Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đa dạng nguồn năng lượng: Thách thức với ngành than

Khả năng thiếu than cho sản xuất điện khi nền kinh tế quay trở lại sau đại dịch COVID-19 đã được TKV nhận định và cảnh báo từ sớm, đặc biệt đối với những nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Minh Chuẩn cho biết, tình hình cung ứng than hiện nay cho nền kinh tế, nhất là than cho sản xuất điện đang là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Khả năng thiếu than cho sản xuất điện khi nền kinh tế quay trở lại sau đại dịch COVID-19 đã được TKV nhận định và cảnh báo từ sớm, đặc biệt đối với những nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu.

Khả năng thiếu than cho sản xuất điện khi nền kinh tế quay trở lại sau đại dịch COVID-19 đã được TKV nhận định và cảnh báo từ sớm.
Khả năng thiếu than cho sản xuất điện khi nền kinh tế quay trở lại sau đại dịch COVID-19 đã được TKV nhận định và cảnh báo từ sớm.

Trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới đang tăng đột biến khiến giá than trên thị trường quốc tế liên tục xác lập mức cao kỷ lục. Đến thời điểm hiện tại, giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5-3 lần giá trong nước.

Cùng với giá than tăng cao, nguồn cung than cũng khan hiếm do đứt gãy chuỗi vận tải xảy ra cục bộ ở nhiều nơi đã gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động cung ứng than cho sản xuất điện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga - Ukraine.

Đối với Việt Nam, sau khi chuyển hướng thích ứng an toàn với dịch COVID-19, quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội khiến nhu cầu sử dụng năng lượng, cụ thể là nhu cầu than, điện từ đầu năm đến nay tăng rất cao. Vì vậy, áp lực đang dồn trọn lên vai mỗi người công nhân mỏ, lên ngành than, làm sao để phát triển sản xuất, đảm bảo yêu cầu bức thiết cung ứng than cho nền kinh tế đất nước.

Những vấn đề cấp bách đặt ra để phát triển ngành than của Việt Nam đã được đại biểu Quốc hội Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV báo cáo tại nghị trường Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV trước đó. Theo ông Lê Minh Chuẩn, nhiệt điện than hiện chiếm hơn 30% tổng công suất nguồn điện của toàn quốc và có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp điện chính để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, duy trì hệ thống vận hành ổn định.

Nhiệt điện than hiện chiếm hơn 30% tổng công suất nguồn điện của toàn quốc và có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam

Tuy nhiên, theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Bộ Công Thương trình Chính phủ, dự báo công suất điện cực đại đến năm 2030 khoảng từ 86.500 - 93.300 MW, năm 2045 khoảng từ 155.000 - 189.900 MW. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị lựa chọn phương án quy hoạch tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 khoảng 146.000 MW và đến năm 2045 khoảng 343.000 MW. Trong đó đáng chú ý, nguồn điện than đến năm 2030 tiếp tục giảm khoảng 6.000 MW và đến năm 2045, điện than giảm khoảng 12.000 MW. Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, năm 2030 nhiệt điện than giảm khoảng 14.800 MW.

Cụ thể, giai đoạn 2017-2020 nhu cầu than antraxit cho Việt Nam cho các nhà máy nhiệt điện đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động, chiếm 40 triệu tấn/năm. Sản lượng này tăng lên vào năm 2021 - 2030 từ 50-55 triệu tấn than; trong đó, Việt Nam chỉ có 2 đơn vị sản xuất than là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc, sản xuất được 40-41 triệu tấn than/năm.

Như vậy, trong thời gian ngắn hạn việc tăng từ 10-15 triệu tấn than antraxit cho các nhà máy nhiệt điện Việt Nam là khó khả thi và dẫn đến vấn đề thiếu than cho các nhà máy nhiệt điện dùng than antraxit là hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Mặt khác, trong kế hoạch 2017 - 2030, Việt Nam phải nhập khoảng 70 triệu tấn than nhiệt năng bitum và á bitum. Với việc nhập khẩu này thì không thuần túy ở thương mại mà phải tìm nguồn ổn định đầu tư tại nước ngoài.

Ông Lê Minh Chuẩn cho hay, đến năm 2030, Việt Nam không còn độc lập về năng lượng mà phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ nước ngoài. Vì vậy, cần đổi mới tư duy về chiến lược an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 và sau năm 2030.

Về những nguyên nhân và thách thức phát triển ngành than, cũng như ngành khai khoáng cung cấp đầu vào cho an ninh năng lượng quốc gia, riêng về than, ông Lê Minh Chuẩn cho rằng, tài nguyên than của Việt Nam hiện nay nằm chủ yếu ở Quảng Ninh nhưng đầu tư khai thác than hiện còn rất hạn chế. Bể than Đồng bằng sông Hồng hiện nay chưa có công nghệ để khai thác và cùng với đó, việc khai thác mỏ ngày càng xuống sâu và xa.

