Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự báo, sản xuất sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2024

Đơn đặt hàng được cải thiện, giúp chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 tăng gần 6% và dự báo sẽ bứt phá trong nửa cuối năm nay.
Tháng 2/2024: Sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh sụt giảm đáng kể Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 56 địa phương trong 2 tháng đầu năm 2024 Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 7 yếu tố tác động và dự báo 2 kịch bản lạm phát 2024

Tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%).

Dự báo, sản xuất sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2024
Dự báo, sản xuất sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2024

Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9%, đóng góp 5,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%, đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã khởi động lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và các đơn hàng ký kết trước đó.

Nhờ có sự chuẩn bị từ sớm về đơn hàng, nguồn nguyên liệu, tổ chức vận hành nên không khí làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất nghiêm túc, trách nhiệm, số lượng công nhân trở lại làm việc sau Tết cao, bắt nhịp nhanh với công việc, bảo đảm kế hoạch sản xuất đầu năm. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, hoạt động sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi khi ghi nhận IIP đạt mức tăng trưởng dương 4,3% so cùng kỳ sau hai năm liên tục giảm; trong đó, năm 2022 giảm 0,7% và năm 2023 giảm 4,5% trong hai tháng đầu năm. Ngoài tín hiệu rất tích cực này, ghi nhận từ phía cộng đồng doanh nghiệp cho biết, họ có đơn hàng đến hết quý II/2024.

Một báo cáo khác trước đó về tình hình sản xuất kinh doanh, thương mại của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, cũng đưa ra các số liệu và đánh giá tương tự. Theo đó cơ quan quản lý này tin rằng đến hết quý I/2024 hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn sẽ đạt kết quả khả quan. Sở này cũng đưa ra dự báo rằng IIP trong quý I/2024 tăng trưởng tối thiểu so cùng kỳ từ 5%; thương mại dịch vụ tăng tối thiểu 10% và xuất khẩu tăng trên 7%.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh – nhận định, hoạt động sản xuất, thương mại khả quan quý I/2024 vì tháng 1 và tháng 2 đã có tín hiệu tích cực. Hai ngành hàng khó khăn nhất của năm ngoái là dệt may và đồ gỗ thì hiện nay nhiều doanh nghiệp cho biết đã có đơn hàng đến tháng 6/2024.

Dự báo, sản xuất sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm

Chiều 29/2, bộ phận tuyển dụng Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam cho biết, hiện đơn hàng của doanh nghiệp được lấp đầy đến giữa năm 2024. Nhiều xưởng sản xuất thiếu lao động, cần bổ sung người để đảm bảo tiến độ. Lao động ngoài 40 tuổi nếu đủ sức khỏe và có tay nghề vẫn được nhà máy tiếp nhận. Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam cần 1.000 công nhân mới, đây là đợt tuyển lớn nhất của doanh nghiệp từ sau các lần cắt giảm gần chục nghìn người hồi năm ngoái.

Về tình hình tuyển dụng lao động sau Tết trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, khảo sát hơn 3.200 doanh nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố ghi nhận tỷ lệ thiếu hụt lao động sau Tết dưới 3%. Trong đó, chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện - điện tử, kinh doanh bảo hiểm - tài chính. Một số công ty có nhu cầu tuyển lao động để bù vào số nhân sự nghỉ việc năm 2023, chứ không phải do lao động ở lại quê ăn Tết chưa tới làm việc.

Số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy nhu cầu thị trường lao động trong quý I năm nay là 51,7 triệu người, tăng 217.000 người so với quý trước. 3 ngành nghề có nhu cầu tăng việc làm là chế biến thực phẩm tăng 1,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 1,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1,6%.

Theo các chuyên gia, lĩnh vực công nghiệp có những bước tăng trưởng trở lại và đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu có những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ. Điều này thể hiện nhu cầu thị trường thế giới có dấu hiệu phục hồi. Ngay những tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn hàng, sản xuất cũng tăng cường để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Ông Suan Teck Kin - Giám đốc điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu Tập đoàn UOB – nhận định, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp hai tháng đầu năm tăng 5,7%, tốt hơn đáng kể so với mức sụt giảm 2,2% cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, chỉ số sản xuất các phân khúc quan trọng của ngành linh kiện điện tử tăng 10,1%hai tháng đầu năm 2024, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 0,7%. Những dữ liệu này cho thấy động lực chung trong lĩnh vực sản xuất và thương mại bên ngoài đang có những dấu hiệu tích cực.

"Chúng tôi kỳ vọng tốc độ này sẽ duy trì, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2024 khi chu kỳ bán dẫn tiếp tục trên đà phục hồi. Điều này sẽ được hỗ trợ thêm khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu cắt giảm lãi suất, chúng tôi dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 6/2024", ông Suan Teck Kin cho hay.

Trước đó, ông Suan Teck Kin cũng từng dự báo hoạt động sản xuất, thương mại năm 2024 Việt Nam sẽ nhìn thấy sự cải thiện, đặc biệt trong ngành dệt may. Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam đang ở vị thế tốt để tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 50,4 trong tháng 2, tăng nhẹ so với 50,3 điểm của tháng 1 và nằm trên ngưỡng 50 điểm tháng thứ hai liên tiếp; PMI của Việt Nam đúng bằng với mức trung bình của ASEAN (theo đánh giá từ S&P Global công bố ngày 1/3/2024). So với khu vực ASEAN, PMI của Việt Nam cao hơn Malaysia, Myanmar và Thái Lan nhưng thấp hơn Indonesia và Philippines và Singapore.

Ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence - đánh giá, các yếu tố đặc biệt tích cực của kỳ khảo sát PMI mới nhất là việc làm tăng trở lại và niềm tin kinh doanh đạt mức cao nhất trong một năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tổng thể vẫn tương đối yếu, và điều này khiến các công ty tiếp tục thận trọng trong hoạt động mua hàng và duy trì hàng tồn kho.

Các kế hoạch mở rộng sản xuất và đưa ra các sản phẩm mới đã góp phần làm tăng niềm tin kinh doanh vào thời điểm giữa quý I/2024 và tâm lý lạc quan về sản lượng cũng phản ánh kỳ vọng về tăng trưởng số lượng đơn đặt hàng mới. "Niềm tin kinh doanh đạt mức cao của một năm khi có gần 55% số người trả lời khảo sát thể hiện sự lạc quan", báo cáo từ S&P Global cho hay.

Trong số các địa phương có chỉ số công nghiệp sụt giảm, Bắc Ninh bị điểm tên. Theo số liệu của Cục Thống kê Bắc Ninh, so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tháng 2/2024 tiếp tục giảm lần lượt 8,72% và 14,61%. Đáng chú ý, mức giảm năm nay cao hơn năm trước (năm 2023 giảm 9,05%).

Thực tế cho thấy, vẫn còn những khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, do nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm mạnh trước những tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát và các cuộc xung đột trên thế giới... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các quốc gia.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp sẽ là sự góp của các tất cả địa phương, của tất các ngành, các doanh nghiệp. Để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế trong năm nay, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ và các Bộ, ngành vẫn phải tiếp tục tạo môi trường vĩ mô ổn định, khuyến khích đầu tư. Tiếp tục triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân.

Bên cạnh đó, cần tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đàm phán ký kết thêm các hiệp định mới; thúc đẩy quảng bá các sản phẩm và hình ảnh của Việt Nam ra thị trường thế giới; cùng với đó, thị trường trong nước cũng cần phải đẩy mạnh - đẩy mạnh sản xuất trong nước.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng cho biết chắc chắn sẽ đạt kế hoạch năm 2024, thậm chí có doanh nghiệp lạc quan sẽ vượt tới 40 - 50% kế hoạch.
Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Từ ngày 11 - 13/12/2024, Triển lãm ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024 (tương lai của ngành gốm sứ và đá tự nhiên Đông Nam Á) sẽ được tổ chức tại TP.HCM.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan toả, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25/10/2024 tại Hà Nội diễn ra Đại hội Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ Xây dựng và công nghiệp Việt Nam khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động