Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 13:31

Điểm mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Việc sửa đổi Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Ngày 12/7, Bộ Tài chính đã tổ chức hội thảo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hội thảo có sự tham gia của các bộ, ngành, chuyên gia và 12 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thực hiện phân công rõ, phân cấp mạnh

Chia sẻ tại hội thảo, ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia, bộ, ngành, đại biểu tham dự, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Luật, có Công văn số 6387/BTC-TCDN ngày 21/6/2024 lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, các doanh nghiệp; đồng thời, đăng tải lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.

Toàn ảnh hội thảo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Hồ sơ Luật được xây dựng trên cơ sở bám sát nội dung 6 chính sách đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua, dự thảo Luật có 9 Chương và 92 Điều. Cơ quan soạn thảo muốn xin ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia và đại diện 12 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và các doanh nghiệp nắm giữ phần lớn tổng vốn chủ sở hữu cũng như tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước trong cả nước, có vai trò chủ lực trong các ngành, lĩnh vực kinh tế...

Ông Bùi Tuấn Minh, Cục trưởng Cục Tài chính, Thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập đã trình bày các nội dung cơ bản của dự thảo Luật. Cụ thể, các quy định tại dự thảo Luật muốn tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước, phân công rõ, phân cấp mạnh về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, giải trình việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng: Nhà nước, Chính phủ quản lý đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác.

Bên cạnh đó, xác định rõ nội dung quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện phân công rõ, phân cấp mạnh và cụ thể các nội dung đầu tư vốn quan trọng, có số vốn đầu tư lớn, gắn với lựa chọn người quản lý vốn nhà nước đầu tư; trên cơ sở đó quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền về công tác nhân sự, chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp...

Dự thảo Luật thực sự là “cuộc cách mạng”

Chia sẻ tại hội thảo, TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, dự thảo Luật thực sự là “cuộc cách mạng” trong quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tuy nhiên để sửa Luật sẽ là một quá trình rất phức tạp, gian nan, cách tiếp cận, tinh thần sửa Luật có rất nhiều điểm tích cực.

Điểm mới đầu tiên của dự thảo Luật là làm rõ vai trò của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường cạnh tranh, hội nhập, nhà nước không còn quản lý, can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói theo cách khác là quản lý doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư, không quản lý theo pháp nhân. Thứ hai, tăng tính minh bạch, quyền hạn, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ ba, dự thảo Luật thể hiện sự linh hoạt, thích ứng với thị trường, trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi lại vốn nhà nước.

Cũng tại hội thảo, một trong những vấn đề được nhiều quan tâm là nâng tỷ lệ trích lậo Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế. Đại diện các doanh nghiệp nhà nước dự hội thảo đều nhận định rằng, việc tăng tỷ lệ trích lập quỹ này sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất.

Theo dự thảo Luật, Bộ Tài chính đang đề xuất 3 phương án về tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn. Cụ thể: Tối đa 50%, tối đa 80% và 100% lợi nhuận sau thuế. So với luật hiện hành, 3 phương án đề xuất này đều cao hơn so với mức 30% như tại Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và tại tờ trình trước đó của Bộ Tài chính. Trên cơ sở nghiên cứu, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ xem xét, quyết định thực hiện theo phương án trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp.

Đa số các đại biểu tham dự đều đồng tình việc trích lập tối đa 80% lợi nhuận sau thuế, để doanh nghiệp chủ động sử dụng trong việc tái đầu tư. Qua đó, nâng cao hiệu suất đầu tư từ phần vốn của Nhà nước, song các ý kiến cũng mong muốn quy định rõ nguyên tắc sử dụng quỹ này cho việc sử dụng vốn lưu động và nếu trong thẩm quyền, được phép tiếp chuyển để tăng vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho rằng, nếu việc trích lập Quỹ ở mức tối đa 80% được thực hiện thì sẽ tháo gỡ khó khăn cho một loạt đơn vị của Tập đoàn đang có nhu cầu vay vốn lớn, bởi nếu ở mức 30% như hiện hành thì sẽ phải tích luỹ rất lâu để đủ vốn đối ứng, gây khó khăn trong vay vốn ngân hàng, từ đó giúp các doanh nghiệp được tạo điều kiện bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước được giao. Tuy nhiên, theo Phó Tổng giám đốc Vinachem, việc sử dụng cần linh hoạt, căn cứ vào kế hoạch và chiến lược hoạt động của từng doanh nghiệp.

Kết luận lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết… Đồng thời, Luật mới sẽ giúp hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý, nâng cao quyền tự chủ, vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức đào tạo về quản trị kinh doanh, chuyển dịch năng lượng xanh

'Gian hàng Quốc gia Việt Nam – Vietnam Pavilion' trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba

Chân dung doanh nhân 8X ngồi 'ghế nóng' Tập đoàn BIM Group

Nhà máy thủy điện Khe Bố tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội

Quảng Trị: tiết kiệm hơn 18 triệu kWh trong 10 tháng đầu năm 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện

FA’NU khẳng định mình trên thị trường dinh dưỡng: Top 5 thương hiệu uy tín quốc gia 2024

Delta Group dấu ấn một tổng thầu xây dựng hàng đầu, nơi con người là giá trị cốt lõi.

Thông tin khách hàng được ngành điện TP. Hồ Chí Minh bảo mật như thế nào?

Sản phẩm mới giúp kiểm soát cân nặng của Care For Việt Nam

PC Thừa Thiên Huế triển khai chương trình 'Tháng Tri ân khách hàng năm 2024'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

BCG Eco hợp tác với đối tác Singapore thúc đẩy dự án tín chỉ Carbon tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững