Tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 Chuyển đổi số và những câu chuyện thoát nghèo bền vững của đồng bào dân tộc |
Cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 14,7% tổng dân số cả nước, mặc dù tiến bộ khoa học – kỹ thuật được ghi nhận tại khắp các địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ở miền núi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể, bao gồm sự hạn chế trong tiếp cận dịch vụ xã hội thiết yếu. Điều này không chỉ dẫn đến sự thiếu thông tin và những hiểu biết cần thiết, mà còn ảnh hưởng tới cơ hội phát triển của cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Đứng trước các thách thức này, mục tiêu chính của Chương trình đào tạo Kỹ năng quản lý tài chính 2023 đã được Visa phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc triển khai.
Đào tạo kỹ năng quản lý tài chính cho đồng bào dân tộc thiểu số |
Khóa đào tạo năm 2023 được đổi mới với trọng tâm, hướng tới đối tượng đào tạo là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đồng bào dân tộc thiểu số đang gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận thông tin, đặc biệt là các thông tin về dịch vụ và sản phẩm tài chính thiết yếu, thông tin về nguồn vốn có thể huy động cho các hoạt động kinh doanh.
Cụ thể là nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cho một số doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), thị xã Sapa (Lào Cai) và các khu vực lân cận. Qua các hoạt động đó, chương trình mong muốn tạo cơ hội phát triển, khai thác tiềm năng du lịch địa phương, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững, thích ứng với thị trường đang phát triển liên tục, hàng ngày.
Đáng chú ý, Chương trình đào tạo Kỹ năng quản lý tài chính 2023 gắn liền với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) do Chính phủ khởi xướng. Bằng việc tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực trong đào tạo, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và kết nối thị trường, chương trình góp phần nâng cao đáng kể uy tín và chất lượng sản phẩm tại thị trường trong nước.
Ông Y Thông - Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - chia sẻ: Chúng tôi tin rằng chương trình này đang góp phần tạo cơ hội phát triển cho cộng đồng các dân tộc thiểu số thông qua việc cung cấp kiến thức và công cụ cần thiết giúp cải thiện tình hình hoạt động - tài chính cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doah cá thể, từ đó tạo điều điều kiện nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ ngay tại địa phương. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ để đồng bào các dân tộc thiểu số có thể từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế với các vùng còn lại của đất nước"- ông Y Thông cho biết.
Theo bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, doanh nghiệp đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình để tạo điều kiện cho cộng đồng và nâng cao kiến thức tài chính trên khắp Việt Nam. “Quan hệ hợp tác lâu dài của chúng tôi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Dân tộc, là minh chứng cho cam kết của Visa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện”- bà Dung nhấn mạnh.