Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 08:45

Dự kiến đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 1 tỷ m³ vật liệu san lấp

Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu vật liệu san lấp các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đăng ký khoảng 1 tỷ m³.

Theo thống kê, hiện nay, trung bình mỗi năm lượng đất đá bóc xúc, đổ thải của các đơn vị ngành Than đạt trên 150 triệu m³. Trong quá trình khai thác than lộ thiên hàng chục năm qua tính riêng Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bóc xúc, đổ đất đá thải ra các bãi thải trên 1 tỷ m³. Trung bình mỗi năm, tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 130 triệu m³ đất đá làm vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng. Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu vật liệu san lấp các dự án trên địa bàn tỉnh đăng ký khoảng 1 tỷ m³.

Thực tế hiện nay, nhiều dự án, công trình trọng điểm triển khai trên địa bàn tỉnh đang thiếu nguồn vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng.

Hiện tỉnh Quảng Ninh đã xác định 32 điểm bãi đất đá thải mỏ cung cấp nguồn vật liệu san lấp cho các dự án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 với trữ lượng khoảng 965 triệu m3

Trước nhu cầu nguồn vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng phục vụ các dự án ngày càng lớn, thời gian gần đây, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu TKV và Công ty Chế biến Than Quảng Ninh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn tất các thủ tục đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để được khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp.

Năm 2022, TKV đã khai thác được 19.000 m³ đất đá thải tại bãi thải mỏ Suối Lại phục vụ san lấp mặt bằng dự án cầu Cửa Lục 3. Hiện nay, trữ lượng đất đá thải mỏ khu vực bãi thải mỏ Suối Lại còn khoảng 3,5 triệu m³. Riêng bãi thải Bắc Bằng Danh, dự kiến đến năm 2025 trữ lượng đất đá thải đạt trên 200 triệu m³.

Ngày 18/2, tại buổi kiểm tra tra thực địa các bãi thải mỏ, phương án khai thác, sử dụng và các cảng bến, tuyến đường vận chuyển đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu: Để triển khai nhanh việc sử dụng đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các dự án trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp, hướng dẫn các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc hoàn thiện các thủ tục, báo cáo Bộ Tài nguyên - Môi trường cấp phép khai thác các bãi thải.

Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tại khu vực bãi thải mỏ Bắc Bàng Danh (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) Ảnh: QMG

Ngoài ra, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng giao Ban Quản lý Khu Kinh tế khẩn trương làm việc với chủ đầu tư các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh rà soát xác định nhu cầu sản lượng đất đá thải; kêu gọi đầu tư tuyến băng tải từ chân bãi thải Bắc Bằng Danh đến Cảng Làng Khánh bằng nguồn xã hội hóa. Sở Xây dựng nghiên cứu cụ thể xây dựng đơn giá, phương án vận chuyển phù hợp, hiệu quả nhất; Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất nạo vét luồng tuyến sông Diễn Vọng đoạn từ cảng Làng Khánh ra vịnh Cửa Lục và các thủ tục cấp phép bến cảng tạm tại các dự án.

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng đất đá thải mỏ phục vụ san lấp mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, ông Cao Tường Huy yêu cầu TKV và Tổng Công ty Đông Bắc căn cứ vào vị trí, địa điểm đã được quy hoạch chủ động phối hợp với các sở, ngành, nhà đầu tư có nhu cầu khai thác đất đá thải mỏ, lập hồ sơ báo cáo xin cấp phép Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tiến Dũng

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số