Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Độc đáo kỹ thuật dệt thổ cẩm của phụ nữ Châu Mạ

Kỹ thuật cài hoa văn trực tiếp trên nền vải giúp phụ nữ dân tộc Châu Mạ thỏa sức sáng tạo không bị giới hạn trong các khuôn khổ định trước.
Giữ lửa cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống Tây Nguyên Người trẻ Ba Na chung tay lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, phụ nữ dân tộc Châu Mạ (buôn Go, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) thành thạo kỹ thuật dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, kỹ thuật dệt đỉnh cao của người phụ nữ nơi đây như lời chị Điểu Thị Móc- người dân tộc Châu Mạ, khó ngay cả với những người có nhiều năm trong nghề bởi hoạ tiết gần như được thêu đồng thời với dệt.

Kỹ thuật cài hoa văn trực tiếp trên nền vải giúp phụ nữ Châu Mạ thỏa sức sáng tạo không bị giới hạn trong các khuôn khổ định trước. Có thể tạo hoa văn dạng hình học hay hình tượng hoá cây cỏ, động vật, cũng có thể là sự vật hiện tượng thay đổi theo thời gian… Đáng nói, cùng là một hình tượng nhưng dưới con mắt, trí tưởng tượng và kỹ thuật của mỗi người sẽ cho ra cách thể hiện khác nhau và không tuân theo một quy chuẩn nào. Đặc biệt, lối sử dụng màu sắc nổi bật, linh hoạt cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn riêng biệt cho vải dệt của người Châu Mạ”, ông Trần Đức Thắng- Trưởng nhóm sản xuất Châu Mạ, Giám đốc Hợp tác xã thổ cẩm Cát Tiên chia sẻ.

Độc đáo kỹ thuật dệt thổ cẩm của phụ nữ Châu Mạ
Kỹ thuật cài hoa văn trực tiếp trên nền vải đang dệt giúp phụ nữ Châu Mạ thỏa sức sáng tạo

Công cụ dệt của người dân tộc Châu Mạ cũng khá lạ với loại khung đai lưng, hết sức thô sơ, chỉ gồm từ 10-12 chi tiết là các thanh tre, đai buộc. Sợi dọc được mắc vào các thanh ngang, thanh xa nhất được đẩy về phía trước bằng hai bàn chân và toàn bộ hệ sợi dọc được kéo căng bằng đai buộc vào lưng người dệt. Khi dệt, người phụ nữ Châu Mạ ngồi trên sàn nhà tre, một đai vải nối vào khung được buộc chặt sau lưng, đôi chân luôn phải duỗi thẳng để kéo căng các sợi dệt.

Nguyên liệu dệt vải cũng hoàn toàn đến từ thiên nhiên, bà Trần Tuyết Lan - Tổng giám đốc Doanh nghiệp xã hội Craft Link, cho hay: Theo truyền thống, người dân Châu Mạ tự trồng bông, xe sợi và nhuộm bằng các chất liệu tự nhiên. Màu đen lấy từ cây Neiru, màu vàng từ cây Mut, màu đỏ từ vỏ cây Bosil. Màu sắc được sử dụng để cài hoa văn thường là đen, đỏ, vàng, xanh, chàm đậm, thời gian gần đây bảng màu được bổ sung thêm nhiều màu mới như cam, xanh lá, hồng sen…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, không hiếm gặp sản phẩm mang màu sắc, hơi hướng của các dân tộc thiểu số được sản xuất bởi máy móc công nghiệp, giá thành rẻ. Điều này là thử thách lớn với sản phẩm thổ cẩm truyền thống của bà con, trong đó có người Châu Mạ.

Công nhận điều đó nhưng ông Trần Đức Thắng chia sẻ: Sản phẩm dệt của bà con Châu Mạ sử dụng 100% sợi cotton hiện chưa loại máy dệt nào sử dụng được loại sợi này và được sản xuất hoàn toàn thủ công. Cũng do sản xuất thủ công, mỗi tấm vải sẽ được cá nhân hoá, thể hiện độ khéo tay, tâm tư tình cảm, tín ngưỡng và kinh nghiệm cuộc sống của mỗi người. Đây cũng là điều máy móc không thể làm được.

Dệt thổ cẩm với người phụ nữ Châu Mạ không còn là để tự cung tự cấp, phục vụ tiêu dùng hàng ngày mà đã trở thành nghề, đem lại thu nhập cho gia đình. Dưới sự hỗ trợ của Craft Link, sản phẩm dệt thổ cẩm của bà con Châu Mạ đã hiện đại hơn, gần hơn với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sinh kế của người dân Châu Mạ theo đó cũng ngày một cải thiện.

