Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

Năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, nền tảng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong hiện tại cũng như tương lai.
Nghiên cứu và chuẩn đoán các kịch bản Net-Zero cho ngành năng lượng Việt Nam Chuyển đổi số trong ngành năng lượng Việt Nam: Xu thế tất yếu

Đó là những nội dung được thảo luận tại Tọa đàm “Tìm giải pháp thực hiện quy hoạch ngành năng lượng, đáp ứng cam kết Net zero”, do Vuasanca tổ chức ngày mới đây.

Với quan điểm phát triển ngành năng lượng Việt Nam bền vững, theo hướng tự chủ, năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55/NQ-TW về về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Giải pháp nào để năng lượng Việt Nam chuyển sang “xanh”?

Bám sát Nghị quyết này và kế thừa các Quy hoạch điện lực, Chiến lược phát triển năng lượng, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình và được Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch ngành năng lượng, trong đó có quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

3 quy hoạch- không gian phát triển mới cho các ngành năng lượng

Việc ban hành các quy hoạch về năng lượng và khoáng sản gồm trên có ý nghĩa rất lớn để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng, phát triển của một lĩnh vực rất quan trọng, đó là tài nguyên thiên nhiên và nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Các quy hoạch này trở thành một trong những định hướng cơ bản cho hoạt động của các lĩnh vực đó trong thời gian tới. Trong đó, quy hoạch về năng lượng hướng tới mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lượng; ứng dụng những thành tựu của phát triển khoa học công nghệ trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điểm chung nổi bật của 3 Quy hoạch ngành quốc gia thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương nêu trên thì đó chính là khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cùng với việc phát triển năng lượng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Chia sẻ tại tọa đàm, PGS. TS Bùi Xuân Hồi - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc nhìn nhận, trước hết chưa nói đến chất lượng của các quy hoạch trên, nhưng cá nhân tôi ghi nhận đây là một nỗ lực lớn của Chính phủ và Bộ Công Thương khi mà một lúc ban hành 3 quy hoạch quan trọng. “Có thể thấy, tất cả các nước trên thế giới khi làm về lĩnh vực năng lượng họ đều có quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể bởi thực tế ngành năng lượng rất khác biệt. Nên chúng ta cần phải có các quy hoạch mà liên kết với nhau để đảm bảo tính tổng thể của ngành hướng tới phát bền vững. Đây được coi là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ và Bộ Công Thương”- PGS. TS Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh.

Nêu quan điểm tại tọa đàm, chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành cho biết, đối với 3 quy hoạch này vai trò của Bộ Công Thương rất lớn. Trong khi năng lượng hiện nay đang đối mặt với một số bất định như công nghệ; biến đổi khí hậu; nguồn vốn… Những đòi hỏi này cần có sự thay đổi rất nhiều về thể chế và nhưng đủ để linh hoạt để thích ứng với các biến động, khó lường.

Thách thức và những điểm nghẽn

Chỉ ra những khó khăn thách thức, đại diện Vụ Dầu khí và than (Bộ Công Thương) cho biết, liên quan đế Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia chủ yếu mang tính định hướng về vị trí, quy mô hệ thống kho dự trữ, hệ thống đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt trên phạm vi cả nước để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hiệu quả, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo hạ tầng dự trữ, đảm bảo an ninh năng lượng.

Vốn đầu tư Dự án chủ yếu là vốn của doanh nghiệp. Ngân sách nhà nước chủ yếu ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ quốc gia. Khó khăn lớn nhất việc thực hiện quy hoạch này là vốn ngân sách hạn chế nên việc triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng dành riêng cho dự trữ quốc gia là khó khăn”- đại diện Vụ Dầu khí và than nêu.

pháp thực hiện quy hoạch ngành năng lượng, đáp ứng cam kết Net zero
Tập trung các giải pháp thực hiện quy hoạch ngành năng lượng, đáp ứng cam kết Net zero

Bên cạnh đó, khó khăn đối với nguồn than cho sản xuất điện thời gian tới như việc gia tăng khối lượng lớn than sản xuất trong nước bị hạn chế do điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn. Nhu cầu sử dụng than trong nước hiện tại đã vượt khả năng sản xuất than trong nước và có xu hướng ngày càng tăng, tương lai Việt Nam sẽ phải tiếp tục nhập khẩu than với khối lượng lớn đến vài chục triệu tấn để cung ứng cho thị trường trong nước. Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nhiều của nền kinh tế vào than nhập khẩu. Trong khi đó, than nhập khẩu bị tác động bởi nhiều yếu tố: sự biến động của tình hình chính trị thế giới, xu thế phát triển năng lượng trên thế giới, biến đổi khí hậu, vấn đề đảm bảo an toàn môi trường sinh thái.

