Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 7% trong năm 2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào 6 giải pháp.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, khả thi với mục tiêu tăng trưởng IIP 7-8% Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Giữ mục tiêu tăng trưởng 7% của cả năm 2024

Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng diễn biến kinh tế trong nước và thế giới những tháng cuối năm vẫn khó lường. Làm thế nào để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6,8 - 7% trong năm 2024 như mục tiêu đề ra? Để làm rõ hơn vấn đề trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Tăng trưởng kinh tế quý III và 9 tháng khá ấn tượng, xin bà phân tích rõ hơn về bức tranh kinh tế 9 tháng?

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?
Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Ảnh ST)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III năm 2024 tăng 7,4%, trong đó: Khu vực I tăng 2,58%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm tăng trưởng; Khu vực II tăng 9,11%, đóng góp 3,7 điểm; Khu vực III tăng 7,51%, đóng góp tăng 3,56 điểm. Tính chung 9 tháng, GDP tăng 6,82%, trong đó: Khu vực I tăng 3,2%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm tăng trưởng; Khu vực II tăng 8,19%, đóng góp 3,23 điểm; Khu vực III tăng 6,95%, đóng góp 3,39 điểm.

Khu vực I: Ảnh hưởng của bão số 3 đổ bộ trong tháng 9 đã tác động tới kết quả tăng trưởng chung của khu vực này. Quý III năm 2024, giá trị tăng thêm của nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,58%, chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2021 nhưng thấp hơn các năm còn lại của giai đoạn 2020 - 2023, trong đó, hoạt động nông nghiệp tăng thấp nhất trong giai đoạn kể từ năm 2020 đến nay và các quý đầu năm 2024 do nhiều diện tích trồng lúa mùa sắp cho thu hoạch, đàn gia súc, gia cầm ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng bị mất trắng hoặc thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3.

Do sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III bị ảnh hưởng bởi bão và hoàn lưu sau bão nên tính chung 9 tháng năm 2024, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng không đạt mức tăng trưởng như dự kiến, chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn mức tăng của các năm từ 2021-2023 với 3,2%; trong đó hoạt động nông nghiệp tăng chậm lại, hoạt động lâm nghiệp và thủy sản đạt mức cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng 2,92%; ngành lâm nghiệp tăng 4,96%; ngành thủy sản tăng 3,73%.

Khu vực II: Khu vực công nghiệp quý III đạt 9,59% là mức tăng cao nhất trong 3 quý kể từ đầu năm. Trong đó, đóng góp lớn nhất về tăng trưởng của khu vực này phải kể đến ngành chế biến, chế tạo với tốc độ tăng 11,41%, đây là mức tăng quý 3 cao nhất kể từ năm 2020. Có được mức tăng này một phần do thị trường xuất khẩu trên đà khởi sắc, nhà sản xuất nhận thêm nhiều đơn hàng mới cho những tháng cuối năm, mặt khác đây là con số được tính trên nền tăng trưởng khá thấp của năm 2023. Trong khu vực này, ngành khai khoáng tiếp tục có tốc độ giảm (-7,09%), ngành sản xuất và phân phối điện đạt tốc độ tăng thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm (8,06%). Tuy nhiên, một số yếu tố ngoài dự kiến đã hỗ trợ tăng trưởng của các ngành công nghiệp như ngành lọc hóa dầu có tăng trưởng tốt sau thời kỳ nghỉ bảo dưỡng; ngành điện tử có khởi sắc; ngành dệt may tận dụng được những đơn hàng từ nước ngoài do thị trường quốc tế có những khó khăn, bất ổn…

Tính chung 9 tháng, toàn ngành công nghiệp vẫn tăng trưởng tích cực, đạt 8,34%. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76% và ghi nhận nhiều hoạt động có chỉ số sản xuất IIP đạt mức hai con số như: Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng trên 28%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng trên 24%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng trên 18%; sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất tăng trên 16%; sản xuất xe có động cơ, dệt, tăng khoảng 13%; hoạt động sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng khoảng 12%. Ngành sản xuất, phân phối điện tăng trên 11%. Ngành cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt tăng trưởng 9,83%, cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2020 trở lại đây.

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?
Tính chung 9 tháng, toàn ngành công nghiệp vẫn tăng trưởng tích cực, đạt 8,34%. Ảnh KL

Đạt được kết quả như trên, tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2024 được hỗ trợ bởi những yếu tố thuận lợi nào, thưa bà?

Theo tôi, tăng trưởng kinh tế 9 tháng được hỗ trợ bởi 3 yếu tố, bao gồm:

Thứ nhất, Chính phủ chủ động ban hành các chính sách kích cầu tiêu dùng về giảm, gia hạn thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô giữ ổn định, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kết hợp hiệu quả đã giúp kiểm soát lạm phát ở vùng an toàn, lãi suất điều hành giảm dần là cơ sở để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất.

