Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đại biểu Quốc hội: "Vốn chậm đến tay người dân là có lỗi với dân"

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa kiến nghị khắc phục việc hướng dẫn, phân bổ vốn Trung ương. Vốn mà không được hoặc chậm đến tay người dân là có lỗi với dân.
Đại biểu Quốc hội: Còn hiện tượng không muốn thoát nghèo để hưởng trợ cấp Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Phải giải quyết dứt điểm những bức xúc về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt

"Còn nặng thành tích để bằng chị, bằng em"

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, ngày 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp:
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn Đồng Tháp

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp cho biết, chương trình mục tiêu quốc gia là một chủ trương đúng đắn, quan trọng, được đông đảo nhân dân, đồng bào hưởng ứng tán đồng. Việc kiện toàn Ban Chỉ đạo chung là mốc quan trọng cho việc chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương, không còn riêng lẻ, rời rạc như trước đây làm hạn chế tính cấp thiết của chương trình.

Theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đã đạt được những kết quả thiết thực. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, vùng đồng bào dân tộc miền núi đã có nhiều khởi sắc.

Chính phủ, Ban Chỉ đạo cầu thị tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của người dân, của chuyên gia về khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện thời gian qua nên đã có chỉ đạo kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn bản chồng chéo, bất cập, cách làm phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Nêu cụ thể về chương trình xây dựng nông thôn mới đã bám sát mục tiêu, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả, bền vững, đại biểu Phạm Văn Hòa cho hay, tính đến nay cả nước có hơn 6.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 263 huyện hoàn thành chuẩn nông thôn mới; đặc biệt đã có 5 tỉnh đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, ông Hòa cũng nêu, vẫn còn một số địa phương chưa ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp với vùng đồng bào dân tộc miền núi và giải ngân chậm; vốn đối ứng cao, gây khó khăn cho các tỉnh có thu nhập thấp.

Xã được công nhận nông thôn mới hoặc nông thôn mới nâng cao chưa thật sự bền vững, còn nợ tiêu chí, có sự du di để đạt tiêu chí. "Còn nặng thành tích để bằng chị, bằng em dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản đến nay chưa xử lý được, cơ sở hạ tầng có dấu hiệu xuống cấp nhưng không có kinh phí sửa chữa" - ông Hòa chỉ ra.

Bên cạnh đó, việc vận động xã hội hóa rất khó khăn vì người dân cho rằng đã vận động rồi thì việc nâng cấp, tu sửa là việc của nhà nước nên ít người tham gia, nhất là các doanh nghiệp hiện gặp khó khăn trong thời kỳ hậu Covid-19 nên chỉ tham gia có chừng mực.

Khắc phục việc hướng dẫn, phân bổ vốn Trung ương

Đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng phản ánh, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, mô hình sản xuất theo hướng bền vững, xanh, sạch chậm và khó nhân rộng. Năng lực của cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới còn có những mặt hạn chế nhất định lại luôn thay đổi do yêu cầu nhiệm vụ.

Xây dựng nông thôn mới đã được các cấp, các ngành và người dân quan tâm. "Điều mong muốn chung của lãnh đạo địa phương là địa phương mình phải có phát triển, cuộc sống người dân khấm khá hơn theo thời gian, nhưng việc chạy theo thành tích để đạt chuẩn là điều cần phải tránh. Các tiêu chí làm phải đảm bảo khi nào đạt thì mới được công nhận" - ông Hòa nhấn mạnh.

Mặt khác, cần quan tâm đến thiết chế văn hóa vì hầu như các xã đều có trung tâm văn hóa học tập cộng đồng nhưng khai thác rất kém hiệu quả, thiếu trang thiết bị lại không biết sử dụng, đồng thời phải có sự giải quyết rốt ráo nợ đọng xây dựng cơ bản.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, vận động, tu bổ các tuyến đường giao thông nông thôn đã xuống cấp, nhân rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp có hiệu quả. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị.

Khuyến khích ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn vì lĩnh vực này, các doanh nghiệp rất ngại đầu tư do hiệu quả thấp.

Ông Hòa cũng kiến nghị khắc phục việc hướng dẫn, phân bổ vốn Trung ương. "Vốn mà không được hoặc chậm đến tay người dân là có lỗi với người dân" - ông Hòa nói, đồng thời nêu thực trạng, đối với các xã khu vực 2, 3 khi đạt chuẩn nông thôn mới thì không còn được hưởng các chính sách an sinh xã hội của nhà nước nên biểu hiện chần chừ, không muốn phấn đấu đạt chuẩn.

Thậm chí có xã đến ngưỡng rồi mà vẫn chần chừ. Đó là nghịch lý của các chính sách và nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân về lợi ích và thiệt hại khi đạt chuẩn nông thôn mới. Vì vậy, cần phải có sự hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài của các xã ở khu vực này để được sự đồng thuận cao.

Đồng thời, khắc phục biểu hiệu tự mãn của các tổ chức, cá nhân khi đã đạt chuẩn nông thôn mới; thiếu tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí, trông chờ, ỷ lại kinh phí của cấp trên. "Chung sức xây dựng nông thôn mới, nâng cao nông thôn mới kiểu mẫu là một vấn đề cực kỳ quan trọng cần phải phát huy" - đại biểu bày tỏ.

Ông Phạm Văn Hòa cho biết thêm, về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, địa phương nào có quan tâm đầu tư trọng tâm trọng điểm thì mức hộ nghèo, cận nghèo giảm xuống rõ rệt hàng năm. Năm 2021 giảm 0,2%; năm 2022 giảm 1,7%; năm 2023 giảm 0,1%, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%.

