Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Con đường đến Net Zezo của Việt Nam: Đầy chông gai và thách thức

368 tỷ USD là số vốn cần trong giai đoạn 2022-2040 để Việt Nam đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đưa phát thải ròng về 0, đây là thách thức không nhỏ với Việt Nam
Cam kết phát thải ròng bằng 0: Cơ hội nào cho doanh nghiệp?

Nhằm thực hiện mục tiêu kép đó là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đưa phát thải ròng về 0, Việt Nam sẽ cần khoảng 368 tỷ USD mỗi năm. Đây được xem là thách thức không nhỏ với Việt Nam trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư.

Chính sách nhất quán của Việt Nam

Việt Nam mong muốn trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, đồng thời đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đây là mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thác thức. Con đường này được định sẵn là hết sức chông gai.

Đánh giá về chính sách và những cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26, bà Ramla Al Khalidi- Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại COP 26 với Thủ tướng Chính phủ là Trưởng ban với thành viên là 12 bộ trưởng và lãnh đạo cấp cao của tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan”.

Cũng theo bà Ramla Al Khalidi, từ mức giữa đến phát thải ròng bằng 0 là điều cần thiết đối với chuyển đổi năng lượng đầy đủ. Sự chuyển đổi của Việt Nam sang năng lượng sạch hơn là đặc biệt quan trọng, bao gồm sản xuất năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển các công nghệ mới, hiệu quả hơn.

Theo các chuyên gia nhận định, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế, bao gồm sản xuất điện, cũng như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp.

Con đường đến Net Zezo của Việt Nam: Đầy chông gai và thách thức
Ngành sản xuất điện cũng phải thay đổi nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26

Để cân bằng khát vọng tăng trưởng trong tương lai và giảm thiểu mức độ dễ bị tổn thương trước các rủi ro khí hậu, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình phát triển bằng cách triển khai xây dựng khả năng chống chiu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách giảm phát thải các – bon trong quá trình tăng trưởng.

Tuy nhiên, chi phí để thực hiện các kế hoạch cũng như mục tiêu này sẽ không hề rẻ. Lộ trình kép vừa thích ứng vừa giảm thiểu sẽ yêu cầu đầu tư khoảng 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040, tương đương với 6,8% GDP mỗi năm, tính theo giá trị hiện tại”, ông Thomas Jacobs- Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và Lào của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC).

Không thể thiếu khu vực tư nhân

Ông Thomas Jacobs cho rằng, số tiền 368 tỷ USD không hề nhỏ, chỉ riêng nguồn lực Chính phủ không thể đáp ứng nhu cầu tài chính này mà cần có sự tham gia của khu vực tư nhân. Do đó khả năng huy động một lượng lớn vốn đầu tư tư nhân sẽ mang tính then chốt.

Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam (CCDR), để giúp Việt Nam có khả năng chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu và theo đuổi lộ trình tăng trưởng kinh tế với mức phát thải ròng bằng 0, Việt Nam cần huy động từ khu vực tư nhân là khoảng 184 tỷ USD tính theo giá trị hiện tại.

Tuy nhiên theo CCDR, khu vực tư nhân của Việt Nam đang chịu nhiều áp lực. Hiện khoảng 300 tỷ USD tài sản trong các ngành thương mại và công nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi những thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu.

Con đường đến Net Zezo của Việt Nam: Đầy chông gai và thách thức
Biến đổi khí hậu gây ra thiệt hại cho nền kinh tế trong đó có khu vực tư nhân

“Để thay đổi điều này khu vực tư nhân sẽ phải đầu tư một lượng vốn lớn khoảng 228 tỷ USD từ nay đến năm 2050 chỉ để nâng cấp tài sản nhằm thích ứng biến đổi khí hậu”, ông Thomas Jacobs chia sẻ.

Cũng theo ông Thomas Jacobs, để giải phóng khu vực tư nhân thì một trong những giải pháp ban đầu hiệu quả có thể là đưa đầu tư vào các dự án liên quan đến khí hậu. Ngoài ra những nỗ lực mạnh mẽ có thể giúp hu động nguồn vốn tư nhân tương đương khoảng 3,4%GDP mỗi năm.

