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế khi tham gia nền tảng là yêu cầu bắt buộc và đang được nền tảng siết chặt.
Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Thương mại điện tử hoàn thiện chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số

Tốc độ phát triển của kinh tế số phụ thuộc rất nhiều vào “kiềng ba chân”: chính sách vĩ mô từ Nhà nước, sàn thương mại điện tử và chủ động của doanh nghiệp.
Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Viettel Post kinh doanh ra sao trước khi chủ tịch Nguyễn Thanh Nam xin từ nhiệm?

Ông Nguyễn Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029, đã nộp đơn xin từ nhiệm tại Viettel Post.
Xanh hóa

Xanh hóa 'ô nhiễm trắng' trong giao dịch thương mại điện tử

Sự phát triển mua hàng trực tuyến mang theo hệ lụy rác thải trong giao - nhận, làm gia tăng ô nhiễm trắng, J&T Express có những biện pháp, để bảo vệ môi trường.
Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Thương mại điên tử xuyên biên giới tạo cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp MSME

Xuất khẩu trực tuyến qua thương mại điện tử giúp tối giản thủ tục xuất nhập khẩu và quy trình vận hành gian hàng quốc tế
"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

"Chung" tiền đập đá tìm ngọc: Cơ quan quản lý yêu cầu TikTok xử lý dấu hiệu hình sự, trốn thuế

Chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại điện tử phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn, loại bỏ khỏi website, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Phát triển thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Các nền tảng thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ hàng Việt hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương…
Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Công Thương đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.. của 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Bến Tre đã được tiếp cận kỹ năng kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Hành trình chinh phục thị trường

Hành trình chinh phục thị trường 'màn hình led' của LED D&Q

Với khả năng hiển thị hình ảnh sống động, sắc nét và bắt mắt, màn hình LED đang trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Thái Nguyên trở thành trung tâm kết nối, liên kết vùng về thương mại điện tử

Thái Nguyên được đánh giá rất thuận tiện để trở thành trung tâm kết nối, phát triển được sự liên kết vùng về thương mại điện tử.

'Nghề Chủ Chốt': Tiết lộ bí mật hậu trường của những phiên livestream ''thay đổi cuộc chơi''

Livestream không còn là nghề tay ngang, mà là một nghề thực thụ, cần sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu để mang đến những giá trị bền vững cho công chúng.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế trong xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng để đưa hàng Việt đến với thị trường toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động