Khuyến công Đắk Nông: Hỗ trợ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đắk Nông: Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động khuyến công Khuyến công Đăk Nông: Tăng năng lực chế biến nông sản |
Theo đó, ở nhóm ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến thực phẩm, có 4 đơn vị được hỗ trợ, với tổng kinh phí là 1,1 tỷ đồng gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Shachi Tây Nguyên (Đắk Mil); HTX Nông nghiệp Krông Nô; Hộ kinh doanh Trần Văn Hồi (Đắk Song); Hộ kinh doanh Anna Food (Gia Nghĩa).
Ở nhóm chế biến nông sản, có 2 doanh nghiệp được hỗ trợ để mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến, với tổng kinh phí là 600 triệu đồng, gồm: Công ty TNHH MTV Nông trại xanh Vân Linh (Tuy Đức) và HTX Nông nghiệp Buôn Choáh (Krông Nô).
Nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Đắk Nông |
Theo Sở Công Thương Đắk Nông, toàn tỉnh hiện có khoảng 2.782 cơ sở hoạt động sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Trong đó, phần lớn là các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), hoạt động chủ yếu ở những lĩnh vực chế biến nông sản, cơ khí, mộc…
Theo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Đắk Nông), các cơ sở CNNT thường đóng chân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đến nay, sản phẩm CNNT ngày càng phong phú và đa dạng về số lượng, chất lượng. Các sản phẩm ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, kể cả trong và ngoài nước.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thời gian qua, ngành Công Thương đã cùng với các địa phương đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tư vấn, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có nhu cầu đăng ký kinh doanh. Tỉnh Đắk Nông cũng tạo các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh, nhất là về chính sách thuế, đất đai, nguyên liệu, thị trường...
Đặc biệt, thông qua hoạt động khuyến công, ngành Công Thương đã kịp thời khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào trong sản xuất.
Việc các cơ sở CNNT phát triển mạnh mẽ cũng đã góp phần giải quyết vùng nguyên liệu tại chỗ vốn là thế mạnh của địa phương như: Cà phê, hồ tiêu, điều, mắc ca, sachi… Các nguồn nguyên liệu này được nhiều doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, để tạo ra các sản phẩm mang tính công nghiệp chứ không còn là sản phẩm thô như trước kia.
CNNT đang góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nhất là giải quyết cho hàng ngàn lao động ở địa phương. Đến nay, tăng trưởng bình quân của các cơ sở CNNT cả về doanh thu và lợi nhuận khoảng từ 15-20%.
Năm 2021, chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn kinh phí từ quỹ khuyến công quốc gia và địa phương để hỗ trợ các cơ sở CNNT phát triển. Các đề án hỗ trợ năm nay sẽ được tập trung cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm nông sản của địa phương như: Mắc ca, sachi, ca cao, gạo... Đây là những sản phẩm thế mạnh và mới của tỉnh. Qua đó góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cho các địa phương trên địa bàn. Về nội dung, nguồn vốn khuyến công sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; đẩy mạnh xây dựng các mô hình điểm. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở này và hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, Trung tâm cũng đã vận động, thông báo cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh. Qua đó, các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp cận với thị trường, công nghệ mới và xác định được hướng đầu tư phát triển phù hợp với khả năng của mình.