Mặc dù tài chính xanh ở Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai, thì chính sách công đúng đắn có thể giúp các ngân hàng vượt qua những nút thắt nhờ vào các cải cách quy định và ưu đãi dành cho cả bên cấp tín dụng và bên đi vay”, ông Thomas Jacobs khẳng định.

Nhình nhận ở góc độ khác, ông Takeo Nakajima- Trưởng đại diện Jetro Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, thách thức chủ yếu của Việt Nam là làm thế nào để cân bằng được giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của các nước phát triển đã trải qua cho thấy, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ góp phần đạt được hai mục tiêu trên.

Công nghệ và hệ thống của Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn đang trong quá trình phát triển. Ông Takeo Nakajima gợi ý, hợp tác và cộng tác với các đối tác quốc tế sẽ giúp triển khai nhanh và hiệu quả. Vì mỗi quốc gia có kinh nghiệm tài nguyên, lợi thế khác nhau, Việt Nam có thể tìm được những giải pháp tốt hơn cho những yêu cầu phát triển của mình.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: COP 26

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Phong trào thi đua xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững' đã được các đô thị thành viên trong cụm các đô thị vùng Tây Bắc quan tâm thực hiện...
Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thu gom và tái chế bao bì nhựa đang được Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam thực hiện, bước đầu gặt hái kết quả khả quan.
Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Để có một Côn Đảo xanh và phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm hay và bước đầu đã cho những kết quả tích cực.
Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn xe cơ giới.
Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, để làm được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.
Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Công Thương đang nỗ lực thực thi các giải pháp góp phần thực hiện COP26.
Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Muốn cải thiện năng suất chất lượng thì việc các doanh nghiệp cần phải thực hiện là nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh các doanh nghiệp chiến thắng chương trình “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024”.
Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Chiều 1/10, Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển (IID) phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng.
Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Những ngày đầu tháng 10, người dân và du khách chứng kiến Thủ đô khoác tấm áo sắc đỏ, vàng của lá cờ Tổ quốc, chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Tối 27/9, Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Hà Đông khai mạc Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chế biến nông sản.
Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Thực hành và theo đuổi ESG sẽ mang lại giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Không chỉ là xu hướng tất yếu, thực hành và theo đuổi ESG còn được khẳng định sẽ mang lại giá thị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ban Tổ chức Trung ương thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 26/9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày

Sáng 26/9 tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế khắc phục hậu quả mưa lũ

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 25/9, tại Bộ Y tế, Vinachem đã trao 5 tấn Chloramine B cho Bộ Y tế để phục vụ công tác vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Sắp diễn ra Triển lãm Phát triển bền vững 2024 tại Thái Lan

Theo đó, Triển lãm Phát triển bền vững Sustainability Expo 2024 (SX2024) có qui mô lớn nhất khu vực ASEAN, sẽ diễn ra từ ngày 27/9 - 6/10 tại Thái Lan.
Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024: Thúc đẩy chuyển đổi xanh

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và EuroCham phối hợp tổ chức họp báo công bố sự kiện Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024 (GEFE 2023).
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp để phát triển bền vững

Thông qua Đối thoại hữu nghị, TP. Hồ Chí Minh có cơ hội hợp tác, thúc đẩy đầu tư, liên kết, liên doanh các ngành công nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững.
Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Quảng Bình: Chi trả 2,5 tỷ đồng cho bà con tham gia bảo vệ rừng

Bà con hai xã miền núi thuộc huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đã được chi kinh phí hỗ trợ cho cộng đồng tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ rừng 2,5 tỷ đồng.
Cần thêm lực đẩy cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Cần thêm lực đẩy cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Theo TS. Lê Xuân Thịnh, hiện doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang thiếu ‘lực đẩy và lực kéo’ để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững một cách hiệu quả.
Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Xôn xao vụ tiết học tiếng Trung tại Hà Nội trình chiếu bản đồ có "đường lưỡi bò"?

Hình ảnh một lớp học được nhận định là trên địa bàn TP. Hà Nội trình chiếu hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" đang gây xôn xao dư luận, cần được chấn chỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động