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong Quy hoạch điện VIII EVN tiếp tục được giao giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải theo nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, tỷ lệ các nguồn điện thuộc sở hữu của EVN và các đơn vị thuộc EVN (bao gồm các CTCP GENCO 2, 3) chỉ chiếm khoảng 38% trong đó EVN quản lý trực tiếp chỉ khoảng 15% nguồn điện và tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm nhanh khi tỷ trong năng lượng tái tạo tăng cao trong thời gian tới.

Do đó thách thức lớn nhất là đảm bảo cân đối cung - cầu điện, việc này không chỉ trách nhiệm của EVN mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân bên ngoài EVN khác”- đại diện EVN bày tỏ.

Chi sẻ rõ hơn về thách thức, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho rằng, “ngành năng lượng phảicó vai trò quyết định trong thực hiện sứ mệnh xanh, khát vọng xanh. Tuy nhiên, với một đất nước còn hạn chế nhiều về nguồn lực, về vốn như chúng ta, thực hiện “xanh hóa” ngành năng lượng vẫn còn nhiều thách thức.

Cái khó ở đây là, trong quá trình “thoát cũ, xây mới” thì làm thế nào để vẫn đảm bảo được an ninh năng lượng, đảm bảo phát triển kinh tế và chữ “xanh” vẫn phủ nhiều hơn. Theo tôi, thách thức đầu tiên là vấn đề thể chế.

TS. Võ Trí Thành chỉ ra, thứ nhất là liệu môi trường kinh doanh có đủ hấp dẫn các nhà đầu tư hay không? Theo tính toán từ WB, để xanh hóa thì lộ trình đến 2040 Việt Nam cần 368 tỷ USD. “Dù có sử dụng hết khả năng hỗ trợ của quốc tế thì khối đầu tư của tư nhân cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Thứ hai là thể chế thực thi. Thứ ba là vấn đề lựa chọn công nghệ. Đây là vấn đề vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Có quá nhiều vấn đề cần phải đối diện và giải quyết”- TS. Võ Trí Thành nêu thực tế.

Trao đổi thêm tại tọa đàm về giá điện, TS Võ Trí Thành phân tích, giá điện tại Việt Nam, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi này là tính thời điểm sao cho cân bằng các mục tiêu trong quy hoạch năng lượng nêu ra, quyền tiếp cận năng lượng, an ninh năng lượng, khả năng tiếp nhận của các tầng lớp dân cư… Để giải quyết các vấn đề trên cần tuân thủ 3 nguyên tắc.

Trong đó, nguyên tắc thứ nhất là không nên trợ cấp, trợ cấp quá mức đối với các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên sơ cấp truyền thống (than đá, dầu khí) mà chúng ta đang tận khai thác mà cần dành nguồn lực cho chuyển đổi năng lượng sang xanh, sạch.

Nguyên tắc thứ hai là minh bạch các chi phí một cách rõ ràng. Ví dụ như nhiều năm qua các tập đoàn như EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh còn rất nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội. Khi các nhiệm vụ này vẫn trộn lẫn với nhau thì khó mà minh bạch được.

Nguyên tắc này rất quan trọng về mặt truyền thông cũng như khả năng thuyết phục công chúng bởi với một đất nước có thu nhập tốt hơn Việt Nam thì có thể người dân sẽ chấp nhận giá điện đắt hơn bởi chi phí sản xuất năng lượng sạch cao hơn nhưng điều kiện tiên quyết là phải minh bạch, phản ảnh đúng chi phí thực sự.

Một nguyên tắc nữa là cần phải có sự hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho tầng lớp yếu thế trong xã hội như các hộ nghèo, diện chính sách, hoàn cảnh khó khăn trong vấn đề tiếp cận năng lượng.

Tìm giải pháp đáp ứng cam kết Net zero

Tại Tọa đàm các chuyên gia và nhà quản lý cũng như doanh nghiệp đều chung quan điểm, để triển khai có hiệu quả các Quy hoạch, trước hết, với quy hoạch phát triển năng lượng, về lâu dài phải làm sao cho việc phát triển năng lượng xanh hơn, sạch hơn và đáp ứng được các yêu cầu cung ứng nguồn nguyên liệu sạch cho phát triển.

Tuy nhiên bên cạnh đó, cần phải tính toán đến quá trình xử lý liên quan đến việc bảo vệ môi trường cũng như phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trình độ phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam, các điều kiện tự nhiên mà chúng ta đang có thì lúc đó quy hoạch năng lượng sẽ có hiệu quả vừa mang tính thực tiễn nhưng vừa có tính phát triển bền vững, lâu dài. Nếu chúng ta ko cố hết sức thì những ngành khác cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng ngành điện.