Việc triển khai 6/7 dự án với 9/11 tiểu dự án được các ngành, các cấp địa phương tổ chức thực hiện đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Chương trình hỗ trợ tín dụng để thoát nghèo tăng đều qua các năm, bình quân là 12% đến 15%.

Tuy nhiên, qua giám sát đã phát hiện còn một số nhỏ tồn tại, hạn chế, đó là sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương với địa phương có mặt chưa chặt chẽ, cần phải khắc phục để guồng máy hoạt động tốt.

Tình trạng giải ngân vốn ngân sách trung ương và địa phương đạt thấp, dưới 50%, thậm chí có những dự án đạt dưới 10% là "chuyển dài nhiều tập", làm ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội cũng cần có chỉ đạo quyết liệt để khắc phục, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Giữa các địa phương với nhau cũng có kết quả giải ngân khác nhau, trong khi đó, có cùng một cơ chế, chính sách, thời điểm phân bổ, giao vốn.

Điểm đáng quan tâm đó là nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã được xây dựng, hỗ trợ xây dựng nhà, khi nhà xuống cấp cần sửa chữa lại không có tiền, phải trông chờ nhà nước hoặc các nguồn tài trợ tiếp. Có tình trạng hộ nghèo, cận nghèo không muốn thoát nghèo, vì thoát nghèo thì không còn hưởng chính sách của nhà nước.

Việc vay vốn để phát triển sản xuất hoặc xây dựng nhà, sửa chữa nhà, cho con em học hành... nhiều đối tượng sử dụng sai mục đích, không có khả năng hoàn vốn mà chỉ có nhiệm vụ đóng lãi hàng tháng, nên việc quay vòng vốn cho các đối tượng khác là điều không thể.

Vì thế, nhà nước cứ phải bơm vốn để đảm bảo cho an sinh xã hội cho toàn dân. Đó là thực trạng mà các địa phương đều có nhiều hay ít.

Do đó, việc giáo dục nhận thức, tuyên truyền là điều kiện cần để mọi người có ý thức chung, cùng vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào chính sách an sinh xã hội mới thoát nghèo bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo, trong khi nguồn vốn của của nhà nước và các nguồn vốn khác là hữu hạn.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ yêu cầu khẩn trương miễn, giảm thuế, phí cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Hội nghị lần 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì đã khai mạc trọng thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì niềm tự hào dân tộc ta

Thủ tướng cho rằng dù khó khăn bao nhiêu cũng phải phấn đấu hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm vì nhân dân, vì sự phát triển của đất nước...
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền', hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương 'tâm vững, chí bền' để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ do Chính phủ, nhân dân giao phó.
Phó Thủ tướng: Bức tranh kinh tế của ngành Công Thương thể hiện nhiều kết quả toàn diện

Phó Thủ tướng: Bức tranh kinh tế của ngành Công Thương thể hiện nhiều kết quả toàn diện

Vượt qua những khó khăn, ngành Công Thương đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và phát huy vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá cao kết quả hội nhập, đối ngoại của ngành Công Thương và cho biết, Thái Lan ấn tượng với kết quả hội nhập quốc tế của Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Ngành Công Thương giúp cân bằng và đóng góp tích cực tăng trưởng kinh tế đất nước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, những kết quả ngành Công Thương đạt được trong 8 tháng qua có thể nói là một kỳ tích ấn tượng.
Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi có cán bộ, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi có cán bộ, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Thủ tướng yêu cầu xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi có nhiều cấp dưới vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Toàn ngành Công Thương linh hoạt, kịp thời gỡ khó, huy động nguồn lực cho phát triển

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Toàn ngành Công Thương linh hoạt, kịp thời gỡ khó, huy động nguồn lực cho phát triển

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trong 8 tháng năm 2024 tiếp đà tăng trưởng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Chiều 17/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống (9/1949-9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thủ tướng chỉ đích danh các địa phương chậm triển khai dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng chỉ đích danh các địa phương chậm triển khai dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá công tác triển khai thi công các dự án giao thông trọng điểm ở nhiều địa phương vẫn còn chậm.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể thành bão vào miền Trung

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể thành bão vào miền Trung

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên bão.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Cụ bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17/9, hưởng thọ 96 tuổi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ một số nước trình Quốc thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ một số nước trình Quốc thư

Sáng 17/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ các nước Sri Lanka, Áo và 14 Đại sứ kiêm nhiệm tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Sáng 17/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư và chào xã giao.
Chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm việc với Bộ Công Thương

Theo chương trình công tác, chiều nay 17/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C (Phú Thọ).
Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong công tác tổ chức thi hành luật

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong công tác tổ chức thi hành luật

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong công tác tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Bộ Nội vụ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Bộ Nội vụ

Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình có buổi làm việc với Bộ Nội vụ để nắm bắt tình hình; chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tháo gỡ dự án, đất đai trong kết luận thanh tra phải ‘đúng người, rõ việc’

Tháo gỡ dự án, đất đai trong kết luận thanh tra phải ‘đúng người, rõ việc’

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xác định đúng người, rõ việc trong thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra bản án tại một số tỉnh, thành phố.
Thủ tướng phê chuẩn ông Lê Ngọc Châu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Thủ tướng phê chuẩn ông Lê Ngọc Châu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 989/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Ngọc Châu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Vuasanca trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Sáng 16/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho đồng chí Hồ Đức Anh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động