Hiện nay, ngành than Việt Nam đã khai thác ở mức -500 so với mực nước biển, áp lực mỏ lớn, mọi điều kiện sản xuất và tăng năng suất lao động rất khó khăn, chi phí ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, việc cấp phép, đầu tư, cơ chế, chính sách cho than hiện nay rất hạn chế.

Vấn đề tái đầu tư trở lại phát triển mỏ than gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, nguồn nhân lực chính cho lao động làm than là thợ lò hiện nay đang suy giảm rất nhanh, trong khi đó chưa có công nghệ để thay thế lực lượng này.

Ngành than đã khai thác ở mức -500 so với mực nước biển, áp lực mỏ lớn, mọi điều kiện sản xuất và tăng năng suất lao động rất khó khăn

Từ những vấn đề thách thức khó khăn trên, ông Lê Minh Chuẩn đề xuất cần đổi mới chính sách về quản lý tài nguyên, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường, hội nhập ngay từ việc cấp giấy phép để các doanh nghiệp mỏ và khí chủ động phát triển nguồn tài nguyên này. Đồng thời, bổ sung và hoàn thiện cơ sở pháp lý, văn bản dưới luật về quản lý tiêu chuẩn phân cấp cho các doanh nghiệp than, khí có một môi trường đầu tư thuận lợi, kể cả nước ngoài và trong nước.

Ngoài ra, có cơ chế, chính sách bình đẳng giữa than nhập khẩu và than trong nước theo thông lệ quốc tế và theo giá quốc tế. Cùng đó, có chính sách đối với đối tượng công nhân làm nghề độc hại và nguy hiểm như công nhân hầm lò tiền lương, bảo hiểm, thâm niên nhà ở cho công nhân.

Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn cho biết, hiện các đơn vị trong Tập đoàn đang đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất “Ngày công cao - Sản lượng cao - Thu nhập cao” do Tổng Giám đốc và Công đoàn TKV phát động.

Nội dung thi đua tập trung sản xuất để tăng sản lượng, đáp ứng tối đa cho tiêu thụ, đặc biệt là than cho điện; đảm bảo an toàn lao động, môi trường trong sản xuất. Đồng thời, thường xuyên theo dõi cập nhật diễn biến giá trên thị trường trong nước và quốc tế để điều hành nhập khẩu than theo kế hoạch.

“Để đảm bảo cung cấp than cho ngành điện, trong thời gian tới Tập đoàn chú trọng cân đối, phân bổ cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện phù hợp, tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu” - Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh.

Về kế hoạch sản xuất kinh doanh quý II/2022, Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV Đặng Thanh Hải đã yêu cầu các đơn vị tập trung cho sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất để tăng sản lượng than tối đa, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm ở mức cao nhất. Cùng với đó, các đơn vị tiếp tục kiểm soát tốt phòng chống, dịch bệnh COVID-19, chăm lo sức khỏe cho người lao động; khẩn trương triển khai các chương trình ứng dụng cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa, chuyển đổi số nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Để tăng sản lượng than ở mức cao nhất đáp ứng nhu cầu thị trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn kêu gọi người lao động toàn ngành làm việc không nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đối với than chất lượng cao, do diễn biến tình hình giá than thế giới, tình hình cước vận chuyển quốc tế tăng đột biến dẫn đến giá than chất lượng cao của TKV có sức cạnh tranh cao, các đơn vị tập trung sản xuất các loại than cục, than cám chất lượng cao cho xuất khẩu và khách hàng trong nước./.

Theo Bnews
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Vuasanca sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Vuasanca sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Vuasanca sẽ tiếp tục giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chiến lược giao dịch số 6 là “Chiến lược Long Straddle”.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Trong số Hỏi đáp trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược Long Call-một chiến lược hiệu quả khi giá tài sản cơ sở tăng trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Chiến lược mua quyền chọn mua (Long Call) được thực hiện bằng việc mua quyền chọn mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá thực hiện nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Trong số Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược dàn trải giá lên (Bull Spreads) trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Vuasanca sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một chiến lược đầy hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn khi giao dịch hợp đồng này.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Trong giao dịch hàng hóa, hợp đồng quyền chọn là một trong những hợp đồng được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất bởi lợi thế bảo hiểm giá.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Vuasanca đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Vuasanca đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Vuasanca đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Vuasanca sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Vuasanca đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Vuasanca thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Vuasanca sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Vuasanca đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động