Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) sẽ nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên.
Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi) “Chạy nước rút” thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Sáng 29/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Luật gồm 7 Chương, 109 Điều (sửa đổi 44 điều, trong đó có 16 điều chỉ sửa đổi, bổ sung từ ngữ nhằm quy định rõ, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai, không làm thay đổi nội hàm chính sách so với Luật Đầu tư công năm 2019; bổ sung 15 điều; bãi bỏ 7 điều), với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn.

Cụ thể, thứ nhất, nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng. Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu bao gồm: Cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C); cho phép bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương.

Quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được lựa chọn giao một Ủy ban nhân dân cấp huyện làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên hoặc tổ chức thực hiện dự án theo thẩm quyền.

Thứ hai, nhóm chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu bao gồm: Phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương (NSTW) giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ.

Phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng chung vốn NSTW, các khoản vốn NSTW chưa phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành.

Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng; dự án nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý.

Phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý.

Phân cấp thẩm quyền gia hạn thời gian bố trí vốn NSTW từ Thủ tướng Chính phủ cho cấp quyết định chủ trương đầu tư; vốn ngân sách địa phương từ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Theo đó, đối với vốn NSTW, các dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 10.000 tỷ đồng thì gia hạn thời gian bố trí vốn không quá 1 năm, nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng không quá 2 năm. Ngoài thời gian trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian bố trí vốn NSTW.

Phân cấp thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách địa phương từ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Thứ ba, nhóm chính sách về nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước. Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu bao gồm: Cho phép sử dụng nguồn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án; cho phép doanh nghiệp nhà nước là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cho phép ngoài cơ quan chuyên môn thì thêm Ban Quản lý dự án, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; cho phép giao nhiệm vụ và kế hoạch vốn hằng năm cho chủ đầu tư dự án không phải là đơn vị trực thuộc.

Thứ tư, nhóm chính sách về thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài). Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu bao gồm: Bổ sung quy định về việc cho phép giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài nguồn NSTW và kế hoạch vốn cho vay lại của ngân sách địa phương được giải ngân theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công, không phụ thuộc vào tỷ lệ cấp phát và cho vay lại.

Đơn giản hóa nội dung liên quan đến Đề xuất dự án; bổ sung hoạt động lập Đề xuất dự án vào nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn cho nhiệm vụ lập Đề xuất dự án; phân cấp thẩm quyền, đơn giản hóa trình tự, thủ tục phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn nước ngoài; bổ sung quy định về thời gian bố trí kế hoạch vốn của các dự án sử dụng vốn nước ngoài và giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài.

Làm rõ quy định cơ quan gửi Đề xuất dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi do Công ty con của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nắm giữ 100% vốn điều lệ làm chủ đầu tư; bổ sung quy định dừng sử dụng vốn ODA ở từng giai đoạn của chương trình, dự án; đơn giản hóa việc thực hiện dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại.

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh

Thứ năm, nhóm chính sách về đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật

Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu bao gồm: Đơn giản hóa trình tự, thủ tục lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; không quy định phải có báo cáo riêng đối với việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; quy định danh mục dự án Chính phủ báo cáo Quốc hội để ban hành kế hoạch đầu tư công trung hạn là danh mục dự kiến; bổ sung quy định khái niệm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án.

Quy định một số nội dung cụ thể nhằm thống nhất cách hiểu, cách triển khai như: Các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; khái niệm nợ đọng xây dựng cơ bản; phạm vi dự án đầu tư công và nhiệm vụ chi thường xuyên; cập nhật đối tượng sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại các Luật Nhà ở, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Hợp tác xã…

Bổ sung quy định trình tự, thủ tục xử lý khi phát sinh yếu tố dẫn đến thay đổi phân loại dự án; quy định hạn mức 20% đối với các dự án vắt qua hai kỳ trung hạn (khoản 2 Điều 89 Luật hiện hành) không áp dụng đối với dự án quan trọng quốc gia và bổ sung quy định áp dụng theo từng nguồn vốn ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương. Đối với vốn ODA, chỉ áp dụng hạn mức 20% đối với vốn ODA của cả nước.

