Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên: Việt Nam- “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế toàn cầu

Phiên họp cấp cao của VBF 2023 ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong tăng trưởng GDP và thúc đẩy nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.
Thủ tướng Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023 Cộng đồng doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Phiên họp cấp cao của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2023 (VBF 2023) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành, và đại diện cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Việt Nam - "điểm sáng" bức tranh kinh tế toàn cầu

Phát biểu khai mạc tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã điểm lại thành tựu trong kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Theo đó, năm 2022 là một năm kinh tế thế giới đầy biến động phức tạp, khó lường và nhiều thách thức đan xen, song Việt Nam đã đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế - xã hội quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên: Việt Nam- “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn

Quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD với mức tăng trưởng là 8,02%, GDP bình quân/người hơn 4.000 USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 3,22 triệu tỷ đồng, tăng 11,5%; trong đó, vốn FDI giải ngân đạt gần 22,4 tỷ USD, là mức cao nhất trong 5 năm qua.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; tiếp tục duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với kim ngạch đạt 11,2 tỷ USD.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, đã có hơn 208.300 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Khu vực du lịch, dịch vụ phát triển sôi động trở lại, nhất là từ sau khi kiểm soát được dịch bệnh, tăng 19,8%. Nhiều dự án hạ tầng quan trọng, nhất là giao thông, năng lượng được đẩy nhanh tiến độ.

"Cùng với các tín hiệu khả quan nêu trên, vị trí của Việt Nam trên hàng loạt các bảng xếp hạng đã có những bước tiến đáng kể, nhiều tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam là “điểm sáng trong bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu" - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin thêm.

Cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn và trên đà phục hồi tích cực. Góp phần cho việc đạt được những thành quả đó chính là nỗ lực kiên trì đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cùng nhiều giải pháp quan trọng khác của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Đây cũng là kết quả từ quyết tâm vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong một năm đầy thử thách, khi số doanh nghiệp buộc phải rút lui khỏi thị trường tăng đến gần 20%.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên: Việt Nam- “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế toàn cầu
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu khai mạc Diễn đàn

Dự báo nào cho năm 2023?

Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế tại Diễn đàn, năm 2023 là một năm đầy khó khăn đối với kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, đó là những vấn đề như cạnh tranh chiến lược với những nước lớn, xung đột quân sự, chiến tranh thương mại, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, cùng với tình trạng lạm phát tiếp tục ở mức cao. Bên cạnh đó, xu hướng thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia, nguy cơ bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng… gia tăng trên toàn cầu.

Bối cảnh trong nước, theo ông Phạm Tấn Công, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức to lớn từ sức ép của lạm phát và tỷ giá, lãi suất rủi ro trong gián đoạn chuỗi cung ứng, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu và kể cả trên chính "sân nhà" Việt Nam. Cùng với đó là những vấn đề liên quan đến thiên tai, biến đổi khí hậu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó dự báo.

Trên cơ sở đó, ông Phạm Tấn Công cho rằng, năm 2023 và những năm tới, sẽ có những chuyển biến lớn trên bình diện toàn cầu, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến 3 xu hướng, bao gồm: Thứ nhất, xu hướng thích ứng tốt hơn. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, nên các hoạt động đầu tư kinh doanh cần phải chú trọng tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu tốt hơn với những bất trắc và nguy cơ.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên: Việt Nam- “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế toàn cầu
Diễn đàn thu hút sự quan tâm của đại diện nhiều hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước

Thứ hai là xu hướng phát triển nhân văn hơn, vì con người hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, chúng ta thấy một xu hướng rất rõ là quan tâm đến con người, quan tâm đến sức khoẻ hơn. Một số ngành nghề sẽ trở nên quan trọng hơn nữa như ngành y tế, chăm sóc sức khoẻ và các sản phẩm công nghệ cũng hướng đến phục vụ tốt hơn cuộc sống con người.

Thứ ba là xu hướng phát triển xanh hơn. Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng phát triển chung trên thế giới, nhiều quốc gia đang theo đuổi mục tiêu vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Các thị trường quốc tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu đều đưa ra những tiêu chuẩn cao về sản phẩm “xanh”.

