Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyên gia hiến kế giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Sản phẩm công nghiệp văn hóa phải thể hiện được tính sáng tạo, bởi vì công nghiệp văn hóa chính là một trong những nhóm ngành thuộc công nghiệp sáng tạo.
Sắp diễn ra Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam Sửa Luật Thủ đô: Tạo "hệ sinh thái" thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển

Sản phẩm công nghiệp văn hóa phải có tính nghệ thuật, độc đáo

Nghiên cứu xác định một số sản phẩm dịch vụ công nghiệp văn hóa Thủ đô cần ưu tiên phát triển trong tình hình mới là một chủ đề quan trọng, hấp dẫn để hiện thực hóa Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Chia sẻ tại hội thảo khoa học nhiệm vụ “Nghiên cứu xác định một số sản phẩm dịch vụ công nghiệp văn hóa Thủ đô cần ưu tiên phát triển trong tình hình mới” ngày 15/12 do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức, Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho hay, Nghị quyết 09-NQ/TU xác định tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực tiềm năng, lợi thế của Thủ đô là du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; quảng cáo; mỹ thuật; nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thời trang; ẩm thực; phần mềm và các trò chơi giải trí; truyền hình và phát thanh; xuất bản.

Chuyên gia hiến kế giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Thành phố tập trung phát triển công nghiệp văn hoá vào ba ngành gồm du lịch văn hóa, ẩm thực và nghệ thuật biểu diễn

Nhấn mạnh Hà Nội đang đi đầu phát triển công nghiệp văn hóa, tuy nhiên, Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú cũng cho rằng, phải đánh giá được thực trạng, xác định đúng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa tiêu biểu, thế mạnh để ưu tiên tập trung đầu tư thì mới tạo được đột phá trong thời gian tới.

Chỉ ra những lĩnh vực có thế mạnh thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho biết, so với Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của cả nước, Hà Nội đã đề xuất thêm ngành ẩm thực – một ngành thực sự có tiềm năng phát triển lớn của Thủ đô.

"Thành phố xác định ba ngành gồm du lịch văn hóa, ẩm thực và nghệ thuật biểu diễn có nhiều dấu ấn, tiếng vang thời gian vừa qua để tập trung phát triển thành ngành công nghiệp văn hóa thế mạnh là rất chính xác. Vấn đề là cần lựa chọn được những sản phẩm, dịch vụ từ những ngành này để ưu tiên đầu tư" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Mỳ nói.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Mỳ gợi mở một số sản phẩm, dịch vụ triển vọng. Cụ thể, về du lịch văn hóa có du lịch "theo dấu chân Bác"; du lịch lễ hội chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu, đền Và, phủ Tây Hồ, làng Chuông; về ẩm thực, có thể là giò chả Ước Lễ, phở Lý Quốc Sư, bánh mỳ Hà Nội, cốm làng Vòng, bánh tôm Hồ Tây, bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương, cỗ phố cổ, chả cá Lã Vọng, bún chả Hà Nội; Về nghệ thuật biểu diễn có múa rối nước, ca trù, hát văn, xẩm, lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa, chương trình thực cảnh Tinh hoa Bắc bộ…

Chia sẻ thêm, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn văn hóa - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cho biết: Để xác định được sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô ưu tiên phát triển thì cần phân biệt sản phẩm công nghiệp văn hóa khác với các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp như thế nào. Sản phẩm công nghiệp văn hóa phải có tính nghệ thuật, độc đáo, hấp dẫn. Từ đó, các cơ quan, đơn vị chức năng xây dựng Bộ tiêu chí xác định sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Cần cơ chế để tạo sản phẩm công nghiệp văn hóa đột phá

Góp ý thêm, theo nhạc sĩ Quốc Trung, người sáng lập và tổng đạo diễn Monsoon Music Festival – thương hiệu nghệ thuật của Hà Nội, các sản phẩm văn hóa của Hà Nội hiện nay đứng trước nhiều khó khăn để trở thành sản phẩm công nghiệp văn hóa. Ở các quốc gia có công nghiệp văn hóa phát triển, mỗi sản phẩm văn hóa đều được đầu tư, chuẩn bị trong 3-5 năm, trong khi ở Hà Nội, nhiều sản phẩm chỉ được dành vài ngày hoặc vài tháng là ra mắt.

"Muốn thực hiện công nghiệp văn hóa, chọn được sản phẩm cho phát triển công nghiệp văn hóa mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu của người thụ hưởng, khiến khách hàng dù đi thật xa, bỏ tiền thật nhiều vẫn sẵn sàng thì ngoài nỗ lực của những người sáng tạo, cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, tạo điều kiện từ các cấp, ngành, địa phương. Phát triển công nghiệp văn hóa là nhu cầu của mọi người, mọi cấp, ngành, địa phương và đem lại lợi ích cho toàn xã hội" - nhạc sĩ Quốc Trung cho hay.

Đồng quan điểm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Quyên, giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội cho hay: Sản phẩm công nghiệp văn hóa phải thể hiện được tính sáng tạo, bởi vì công nghiệp văn hóa chính là một trong những nhóm ngành thuộc công nghiệp sáng tạo. Một sản phẩm công nghiệp văn hóa phải hội tụ được hai yếu tố đó là tính nghệ thuật và tính thương mại thì mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo nên động lực phát triển cho từng địa phương, cũng như từng quốc gia.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Quyên cho rằng, để tạo nên được sản phẩm công nghiệp văn hóa hoàn thiện, còn phải có các chính sách hỗ trợ. Chúng ta đã có chiến lược tổng thể quốc gia, nên trên cơ sở đó, mỗi địa phương phải chọn những sản phẩm văn hóa phù hợp với nhu cầu, lợi thế và đặc biệt đặt trong bối cảnh mà các địa phương trên cả nước và các quốc gia trên thế giới đều coi công nghiệp văn hóa là lĩnh vực trọng tâm tạo nên động lực phát triển.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: du lịch Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bình Dương: Vinh danh 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bình Dương không chỉ khẳng định giá trị mà còn là "bệ đỡ" để sản phẩm khẳng định thương hiệu.
Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Chính sách hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh đã dành nhiều sự quan tâm, thông qua các chính sách đã hỗ trợ thiết thực bà con dân tộc thiểu số.
Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Công bố danh mục dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành danh mục dự án thu hút đầu từ vào Khu Công nghệ cao trong giai đoạn 2024 -2030.
Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Livestream bán hàng - ‘cánh tay nối dài’ giúp sản phẩm OCOP Quảng Ninh vươn xa

Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh đang đẩy mạnh hoạt động livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Bàn giải pháp nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu gạo ở Tiền Giang

Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quy mô lớn, song năng lực chưa tương xứng tiềm năng, cần hỗ trợ từ nhiều phía để phát triển bền vững.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Tiến gần hơn đến hiện thực hóa cảng cá Hòn Gai

Quảng Ninh đang tập trung triển khai các thủ tục theo quy định để sớm khởi động Dự án Cảng cá Hòn Gai kết hợp khu neo đậu tránh trú bão và khu hậu cần nghề cá.
Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Lai Châu: Huyện Mường Tè đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã

Chiều ngày 28/10, UBND huyện Mường Tè (Lai Châu) tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2024.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Tuyên Quang: Đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế sau thiên tai

Vượt qua mọi khó khăn thách thức do chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 23.730 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: Các hộ dân được giao trên 6.000 ha mặt biển để khôi phục nuôi trồng thủy sản

Sau khi hứng chịu những thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Khởi công dự án chỉnh trang bãi biển đẹp nhất TP. Vũng Tàu

Dự án Chỉnh trang trục đường Thùy Vân, TP. Vũng Tàu có quy mô hơn 19 ha, tổng mức đầu tư 1.094 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 30/4/2025.
Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Đòn bẩy' phát triển sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã lên sàn thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán hàng có thể tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả.
An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

An Giang: Tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng

Theo Cục Thuế tỉnh An Giang, tổng thu nội địa 10 tháng năm 2024 ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, bằng 94% dự toán của năm, bằng 109% so cùng kỳ năm 2023.
Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

Phú Thọ: Điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án ‘khủng’ trong khu, cụm công nghiệp

UBND tỉnh Phú Thọ điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án trong Khu công nghiệp Cẩm Khê và Cụm công nghiệp Tử Đà - An Đạo.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu tại TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện nhằm giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc trưng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

TP. Hồ Chí Minh triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.
Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng đến 2045, Tân Phú thành trung tâm dịch vụ, logistics phía Tây TP. Hồ Chí Minh

Định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, quận Tân Phú trở thành đô thị thông minh, trung tâm dịch vụ, logistics của khu vực phía Tây TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Hà Nội: Khởi sắc ngành công nghiệp Thủ đô

Từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp Thủ đô đang tăng tốc về đích đặt ra cho năm nay.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Trong 9 tháng qua, tỉnh Sơn La đã đạt trên 3,8 triệu lượt khách du lịch; doanh thu ước đạt khoảng 4.565 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Quảng Ninh: Dư địa lớn cho dòng vốn đầu tư mới

Phát huy tối đa lợi thế, cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên triển khai các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 24/10, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động