Thứ ba, thu hút vốn FDI đã tăng trở lại, các nhà đầu tư nước ngoài ổn định sản xuất và mở rộng hoạt động. Đối thoại kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ diễn ra nhằm cụ thể hóa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia cũng mở ra nhiều cơ hội kinh tế vì đây là thị trường quen thuộc với đa số người dân và cộng đồng người Việt ở Australia cũng khá đông.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, tăng trưởng 9 tháng cũng đối mặt với một số rủi ro như: Hoạt động du lịch đã chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng, chưa thực sự đáp ứng được như kỳ vọng, cần được nghiêm túc khai thác bài bản, hiệu quả các sản phẩm du lịch để tạo cú huých cho tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp vẫn đối mặt với ba vấn đề lớn về thị trường, vốn và pháp lý, một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, chưa được cắt giảm triệt để; Doanh nghiệp phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững, tiêu chuẩn môi trường - xã hội - quản trị (ESG)… đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, trong khi thời gian để chuyển đổi không còn nhiều khi một số nước dự kiến áp dụng từ năm 2026. Thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… đã ổn định hơn, nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như: Tăng trưởng tín dụng; xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém, ngân hàng “0 đồng”; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp; nâng hạng thị trường chứng khoán. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến con người, hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế.

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76% và ghi nhận nhiều hoạt động có chỉ số sản xuất IIP đạt mức hai con số (Ảnh KL)

Theo bà, đâu là những giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng từ 6,8-7% trong năm 2024?

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý III và 9 tháng năm 2024 ước đạt 7,40% và 6,82%, cao hơn mức kỳ vọng trong bối cảnh nền kinh tế một số địa phương phía Bắc bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cơn bão số 3 đầu tháng 9 vừa qua.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2024, đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8-7% đề ra, đồng thời tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái. Mặc dù thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cần tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát và duy trì mức giá ổn định để đảm bảo sức mua của người dân không bị suy giảm. Đảm bảo nguồn cung ngoại tệ ổn định để tránh biến động tỷ giá ảnh hưởng đến nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa.

Thứ hai, đẩy mạnh tiêu dùng cuối cùng trong nước bằng cách thực hiện có hiệu quả các chương trình kích cầu như giảm giá, khuyến mãi, khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng sản xuất trong nước, vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử.

Thứ ba, thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập quốc tế bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, tìm kiếm đối tác mới và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thứ tư, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tăng cường tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông để tạo động lực cho các ngành liên quan như xây dựng, sản xuất vật liệu, dịch vụ logistics cũng như thúc đẩy thuận lợi trong lưu thông hàng hóa.

Thứ năm, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, giảm chi phí sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh, công nghệ sạch nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của các thị trường xuất khẩu lớn như EU và Mỹ. Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý nhằm tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất thông qua các chính sách về thuế, phí, lãi suất.

Thứ sáu, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thiểu các rào cản, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn, thị trường và các chương trình hỗ trợ của chính phủ.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp trên tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2024.

Xin cảm ơn bà!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Cùng với năng suất lao động thấp, trong khi chi phí logistic còn cao, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp phát triển cảng và đường thủy.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11, đại biểu Rơ Châm H′Phik cho biết, cử tri tỉnh Gia Lai rất phấn khởi, kỳ vọng việc sửa đổi Luật Điện lực lần này.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, quy định nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi về tiêu thụ trong nước đang gặp vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp bị khởi tố.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh trong tăng trưởng kinh tế-xã hội của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Khoáng sản là

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp nêu, khoáng sản là "miếng mồi ngon" mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả.
Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị cần thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 để không mất cơ hội phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Từ ngày 5-8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Thống nhất trình Quốc hội xem xét việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Sáng 3/11, Tổng cục II tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo cho Trung tướng Trần Công Chính, Chính ủy Tổng cục II.
Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo, thương mại đầu tư, Halal, giáo dục, du lịch... là những lĩnh vực tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Qatar.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, với vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Đổi mới Giáo dục và Đào tạo, đã chủ trì Phiên họp năm 2024 tại Trụ sở Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hérnandez nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez

Chiều 2/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba lên tầm cao mới toàn diện, thực chất hơn

Tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam-Cuba lên tầm cao mới toàn diện, thực chất hơn

Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Cuba với quyết tâm tiếp tục phát triển mạnh mẽ quan hệ lên tầm cao mới toàn diện, thực chất, hiệu quả và bền vững hơn.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba

Sáng 2/11 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc hội đàm với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động