Khoa học - công nghệ: Lực đẩy để tỉnh Hà Giang hoàn thành các mục tiêu lớn |
Trước khi Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” được ban hành, tỉnh Đắk Lắk là địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Việc đầu tư và huy động nguồn lực xã hội hóa cho phát triển khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp gây khó khăn trong việc chuyển giao, ứng dụng kỹ thuật khoa học và công nghệ.
Ông Phạm Minh Tấn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, kể từ khi Trung ương ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW và qua 10 năm thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh, việc đầu tư vật chất cho phát triển khoa học và công nghệ đã được chính quyền các cấp quan tâm. Công tác ứng dụng nhanh thành tựu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống được chú trọng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất chủ lực của tỉnh.
Bên cạnh đó, địa phương cũng đã ứng dụng công nghiệp sinh học, công nghệ mới trong khâu thu hoạch, chế biến một số loại nông sản, đảm bảo chất lượng xuất khẩu; lai tạo, áp dụng nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt; công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào vùng nông thôn, vùng đồng ào dân tộc thiểu số trong tỉnh được đẩy mạnh.
Hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng đa dạng, trình độ đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh ngày càng được nâng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội nhanh, bên vững của tỉnh.
Nhiều cơ sở sản xuất tại Đắk Lắk đã áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất |
Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh năm 10 qua như trình độ công nghệ một số ngành sản xuất còn lạc hậu, tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, một số chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật ở địa phương đã phát triển cả về số lượng và trình độ đào tạo nhưng so với cơ cấu lao động vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, thiếu các chuyên gia giỏi và phân bổ chưa hợp lý, chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo chưa thỏa đáng….
“Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế do chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mực về vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ, dẫn đến sự phối hợp, gắn kết giữa các ngành chưa chặt chẽ. Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ chưa đa dạng, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước; phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, ít đầu tư cho khoa học và công nghệ nên trình độ công nghệ còn thấp, sức cạnh tranh thấp hơn so với thị trường…”, ông Tấn nhận xét.
Trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu phát triển kinh tế, xã hội tỉnh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên các lĩnh vực là một vấn đề thường xuyên và cấp thiết. Nội dung cốt lõi khi tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số mà trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
Mục tiêu giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung đầu tư nguồn lực để triển khai các định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ cao, chuyển đổi số (tăng cường tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4) phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đa ngành, đa lĩnh vực, có đủ khả năng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk thời gian đến |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk mong muốn Trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk tham gia thực hiện một số chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, các dự án nông thôn miền núi, đề án khung về vụ quỹ gen, đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ của địa phương, các dự án Trại thực nghiệm khoa học và công nghệ của tỉnh.
“Kiến nghị Trung ương quan tâm, tạo điều kiện và phân bố kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm theo đề xuất của địa phương, có sự ưu tiên cho các tỉnh miền núi, khó khăn như tỉnh Đắk Lắk. Tăng dần nguồn kinh phí hằng năm cho khoa học và công nghệ đạt từ 1,5-2% ngân sách địa phương để có điều kiện thực hiện một số chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm, có tính chiến lược”, ông Tấn bày tỏ.
Được biết, Đắk Lắk cũng đang đồng thời đẩy mạnh triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại địa phương theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 175-KH/TU ngày 08/6/2020 của Tỉnh ủy Đắk Lắk. Mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ 22,93%. Năm 2030: mạng di động 5G phủ sóng toàn tỉnh; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp; kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP của tỉnh; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ 26,53%; Hoàn thành xây dựng một số đô thị thông minh, chính quyền điện tử tỉnh, kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và của cả nước.