Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Ngành Công Thương Hà Nội

Động lực phát triển kinh tế Thủ đô

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, ngành Công Thương Hà Nội vẫn huy động tối đa nguồn tài lực, đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, góp phần quan trọng đưa kinh tế Thủ đô phát triển, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước.
Động lực phát triển kinh tế Thủ đô
Hà Nội đã hình thành hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân theo hướng văn minh hiện đại

Ngành kinh tế chủ lực

Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của ngành Công thương cả nước, Sở Công Thương Hà Nội đã trải qua nhiều thay đổi về mô hình tổ chức tên gọi khác nhau như Sở Thương nghiệp, Sở Ăn uống, Sở Thương mại, Sở Công nghiệp, Sở Công Thương... Dù với tên gọi nào, ngành Công Thương Hà Nội cũng luôn nỗ lực cùng doanh nghiệp (DN) và người dân vượt qua những khó khăn, thách thức trong từng giai đoạn lịch sử hào hùng, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển, là động lực tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII, Thủ đô Hà Nội chính thức được điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính. Sở Công Thương Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Công Thương Hà Nội với Sở Công Thương tỉnh Hà Tây, trên thực tế là sự hợp nhất của 4 Sở, bao gồm: Sở Công nghiệp Hà Nội, Sở Thương mại Hà Nội, Sở Công nghiệp Hà Tây, Sở Thương mại Hà Tây. Cùng với việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính mở ra triển vọng to lớn để thành phố phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, những thay đổi lớn trong công tác quản lý nhà nước đã tạo ra nhiều động lực và cơ hội cho phát triển công nghiệp và thương mại Thủ đô.

Trong 8 năm qua, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực tham mưu với UBND thành phố trong việc chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, phức tạp, góp phần tạo những chuyển biến tích cực, đúng hướng cho kinh tế Thủ đô phát triển.

Công nghiệp Hà Nội tiếp tục phát triển và lớn mạnh không ngừng. Đến nay, Hà Nội đã có khoảng 100.000 cơ sở sản xuất, với trên 700.000 lao động. Các DN công nghiệp tiếp tục phát triển các ngành thế mạnh như: Thực phẩm, dệt may, hóa nhựa, cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin…, tạo ra giá trị gia tăng lớn. Với 59 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 49 DN, trong đó mạnh nhất là sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí và điện tử, Hà Nội hiện đã có tên trên bản đồ công nghiệp toàn cầu với tư cách là trung tâm sản xuất điện thoại, máy in, máy scane văn phòng, trung tâm lắp ráp xe máy lớn của thế giới. Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu thế mạnh như dệt may, điện tử, thủ công mỹ nghệ vẫn duy trì được tăng trưởng ổn định với kim ngạch trên 1 tỷ USD. Giá trị sản xuất công nghiệp TP. Hà Nội trung bình từ năm 2008 đến nay đạt khoảng 300 ngàn tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm.

Được mệnh danh là đất trăm nghề, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của Hà Nội không ngừng phát triển. Hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 281 làng nghề đạt tiêu chuẩn. Nhiều làng nghề truyền thống đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm, không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước mà còn mang lại kim ngạch XK lớn. Phát huy tiềm năng của các làng nghề, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp truyền nghề, cấp nghề, tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị, thiết kế mẫu, xuất nhập khẩu… cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn; kết hợp hoạt động khuyến công với chương trình xúc tiến thương mại để đẩy mạnh XK sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đặc biệt, hoạt động khuyến công của ngành công thương đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Hoạt động thương mại trên địa bàn luôn duy trì được mức tăng trưởng khá. Với những giải pháp quyết liệt trong công tác bình ổn thị trường, triển khai hiệu quả chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, ngành Công Thương Hà Nội đã góp phần quan trọng trong công tác giữ thị trường Thủ đô ổn định, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, gây sốt giá, đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết. Hệ thống hạ tầng thương mại được được đầu tư phát triển với 25 trung tâm thương mại, 129 siêu thị, 418 chợ và 489 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân theo hướng văn minh hiện đại.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:

Ngành Công Thương Hà Nội sẽ phát triển chọn lọc các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao. Phấn đấu đưa TP. Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, trung tâm dịch vụ chất lượng cao của cả nước, phát triển các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại.