Để Việt Nam thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững thì ngành năng lượng là một trong những ngành quyết định. Thực tế, chiến lược tăng trường xanh đòi hỏi rất nhiều lĩnh vực như tiêu dùng xanh, sản xuất xanh…. và đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt đầu tư vào năng lượng, gắn với chữ “Xanh”. Nội dung này rất quan trọng theo hướng thị trường hơn, cạnh tranh hơn.

Nhiều chuyên gia cũng gợi mở, hiện Việt Nam thực hiện cái cam kết COP26, thì Việt Nam không tự làm được, chúng ta cần sự hỗ trợ quốc tế, sự vào cuộc của khu vực tư nhân, không chỉ trong nước mà các nhà đầu tư trên thế giới vào các lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng xanh.

Về việc đảm bảo tính đồng bộ, liên thông giữa các quy hoạch là một trong những vấn đề rất quan trọng. Thực tế này không chỉ xảy ra đối với các quy hoạch của Bộ Công Thương mà còn tại nhiều quy hoạch khách. Hiện chúng ta đang thực hiện quy hoạch với mục tiêu rộng, không chỉ bó hẹp của từng địa phương, từng ngành, nếu không đảm bảo tính đồng bộ liên thông giữa các quy hoạch với nhau thì lúc đó quy hoạch chỉ là “quy hoạch chết”.

Theo đó, quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch chung của đất nước theo cùng một định hướng và như vậy có thể có những ngành việc phát triển chậm hơn một chút nhưng nó lại có hiệu quả cao hơn. Nhưng cũng có những ngành phải phát triển nhanh hơn để từ đó tạo ra bước đột phá, giúp cho sự phát triển của một số ngành khác cũng như của một số địa phương.

Về phía Vụ Dầu khí và than cũng nêu giải pháp, cần tổ chức thực hiện việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án năng lượng, bố trí quỹ đất cho phát triển các công trình năng lượng theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất để thực hiện các dự án năng lượng theo Quy hoạch; chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án năng lượng theo quy định.

Việt Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Sau 5 ngày tranh tài, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã đoạt giải Nhất toàn đoàn tại Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Chiều 27/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về cơ chế giá điện hai thành phần với lãnh đạo các Cục, vụ liên quan cùng EVN, NSMO.
Lào Cai:  Đã cấp điện trở lại cho 100% thôn, bản sau thiệt hại bão lũ

Lào Cai: Đã cấp điện trở lại cho 100% thôn, bản sau thiệt hại bão lũ

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, hiện tại, ngành điện đã cấp điện trở lại cho 100% trụ sở UBND của 152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Cần Thơ

Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Cần Thơ

Đêm ngày 25/9/2024, tại Cần Thơ, NPTPMB đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp thứ 2 trạm biến áp 220kV Cần Thơ.
Hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia 2 triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa tại Bình Dương

Hơn 1.000 doanh nghiệp tham gia 2 triển lãm điện, năng lượng và tự động hóa tại Bình Dương

Sáng 25/9, Triển lãm Điện và Năng lượng 2024, Tự động hóa Việt Nam 2024 khai mạc tại Bình Dương, quy tụ hơn 1.000 doanh nghiệp quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Xanh hóa năng lượng trong sản xuất: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán lớn nhất là nguồn vốn

Xanh hóa năng lượng trong sản xuất: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán lớn nhất là nguồn vốn

Xanh hóa năng lượng trong sản xuất là xu hướng của toàn cầu. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp vẫn đối diện với khó khăn lớn nhất đó là nguồn vốn.
Tháng 8/2024, xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh 65,4%

Tháng 8/2024, xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh 65,4%

Tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 90.060 tấn than, trị giá 18,98 triệu USD, tăng mạnh 65,4% về lượng và tăng 6,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng nhanh chóng nối lại “huyết mạch” năng lượng: Sức mạnh tinh thần thần Việt

Hải Phòng nhanh chóng nối lại “huyết mạch” năng lượng: Sức mạnh tinh thần thần Việt

Bão số 3 quét qua Hải Phòng đã để lại hậu quả nặng nề, song với quyết tâm "vượt nắng thắng mưa", PC Hải Phòng đã nhanh chóng khắc phục sự cố, cấp điện trở lại
Học tập Canada tìm