Trường hợp vượt hạn mức 20% nêu trên thì cấp có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với vốn NSTW, Hội đồng nhân dân các cấp đối với vốn ngân sách địa phương cho phép phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng không vượt quá hạn mức 50%.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho hay, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí về sự cần thiết nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật.

Chính phủ trình dự thảo Luật sửa đổi với nhiều nội dung quan trọng, bao gồm 05 nhóm vấn đề lớn, nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư; thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; đơn giản hóa trình tự, thủ tục và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công, nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, vì vậy, nhất trí về phạm vi sửa đổi luật.

"Số lượng các điều/khoản luật thay đổi nhiều, phạm vi sửa đổi lớn; nhiều nội dung thể chế hóa các cơ chế, chính sách đặc thù mới được thí điểm, triển khai thực hiện trong thời gian ngắn; đòi hỏi phải đánh giá kỹ về tác động chính sách và nghiên cứu, rà soát thận trọng để bảo đảm việc ban hành luật phù hợp với yêu cầu của thực tế" - ông Lê Quang Mạnh nhấn mạnh.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quỹ đầu tư 830 tỷ USD của UAE sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Quỹ đầu tư 830 tỷ USD của UAE sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Quỹ Đầu tư quốc gia Abu Dhabi nhất trí sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Việt phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị UAE xây dựng trung tâm trung chuyển dầu mỏ tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị UAE xây dựng trung tâm trung chuyển dầu mỏ tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn của UAE hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng trung tâm trung chuyển dầu mỏ tại Việt Nam.
Đánh thuế 5% có làm tăng mặt bằng giá phân bón trên thị trường?

Đánh thuế 5% có làm tăng mặt bằng giá phân bón trên thị trường?

Có ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành vì lo ngại khi đánh thuế 5% sẽ làm tăng mặt bằng giá phân bón trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 1

Trong bối cảnh phải đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, việc sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết và cấp bách.
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Bước ngoặt lịch sử trong quan hệ hai nước

Chiều 28/10, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE CEPA đã được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp UAE đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh, năng lượng mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp UAE đầu tư vào lĩnh vực kinh tế xanh, năng lượng mới

Trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - UAE.
Đề nghị tuổi nghỉ hưu của cấp tướng trong quân đội là 62 tuổi

Đề nghị tuổi nghỉ hưu của cấp tướng trong quân đội là 62 tuổi

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nâng độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lên để tương thích với Bộ Luật Lao động, trong đó tuổi nghỉ hưu cấp tướng là 62 tuổi.
Việt Nam - UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện

Việt Nam - UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện

Ngày 28/10, tại Abu Dhabi, trong hội đàm hẹp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.
"Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành"

"Cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành"

Đây là phát biểu của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về Luật Sĩ quan tại phiên họp toàn thể tại hội trường Kỳ họp thứ tám của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Có việc

Đại biểu Quốc hội: Có việc 'lách luật' mua đi bán lại nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội nêu, nếu có cuộc thanh tra kiểm tra xem ai là người đang ở nhà ở xã hội thì chắc rằng sẽ có những người không thuộc đối tượng được ưu đãi.
Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi

Ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay với dự án bất động sản khả thi

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, ngay cả khi có những dự án bất động sản có khả năng trả nợ nhưng ngân hàng vẫn từ chối cho vay.
Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - UAE, sớm nâng thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD

Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - UAE, sớm nâng thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD

Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Abu Dhabi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Đầu tư UAE Mohammed Bin Hassan Al Suwaidi.
Ba Bộ trưởng giải trình về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Ba Bộ trưởng giải trình về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Chiều 28/10 tại Kỳ họp thứ 7, ba Bộ trưởng đã tiếp thu, giải trình làm rõ vấn đề đại biểu nêu về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất

Sáng 28/10, tại thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống UAE Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan chủ trì Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức UAE.
Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị UAE đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành Halal tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam - UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông - châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ vì sao thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Sáng 28/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ 2015-2023.
Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Sáng 28/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương (01/11/1949 - 01/11/2024).
Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Điện lực để giải quyết các vấn đề cấp bách về điện năng

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách về tăng trưởng điện năng...
Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội

Theo ĐBQH, việc ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cần thiết và cấp bách cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động