Bên cạnh đó, cùng với cả nước, Thủ đô đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ trên lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hà Nội đã mở rộng thị trường xuất khẩu đến gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành trung tâm xuất khẩu lớn của cả nước. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội tiếp tục thay đổi theo hướng tăng dần số lượng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được chú trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Uy tín và vị thế của Hà Nội từng bước được nâng lên trong khu vực và quốc tế.

Phát huy vai trò trung tâm: Hội tụ và lan tỏa

Trong những năm qua, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, ngành công thương Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều chương trình kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, là thị trường tiêu thụ lớn hàng đầu cả nước, đồng thời có thế mạnh trong xuất khẩu sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế, việc Hà Nội kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố trên cả nước đã góp phần tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm địa phương. Thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức nhiều Chương trình liên kết vùng, kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố cả nước như: Bắc Giang, Hải Dương, khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các tỉnh phía Nam, đặc biệt là kết nối giao thương với TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Qua những chương trình kết nối giao thương, Hà Nội đã giới thiệu quảng bá các sản phẩm đặc sản vùng miền trên cả nước đến các nhà phân phối của Hà Nội, đưa nông sản hàng hóa an toàn của các tỉnh vào hệ thống phân phối của Hà Nội - là các chuỗi siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống, đồng thời mang đến người tiêu dùng Thủ đô những nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ. Những chương trình giao thương kết nối do Sở Công Thương Hà Nội thực hiện đã tạo cú hích thúc đẩy sản xuất - kinh doanh chung cho các địa phương trên cả nước cũng như cho chính các DN Hà Nội.

Bước sang giai đoạn 2016 - 2020, trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp có hiệu lực, Hà Nội đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, nhưng kèm theo đó là những khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Ngành Công Thương Hà Nội đã đặt ra các mục tiêu cụ thể như tăng trưởng ngành công nghiệp đạt bình quân 10,4 - 11%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 13 - 14%/năm...

Để đạt mục tiêu này, theo bà Trần Thị Phương Lan, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu, giúp UBND thành phố đưa ra cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN trong các lĩnh vực đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu. Với phương châm “đồng hành cùng doanh nghiệp”, Sở Công Thương sẽ tham mưu giúp UBND TP. Hà Nội duy trì thường xuyên các cuộc tiếp xúc, đối thoại, gặp gỡ để lắng nghe các phản ánh, kiến nghị, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của DN, nhất là trong các lĩnh vực như vốn, thuế, đất, tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu...

Lê Kim Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận ủng hộ 3 tỷ đồng cho người dân chịu thiệt hại do bão Yagi

Bình Thuận ủng hộ 3 tỷ đồng cho người dân chịu thiệt hại do bão Yagi

Trong phiên họp chiều 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ủng hộ 3 tỷ đồng cho người dân các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề sau bão Yagi.
Bến Tre: Kêu gọi tầng lớp nhân dân ủng hộ người dân vùng bão lũ phía Bắc

Bến Tre: Kêu gọi tầng lớp nhân dân ủng hộ người dân vùng bão lũ phía Bắc

Tỉnh Bến Tre kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân nhân ủng hộ người dân phía Bắc bị thiệt hại do bão Yagi gây ra.
Long An: Ủng hộ 13,5 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Long An: Ủng hộ 13,5 tỷ đồng cho các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long An đã trích 13,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào tại 22 tỉnh, thành phía Bắc bị ảnh hưởng do bão số 3 gây ra.
Xây nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách: Một chủ trương nhân văn, lá lành đùm lá rách

Xây nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách: Một chủ trương nhân văn, lá lành đùm lá rách

Cuộc vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách tại tỉnh Thanh Hóa là một chủ trương rất nhân văn, được cán bộ, nhân dân đồng tình cao.
Quảng Ngãi hỗ trợ 10 tỷ đồng cho các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Quảng Ngãi hỗ trợ 10 tỷ đồng cho các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Ngoài hỗ trợ các địa phương miền Bắc 10 tỷ đồng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cũng kêu gọi người dân tỉnh ủng hộ cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.