Học tập Canada tìm 'bước nhảy vọt' trong phát triển điện hạt nhân

TS. Quỳnh Trần, Thương vụ Việt Nam tại Canada đưa ra các giải pháp phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, được đúc kết từ kinh nghiệm tại Canada.
Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Theo giới chuyên gia, xung đột leo thang tại Trung Đông đang khiến thị trường lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu trong khu vực.
Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng

Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng

Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc rất coi trọng phát triển thị trường Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng sạch, tích năng, tư vấn thiết kế...
Siêu dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp

Siêu dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp 'nổi lửa'

Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 là dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam với vốn đầu tư 1,4 tỷ USD dự kiến đốt lửa lần đầu vào ngày 15/10/2024.
Dầu Nga bất ngờ

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

Tháng 8 vừa qua Ấn Độ nhập khẩu 1,7 triệu thùng dầu Nga/ngày, giảm 18,3% so với tháng trước.
AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Ứng dụng AI và các công nghệ kỹ thuật khác trong ngành dầu khí đã gia tăng trong những năm gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong những thập niên tới.
Ngành điện lực góp phần quan trọng giúp tỉnh Thanh Hóa đón ‘đại bàng về làm tổ’

Ngành điện lực góp phần quan trọng giúp tỉnh Thanh Hóa đón ‘đại bàng về làm tổ’

Hạ tầng điện là yếu tố tiên quyết và quan trọng đã góp phần giúp tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả việc thu hút đầu tư nguồn vốn trong và ngoài nước.
Làm sao ban đêm vẫn sản xuất ra điện năng lượng mặt trời?

Làm sao ban đêm vẫn sản xuất ra điện năng lượng mặt trời?

Các nhà khoa học đã đạt được một bước đột phá quan trọng trong công nghệ năng lượng tái tạo bằng cách sản xuất điện từ năng lượng mặt trời vào ban đêm.
Nước đầu tiên trong khối G7 cho ngừng hoạt động 1 nhà máy điện than

Nước đầu tiên trong khối G7 cho ngừng hoạt động 1 nhà máy điện than

Nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar sẽ ngừng hoạt động và cuối tháng này, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên nhiệt điện than tại Anh, một nước trong khối G7.
Đội xung kích PC Hưng Yên nỗ lực khắc phục thiệt hại lưới điện tại Quảng Ninh sau bão số 3 (YAGI)

Đội xung kích PC Hưng Yên nỗ lực khắc phục thiệt hại lưới điện tại Quảng Ninh sau bão số 3 (YAGI)

Vừa qua, Đội xung kích của PC Hưng Yên đã lên đường hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ninh sửa chữa, khắc phục hệ thống lưới điện sau bão số 3.
Hoàn thành đấu nối đường dây 110kV Mỹ Xuân - Mỹ Xuân A2 trước 3 tháng

Hoàn thành đấu nối đường dây 110kV Mỹ Xuân - Mỹ Xuân A2 trước 3 tháng

Dự án “Lắp đặt 2 ngăn lộ 110kV tại TBA 220kV Mỹ Xuân đã hoàn thành để đấu nối đường dây110kV Mỹ Xuân - Mỹ Xuân A2”, hoàn thành trước tiến độ 3 tháng.
Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Sáng ngày 23/9, tại Trường Cao đẳng Dầu khí (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024.
Loại pin hạt nhân mới có thể hoạt động liên tục nhiều thập kỷ

Loại pin hạt nhân mới có thể hoạt động liên tục nhiều thập kỷ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát triển thành công pin hạt nhân mới sử dụng nguyên tố americium, có kích thước chỉ vài milimet và khả năng phát điện ổn định.
Truyền tải điện Tây Bắc: Căng mình xử lý sạt lở tuyến đường dây 220kV Tuyên Quang - Yên Bái

Truyền tải điện Tây Bắc: Căng mình xử lý sạt lở tuyến đường dây 220kV Tuyên Quang - Yên Bái

Sạt lở sau bão số 3 đã khiến cho tuyến đường dây 220kV Tuyên Quang- Yên Bái nguy cơ đổ sập cao, hiện Truyền tải điện Tây Bắc đang căng mình xử lý sự cố.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 23/09/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 23/09/2024

Thông tin mới nhất về lịch cúp điện các khu vực tại Bình Dương ngày 23/09/2024 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam.
Đồng Nai: Ngày mai, hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam sẽ tiền hành xả lũ

Đồng Nai: Ngày mai, hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam sẽ tiền hành xả lũ

Công ty Thuỷ điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vừa phát đi thông báo về việc xả nước qua đập tràn để điều tiết về hạ lưu bắt đầu từ 10h ngày 23/9.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Sáng ngày 20/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã tiếp và làm việc với đoàn Tập đoàn Air Liquide (Pháp).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động