Từ cấp chi bộ đến đảng bộ phải “mã hóa” được công việc tới từng đơn vị và cá nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo cụ thể tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Công Thương diễn ra chiều 13/1/2022.
Định hướng và giải pháp phát triển ngành dầu khí theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị
Trong thời gian qua, thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp dầu khí. Giá dầu thô liên tục biến động, kéo theo những ảnh hưởng đến giá khí, sản phẩm dầu khí và chuỗi cung ứng dầu khí…
Tăng cường kiểm soát các hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ nhưng lại là thách thức lớn cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Theo dự báo, trong khoảng 2 đến 3 năm tới, tỷ lệ gian lận thương mại trên TMĐT sẽ chiếm khoảng 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn nhân dịp Năm Mới 2022
Nhân dịp năm mới 2022, hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam.
Đảng ủy Than Quảng Ninh phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong sản xuất kinh doanh
Năm 2021, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đạo dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, với sự phối hợp của Đảng ủy Than Quảng Ninh cùng với lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng các cấp cấp ủy các cơ quan, địa ph
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030
Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, hướng tới mục tiêu kim ngạch XNK đạt mốc 660 tỷ USD
Năm 2021, dù phải đối mặt với những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng tích cực. Những tháng cuối năm 2021, công tác phòng chống dịch trong nước có nhiều tín hiệu khả quan, với sự nỗ lực thực thi nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương và sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất trong trạng thái “bình thường mới” các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại
Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ngành Công Thương bám sát thực tiễn vì mục tiêu chất lượng và hiệu quả
Trong suốt 35 năm đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế cho thấy, những thành tựu của KH&CN đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động, giảm chi phí và giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Một số giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện đáp ứng yêu cầu phục hồi phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19
Trong quý 3/2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu phụ tải điện cũng giảm sâu so với cùng kỳ năm 2020, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Sang tháng 10/2021, cùng với việc dịch bệnh đã được từng bước khống chế, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, khởi động lại nền kinh tế. Điều này cũng đặt ra thách thức mới cho ngành điện trong việc đảm bảo cung cấp điện cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế.
Hoạt động logistics đóng góp quan trọng cho tăng trưởng xuất khẩu
Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao.
Ban cán sự đảng và Đảng ủy Bộ Công Thương tăng cường tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết sau Đại hội XIII
Bám sát các quy định và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã phối hợp với Đảng ủy Bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc tích cực, nghiêm túc, tăng cường nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng được ban hành sau Đại hội XIII tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Đảng bộ Bộ Công Thương.
Chương trình khuyến công: Nguồn lực hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phục hồi, vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19
Thời gian vừa qua, trước tác động và diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh Covid-19, Chương trình khuyến công đã kịp thời hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.
Sử dụng công cụ chính sách phòng vệ thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Phòng vệ thương mại (PVTM) là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.
Bộ Công Thương đẩy mạnh tuyên truyền cải cách hành chính
Xác định cải cách hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo với phương châm Chính phủ kiến tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân để phát triển kinh tế; Bộ Công Thương khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính (CCHC) trong công cuộc đổi mới, là yêu cầu tất yếu khách quan, xuất phát từ chính đòi hỏi của thực tế. Công tác CCHC của Bộ Công Thương được tiến hành đồng bộ và có những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Hoạt động nữ công tại Công đoàn Bộ Công Thương: Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong thời kỳ mới
Sinh thời, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, Người nhấn mạnh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”, điều này cho thấy vai trò to lớn của phụ nữ trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, bảo tồn, trau dồi, kế thừa, phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp từ đời này sang đời khác.
Phát huy vai trò, sứ mệnh của báo chí trong công tác xây dựng Đảng
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã nhấn mạnh yêu cầu trên tại Hội nghị trực tuyến bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí năm 2021, do Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 3/11/2021.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ: kết quả và phương hướng thực hiện những tháng cuối năm 2021
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” xác định rõ một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là phải tiếp tục tăng cường và làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị.
Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các nguồn điện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị
Với vai trò là cơ quan quản lý ngành năng lượng, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước các chương trình phát triển ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ, đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh năng lượng quốc gia.
Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp chặt chẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các doanh nghiệp trực thuộc
Sau khi Ban Bí thư ban hành Quyết định số 219-QĐ/TW ngày 17/4/2009 về ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương với ban cán sự đảng bộ, ngành và đảng đoàn các cơ quan Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương xây dựng, ký ban hành Quy chế phối hợp công tác số 24-QC/BCSĐBCT-ĐUK ngày 15/6/2011 và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy chế số 453-QC/ĐUK-BCSĐBCT ngày 12/11/2013.
Đảng ủy Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026. Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy đảng các cấp và chính quyền đã tạo sự phấn khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên trong việc nỗ lực, chủ động khắc phục mọi khó khăn trong tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu tích cực trong 8 tháng đầu năm 2021 dù đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp
Giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2021 dù đang phải đối mặt với những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất trong trạng thái “bình thường mới”, biến “nguy” thành “cơ” đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt khi các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta đã có những tín hiệu tích cực về việc mở cửa trở lại sau khi các chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng và công tác thu hồi tài sản bị thất thoát
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế (Chỉ thị số 04-CT/TW) và Kết luận số 05- KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng (Kết luận số 05- KL/TW), Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 03-KH/BCSĐ ngày 12/8/2021 để lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương triển khai thực hiện.
Kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện Luật Cạnh tranh: Góc nhìn từ cơ quan quản lý
Sau hơn 12 năm thi hành, Luật Cạnh tranh 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong nội dung quy định. Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, cũng như phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế-xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, Luật Cạnh tranh 2018 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 thay thế cho Luật Cạnh tranh 2004 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác
TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại
Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD
Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.