Tin cùng chuyên mục

Quân - dân vùng

Quân - dân vùng 'rốn lũ' của Lạng Sơn khắc phục thiệt hại, trở lại cuộc sống sau bão số 3

Người dân cùng lực lượng chức năng ở 'rốn lũ' của tỉnh Lạng Sơn đang tiến hành dọn dẹp nhà sửa sau lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Phát hiện sự cố thân đê, lãnh đạo Bắc Ninh chỉ đạo kiểm tra xử lý

Phát hiện sự cố thân đê, lãnh đạo Bắc Ninh chỉ đạo kiểm tra xử lý

Sáng 11/9 sau khi phát hiện sự cố mạch sủi đơn qua thân đê, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp kiểm tra và triển khai ngay các biện pháp xử lý.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng

Ngày 11/9, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm đối với 5 cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Huyện Tràng Định (Lạng Sơn): Không còn đơn vị nào bị cô lập và chia cắt do bão số 3

Huyện Tràng Định (Lạng Sơn): Không còn đơn vị nào bị cô lập và chia cắt do bão số 3

Theo UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn), tổng thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra trên địa bàn huyện ước tính khoảng trên 300 tỷ đồng.
Quảng Ninh bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ người dân, doanh nghiệp

Quảng Ninh bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chiều ngày 11/9, Sở Công Thương Quảng Ninh tiếp tục khẳng định lượng xăng dầu dự trữ tại các kho trên địa bàn tỉnh đảm bảo đủ cung cấp thường xuyên, liên tục.
Bắc Kạn: Gần 300 nhà dân ngập chìm trong nước lũ

Bắc Kạn: Gần 300 nhà dân ngập chìm trong nước lũ

Tính đến thời điểm trưa ngày 11/9, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn khoảng gần 300 nhà dân bị ngập, chìm trong nước lũ.
Công ty Điện lực Phúc Thọ hoàn thành xử lý sự cố lưới điện sau bão, chủ động chống lũ

Công ty Điện lực Phúc Thọ hoàn thành xử lý sự cố lưới điện sau bão, chủ động chống lũ

Tính đến sáng 11/9 tất cả các sự cố do bão số 3 đối với lưới điện hạ thế trên địa bàn đã được Công ty Điện lực Phúc Thọ (Hà Nội) xử lý kịp thời.
Lào Cai:  Vật tư, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo, ứng phó kịp thời với tình hình bão lũ

Lào Cai: Vật tư, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo, ứng phó kịp thời với tình hình bão lũ

Sở Công Thương tỉnh Lào Cai thông tin công tác tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đảm bảo ứng phó tình hình mưa lũ...
Nhiều tuyến đường ở miền Tây Nghệ An bị chia cắt do sạt lở

Nhiều tuyến đường ở miền Tây Nghệ An bị chia cắt do sạt lở

Nhiều tuyến quốc lộ, đường liên xã nối các bản ở miền núi tỉnh Nghệ An bị chia cắt do sạt lở đất đá, lực lượng chức năng đang tích cực xử lý.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc ở khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ

Hải Dương: Đảm bảo thông tin liên lạc ở khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ

Sở TT&TT tỉnh Hải Dương yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các phương án đảm bảo thông tin liên lạc tại khu vực có nguy cơ bị ngập úng do lũ.
Nam Định kêu gọi dành 1 ngày lương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nam Định kêu gọi dành 1 ngày lương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Sáng 11/9, Thường trực Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Lũ trên các sông đạt cấp độ 3: Nam Định phát cảnh báo khẩn

Lũ trên các sông đạt cấp độ 3: Nam Định phát cảnh báo khẩn

Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Nam Định đã phát cảnh báo khẩn về cấp độ rủi ro thiên tai do lũ trên các sông cấp 3, đề phòng sạt lở.
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Đà Nẵng: Chung tay hướng về miền Bắc thân yêu

Đà Nẵng: Chung tay hướng về miền Bắc thân yêu

Người dân TP. Đà Nẵng chung sức ủng hộ kinh phí, nhu yếu phẩm gửi tặng người dân miền Bắc khắc phục khó khăn sau bão số 3.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Cần Thơ: Danh sách doanh nghiệp được hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024

Cần Thơ: Danh sách doanh nghiệp được hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024

UBND TP. Cần Thơ vừa công bố danh sách các doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024.
Nam Định: Nước sông Ninh Cơ dâng cao, tràn nước đê bối xã Phương Định

Nam Định: Nước sông Ninh Cơ dâng cao, tràn nước đê bối xã Phương Định

Mưa lớn, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về, mực nước trên sông Ninh Cơ dâng cao, nhiều đoạn đê bối xã Phương Định nước tràn qua mặt bối.
Hà Giang mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ngập lụt cục bộ, nguy cơ sạt lở cao

Hà Giang mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ngập lụt cục bộ, nguy cơ sạt lở cao

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3, trong 24 giờ qua, toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to khiến nhiều địa phương bị ngập lụt cục bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động