Độc đáo kỹ thuật dệt thổ cẩm của phụ nữ Châu Mạ
Dệt thổ cẩm trở thành nghề, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân tộc Châu Mạ

Đó cũng là điều mà bà Trần Tuyết Lan mong mỏi sau hơn 20 năm đồng hành cùng bà con buôn Go nhưng điều khiến bà vui hơn nữa khi nhờ các hoạt động marketing sản phẩm, phụ nữ Châu Mạ đã mạnh dạn tham gia các hoạt động cộng đồng, chủ động và tự tin hơn trong giao tiếp. Nét văn hoá độc đáo, khác biệt ẩn chứa trong mỗi sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân tộc Châu Mạ được bảo tồn, phát triển và lan toả ngày một mạnh mẽ.

Để nghề dệt của bà con phát triển bền vững, ở vị trí của một đơn vị đã 20 năm đồng hành cùng người dân Châu Mạ khôi phục, phát triển nghề dệt truyền thống, bà Trần Tuyết Lan mong muốn: Chính phủ linh hoạt triển khai các chính sách hỗ trợ cho bà con vùng dân tộc thiểu số, có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xã hội như Craft Link để sản phẩm của bà con có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường, quảng bá sản phẩm cũng là quảng bá văn hoá của đất nước.

Năm 2000, Craft Link phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ thực hiện dự án đào tạo để bảo tồn, phát triển nghề dệt bản địa cho bà con dân tộc Châu Mạ tại buôn Go, đồng thời hỗ trợ tập huấn kiến thức quản lý sổ sách, kỹ năng quản lý cũng như nâng cao khả năng đọc, viết. Từ đó đến nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nghề, giúp cải thiện sinh kế cho bà con dân tộc Châu Mạ.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên gốm được đưa vào bộ sưu tập 'Người gốm kể chuyện'

Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Trực tiếp Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn 2024

Trước Kỳ Duyên, những "nàng hậu" nào từng dính lùm xùm học vấn?

Trước Kỳ Duyên, những "nàng hậu" nào từng dính lùm xùm học vấn?

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Triển lãm 3D trực tuyến ‘Hỡi đồng bào Thủ đô’: Sống lại những khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng

Khi tình yêu bóng đá hòa quyện bản sắc tổ chức

Khi tình yêu bóng đá hòa quyện bản sắc tổ chức

Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Thêm nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật lùi thời gian tổ chức

Lào Cai: Tạm dừng tổ chức một số hoạt động Festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa thu 2024

Lào Cai: Tạm dừng tổ chức một số hoạt động Festival cao nguyên trắng Bắc Hà mùa thu 2024

Rừng tràm gợn sóng xanh mướt Đồng Tháp Mười

Rừng tràm gợn sóng xanh mướt Đồng Tháp Mười

Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ ngày 20/9

Các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ ngày 20/9

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Hải Phòng: Những hình ảnh mới nhất về Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2024

Nhận định bóng đá, link xem trực tiếp trận AS Monaco và Barcelona, 2h00 ngày 20/9

Nhận định bóng đá, link xem trực tiếp trận AS Monaco và Barcelona, 2h00 ngày 20/9

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Ninh Thuận tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024

Nhận định bóng đá, link xem trực tiếp trận Atalanta và Arsenal, 2h00 ngày 20/9

Nhận định bóng đá, link xem trực tiếp trận Atalanta và Arsenal, 2h00 ngày 20/9

Hơn 300 đại diện và chuyên gia​​​​​​​ lĩnh vực F&B tham gia Hội nghị Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam

Hơn 300 đại diện và chuyên gia​​​​​​​ lĩnh vực F&B tham gia Hội nghị Ẩm thực & Đồ uống Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Hoạt động từ thiện cần xuất phát từ sự chân thành

Nhận định bóng đá, link xem trực tiếp trận Man City và Inter Milan, 2h00 ngày 19/9

Nhận định bóng đá, link xem trực tiếp trận Man City và Inter Milan, 2h00 ngày 19/9

Du lịch Việt Nam tăng tốc

Du lịch Việt Nam tăng tốc 'săn đón' khách du lịch Mỹ

Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Vì sao phải dừng phối hợp làm mới sắc phong Phủ Vân Cát (Nam Định)?

Thương nhớ

Thương nhớ 'Thành phố bồ câu' ở miền Đồng Tháp Mười

Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Xem thêm