Các tổ chức quốc tế hiện nay ưu tiên vốn tín dụng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường. Theo đó, thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới của Việt Nam phải chú trọng chọn lọc các dự án có công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ cao. Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực, điều chỉnh mô hình sản xuất kinh doanh để tiếp cận các thị trường, nguồn vốn tín dụng xanh.

Đồng tình với quan điểm cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, ông Thomas Jacods- Giám đốc Quốc gia Tổ chức Tài chính Quốc tế nhận định: Mô hình kinh tế xanh sẽ giúp giảm thiểu tác hại biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, hiện thực hoá các mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045 và các cam kết phát thải ròng bằng 0 đưa ra tại COP26. Tuy nhiên, để phát triển nền kinh tế xanh, Việt Nam cần một nguồn vốn rất lớn, dự báo khoảng 6,3% GDP mỗi năm, để có được nguồn vốn này, Việt Nam cần vượt qua những rào cản thể chế, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào tăng trưởng xanh.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới của Học viện Quốc phòng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới của Học viện Quốc phòng

Sáng 12/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Quốc phòng.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên bà con thôn Làng Nủ

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên bà con thôn Làng Nủ

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến thăm hỏi, động viên bà con nhân dân thôn Làng Nủ.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự Lễ khai giảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sáng 12/9, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự Lễ khai giảng các lớp ĐH chính quy Khóa 44 (2024-2028) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

Sáng ngày 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái, thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng cứu hộ, cứu nạn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Sáng 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, mục đích xây dựng Luật Hóa chất sửa đổi nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa chất.
Sáng 12/9, khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/9, khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng chủ trì họp cho ý kiến xây dựng 1 dự án Luật để sửa đổi 7 Luật

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng Luật phải tháo gỡ tối đa những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, mở rộng cơ chế huy động nguồn lực xã hội.
Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Tiếp tục xuất cấp 200 tấn gạo cho 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Ngày 11/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 960/QĐ-TTg của Thủ tướng xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng bão số 3.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều các sông ở Bắc Bộ.
Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam củng cố và không ngừng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều động, bổ nhiệm 14 nhân sự

Chiều 11/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ Công bố Quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo quản lý cho 14 nhân sự.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Mitsui đẩy nhanh tiến độ Chuỗi dự án điện-khí Lô B; mở rộng đầu tư các lĩnh vực, nhất là điện gió ngoài khơi.
Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ viện trợ 1 triệu USD giúp Việt Nam sớm khắc phục hậu quả bão lũ

Hoa Kỳ sẽ viện trợ nhân đạo khẩn cấp 1 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào gặp mặt cựu quân tình nguyện

Chiều 11/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã có cuộc gặp với cựu quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam tại Lào và thế hệ trẻ hai nước.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó mưa lũ, bão, thiên tai

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp mưa lũ, bão, thiên tai.
Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Phạm Minh Hà và Nguyễn Việt Hùng được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Chiều ngày 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 942/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương.
Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Trung Quốc giảm tối đa khối lượng xả lũ tại thượng nguồn sông Lô

Chiều 11/9, Trung Quốc xả lũ đập thủy điện Ma Lù Thàng, khối lượng xả tối đa từ 250 m3/giây giảm xuống 200 m3/giây và lùi thời gian xả lũ từ 14h xuống 16h30.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Viện Khai thác mỏ Nga

Sáng 11/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến thăm Viện Khai thác mỏ, nay trực thuộc trường Đại học Nghiên cứu quốc gia về công nghệ Liên bang Nga (MISIS).
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị tỉnh Lạng Sơn tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, ổn định đời sống người dân.
Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Hà Nội tiếp tục mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị chìm trong biển nước

Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục có mưa lớn, nhiều tuyến phố và khu đô thị bị ngập nước sâu khiến sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.
Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Việt Nam và Lào khẳng định tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện...
Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Hàng trăm người dân, bộ đội đào đất đắp đê chống tràn trên sông Tích

Tính đến 12h trưa 11/9, mực nước sông Tích đã đạt mức 8,58m, vượt cảnh báo lũ mức độ 3 khiến nước lũ tràn qua bờ đê bao tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Cảnh báo ngập lụt tại Hải Phòng: Mực nước sông dâng cao, nhiều khu vực ngập sâu

Hải Phòng cảnh báo nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng do mực nước sông dâng cao, nhiều tuyến đường ngập sâu, ảnh hưởng lớn đến giao thông và cuộc sống của người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động