Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 06:54
Hàng Việt về nông thôn

Đáp ứng đúng nhu cầu người dân

Để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối năm của người dân huyện ngoại thành, Sở Công Thương Hà Nội đã cùng các doanh nghiệp (DN) tổ chức nhiều phiên chợ Việt giúp bà con tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả hợp lý.
Phiên chợ Việt tại xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút đông bà con địa phương đến mua sắm

Xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) gồm 3 thôn: Đoài, Quý và Thượng Thôn, với dân số trên 6.500 người. Là xã chuyên sản xuất đồ gỗ quy mô lớn, người dân xã Liên Hà có thu nhập ổn định, nhu cầu tiêu dùng khá lớn. Dù vậy, trên địa bàn xã chưa có khu mua sắm hay siêu thị nào lớn, bà con chủ yếu mua hàng hóa tại các đại lý, cửa hàng tạp hóa và các chợ trong xã.

Trong những ngày cuối năm này, người dân xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) nhộn nhịp tham quan, mua sắm tại phiên chợ Việt của Công ty siêu thị Hà Nội - đơn vị thành viên của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro). Chúng tôi đến chợ Sáng - một trong những khu chợ lớn của xã Liên Hà. Ngay phía ngoài khu chợ, dãy gian hàng Việt với 16 gian hàng tiêu chuẩn được dựng lên khá hoành tráng.

Bà Đàm Thị Nga (Thượng Thôn) đang nhanh tay nhặt những đồ dùng thực phẩm thiết yếu như nước mắm, bột nêm, mì chính… vào túi đồ - vui vẻ cho biết: Có phiên chợ Việt do thành phố tổ chức như thế này, bà con nơi đây rất phấn khởi, bởi thường ngày, bà toàn mua đồ tại các đại lý, hàng hóa không được phong phú. Hơn nữa, tết năm trước, thành phố cũng tổ chức phiên chợ Việt, bà con trong xã mua hàng thấy chất lượng rất tốt, giá cả lại hợp lý, nên ngay khi xã thông báo có phiên chợ Việt, bà đã rủ chị em trong xóm cùng nhau đi mua hàng hóa.

Bà Nga bày tỏ mong muốn, sẽ có nhiều hơn những phiên chợ Việt để bà con trong xã mua được hàng chất lượng, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ. Chị Nguyễn Thị Hậu (thôn Đoài) - đang ướm thử chiếc áo rét cho con trai - chia sẻ: Từ đầu mùa rét đến giờ, chị vẫn chưa chọn được áo khoác cho con. Đến phiên chợ Việt, thấy có nhiều hàng may mặc do các DN trong nước sản xuất, rất đẹp, bền, mà giá lại phải chăng, chị quyết định mua luôn.

Phiên chợ Việt tại xã Liên Hà lần này có tới hơn 1.000 mặt hàng, tập trung chủ yếu vào hàng hóa thiết yếu như: Thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo… Để thu hút được bà con địa phương đến mua sắm, Công ty Siêu thị Hà Nội - đơn vị chủ công của thành phố Hà Nội trong việc đưa hàng về nông thôn - đã tổ chức khảo sát nhu cầu tiêu dùng của người dân từng nơi tổ chức phiên chợ do hàng hóa mang đến đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, lại có được uy tín từ những phiên chợ Việt trước đây, nên bán rất chạy. Chỉ sau một buổi, nhiều mặt hàng đã được bà con mua hết, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Hiện, công ty đang vận chuyển hàng đến bổ sung để kịp thời phục vụ bà con.

Bà Trần Thị Phương Lan Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:

Chương trình Phiên chợ Việt do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức nhằm đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp bà con các huyện ngoại thành tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả hợp lý; đồng thời tạo điều kiện quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt, qua đó giúp các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh tại khu vực ngoại thành.

Tuấn Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Lâm Đồng: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng

Đưa thương hiệu dừa sáp Trà Vinh vươn xa