Hàng nghìn ha cà phê bị phá bỏ
Sau vụ thu hoạch cà phê cuối năm 2015, giá cà phê tiếp tục xuống mức thấp, nhiều hộ nông dân không còn mặn mà, đã chặt bỏ cà phê để thay thế bằng những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Hạn hán tiếp tục đe dọa mất mùa cà phê
Theo dự báo, từ nay đến cuối tháng 5/2016, dòng chảy trên các sông miền Trung và khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm dần. Dòng chảy trên các sông ở Bắc Trung bộ khả năng thấp hơn mức trung bình nhiều năm tới 50 - 70%; Trung và Nam Trung bộ còn có khả năng thấp hơn mức trung bình nhiều năm tới 60 - 80%, có nơi trên 80%.
Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật ngành Dệt may
Nhằm thực hiện Đề án “Thực thi Hiệp định hàng rào cản kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 – 2015”, từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015, nhóm nghiên cứu của Viện Dệt may (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) do TS. Nguyễn Văn Thông làm Chủ nhiệm đã tiến hành thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật ngành Dệt may, đáp ứng yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cơ chế riêng cho doanh nghiệp
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt - Nhật do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất TP.Hồ Chí Minh tổ chức ngày 19/1 tại TP. Hồ Chí Minh.
Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch
Ngày 19/1 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh và Quỹ Khoa học Công nghệ Nagano (Nhật Bản) đã ký kết hợp tác phát triển ngành công nghiệp vi mạch. Chương trình ký kết này được xem là bước tiến quan trọng về hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Long An: Khánh thành nhà máy cung cấp giải pháp về nhãn mác
Sáng ngày 18/1, Công ty Avery Dennison Reail Branding and Information Solutions (Avery Dennison RBIS) đã khánh thành nhà máy mới tại Khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An. Nhà máy sẽ cung cấp các giải pháp đột phá về nhãn mác, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Doanh nghiệp chế biến, chế tạo: Lạc quan về đơn hàng xuất khẩu
91,1% số doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cho rằng số lượng đơn hàng nhận được trong năm 2016 sẽ cao hơn 2015. Trong đó, 90,8% DN dự báo đơn hàng xuất khẩu sẽ tăng lên trong năm mới.
Dệt may giữ vững vị trí top 5 thế giới
Vượt lên những khó khăn về thị trường, sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia xuất khẩu (XK) dệt may khác, năm 2015, ngành dệt may vẫn giữ vững vị trí thứ 5 trong số các nước XK dệt may thế giới, với kim ngạch XK đạt 27,2 tỷ USD.
Dệt may đón cơ hội mới
Dệt may được đánh giá là ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để đón cơ hội này, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành dệt may xác định việc phát triển phong phú mẫu thiết kế và chủ động nguyên liệu sản xuất là hai yếu tố sống còn.
Ngành đồ uống Việt Nam: Những con số đóng góp ấn tượng
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, các chính sách quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh bia-rượu- nước giải khát ngày càng chặt chẽ theo xu hướng hạn chế tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành đồ uống vẫn có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.
Vinatex đạt doanh thu 52.655 tỷ đồng trong năm 2015
Thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, trong năm 2015, do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như sự phá giá đồng tiền của các nước; giá điện tăng bình quân 5-7%, giá nước tăng, giá bông xơ tăng giảm thất thường… đã tác động lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may Việt Nam. Tuy nhiên, bằng các chính sách điều hành linh hoạt, phù hợp với từng thị trường đã giúp ngành dệt may có sự tăng trưởng ổn định.
Giải tỏa khúc mắc Thông tư 37 đối với sản phẩm dệt may
Tại TP.Cần Thơ, Vụ Pháp chế vừa phối hợp cùng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đồng chủ trì tổ chức Hội nghị phổ biến Quy định về mức giới hạn, kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệp may. Hội nghị có sự tham dự của đại diện cơ quan Quản lý thị trường, Hải quan và hàng trăm doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam.
Doanh nghiệp ngành nhựa: “Gồng mình” vượt khó
Để không bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp (DN) nước ngoài, nhiều DN nhựa Việt Nam đã lên kế hoạch “phòng thủ” bằng cách đầu tư xây dựng nhà máy, củng cố năng lực sản xuất…
Triển lãm Quốc tế thời trang và thiết bị nguyên phụ liệu may mặc 2015
Sáng 25/11/2015, tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, đã khai mạc Triển lãm Quốc tế thời trang và thiết bị nguyên phụ liệu may mặc 2015, nhằm thúc đẩy giao thương dệt may trong khu vực. Đây là một trong những triển lãm quan trọng của ngành công nghiệp dệt may-thời trang khu vực châu Á.
Liên minh dệt may bền vững lần đầu tiên giới thiệu tại Việt Nam
Tại Triển lãm quốc tế về Máy móc và nguyên phụ liệu ngành may mặc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25-27/11, gian hàng “Liên minh dệt may bền vững” lần đầu tiên giới thiệu tại Việt Nam.
Ngành da giầy áp dụng công nghệ 3D: Tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất
Công nghệ 3D trong thiết kế mẫu, tạo mẫu nhanh 3D; công nghệ in 3D; quy trình số hóa trong thiết kế và sản xuất giầy, dép có thể giúp nhà sản xuất tiết giảm được thời gian, chi phí, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đó là những chia sẻ của các chuyên gia công nghệ tại cuộc hội thảo mới đây do Viện nghiên cứu Da- Giầy tổ chức.
Khó khăn kép cho doanh nghiệp dệt may
Năm 2015 được đánh giá là năm khá khó khăn cho dệt may XK bởi sau khi tăng trưởng trở lại vào quý 2 và quý 3, lượng đơn hàng đã giảm dần khi bắt đầu vào quý 4. Khó khăn được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra bởi doanh nghiệp (DN) đang đứng trước 2 thách thức lớn là khó tìm địa điểm đầu tư các nhà máy nhuộm vải và thời điểm tăng lương tối thiểu dự kiến đang đến rất gần.
Thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm Việt Nam: Lộ trình dài hạn
“Xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình Thương hiệu quốc gia. Để thực hiện thành công chương trình này cần một lộ trình cụ thể và dài hạn”- Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Dệt may bối rối về thủ tục khi vào TPP
Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức hoàn tất việc đàm phán, ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn khi được hưởng nhiều ưu đãi từ TPP đem lại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn bối rối về những thủ tục khi TPP chính thức được áp dụng.
Ngành dệt may Việt Nam với bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu
Ngành dệt may được đánh giá là một trong những lĩnh vực có những tác động lớn nhất sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực.