Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Gieo chữ, trồng người nơi non cao

7 giờ 30 sáng, khi những đám sương mù bắt đầu dần tan trên đỉnh núi, cũng là lúc thầy giáo - Bùi Văn Xuân dân tộc Mường gõ kẻng tập trung học sinh vào lớp. Ðợi mãi chưa thấy học sinh nào, thầy Xuân lại đi một vòng quanh bản làm công việc quen thuộc đã nhiều năm nay: Tìm và vận động học sinh tới lớp…
Gieo chữ, trồng người nơi non cao
Lớp 2 của thầy Nhuần có 9 học sinh, nhưng hôm nào nhiều nhất cũng chỉ có 6 em tới lớp

Truân chuyên đường tới trường

Để lên được các điểm trường Nhú Ma, Hà Xi – Hà Nê ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu phải vượt qua con đường dài lổn nhổn đá, đèo dốc uốn lượn, trời nắng thì bụi mịt mù, trời mưa thì trơn trượt. Vậy mà với các thầy, cô giáo cắm bản, con đường này đã là “con đường mơ ước” vì có thể đi bằng xe máy. Vài năm trước thôi, nhiều thầy cô còn phải đi thuyền trên sông, vượt thác lũ, cuốc bộ cả ngày đường, vạch cây rừng, mở lối mới lên tới những lớp học cheo leo trên sườn non.

Từng là giáo viên cắm bản nhiều năm, nay lại làm công tác quản lý, nên thầy Đào Long Hải – Chủ tịch Công đoàn Phòng Giáo dục huyện Mường Tè thấu hiểu hơn hết những khó khăn của giáo viên nơi đây. “Huyện Mường Tè có địa bàn trải rộng, giao thông đi lại khó khăn nên các thầy cô rất vất vả trong việc di chuyển. Đặc biệt, tại một số điểm trường lẻ, trò vẫn phải học ở lớp tạm, cô phải ở nhà tạm. Có những nơi đến tháng 9/2016 mới vừa có điện… Ngoài nỗi khổ vì cơ sở vật chất thiếu thốn, các thầy cô còn vô cùng vất vả, vì học sinh Mường Tè phần lớn là con em đồng bào DTTS, trong đó có nhiều điểm trường 100% là học sinh dân tộc La Hủ - một trong những tộc người lạc hậu nhất hiện nay” - thầy Hải cho biết.

Những khó khăn mà thầy Hải chia sẻ, tôi đã có dịp chứng kiến khi đến với điểm trường ở bản Hà Xi – Hà Nê ở xã Pa Ủ. Từ trung tâm xã, đi vòng qua mấy ngọn núi, hết hơn 15 km không có bóng người, mới vào đến bản Hà Xi – Hà Nê – bản có 52 hộ đều là đồng bào La Hủ. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước và sự hỗ trợ của Đồn Biên phòng Pa Ủ, lớp học của 2 điểm trường mầm non và tiểu học ở đây khá tươm tất với 3 gian nhà gỗ, lợp tôn.

Lúc tôi đến, buổi học sáng vừa kết thúc, các thầy giáo đang tranh thủ vào bếp nấu bữa trưa cho các em học sinh. Từ khi trường Tiểu học số 1 Pa Ủ được chuyển thành trường Phổ thông dân tộc bán trú, các thầy cũng bận rộn hơn với 3 bữa cơm mỗi ngày cho học trò. “Ngoài lo cho trò cũng không biết đi đâu, làm gì vì xung quang bốn bề là núi. Buồn nhất là không có điện thoại, muốn thăm hỏi gia đình lại phải đi xuống núi vài ki lô mét…” - thầy Lý Văn Nhuần (dân tộc Giáy) chia sẻ.

Vì trò, thầy vượt non cao

Thực tế, với các thầy cô giáo cắm bản ở Pa Ủ, thiếu thốn về vật chất, tình cảm đã trở thành chuyện bình thường. Nỗi vất vả lớn nhất hiện nay đối với các thầy cô chính là việc vận động trẻ đến trường. “Nương rẫy của người La Hủ thường ở rất xa nên bà con dựng lán làm nương rồi ở lại đó cả tuần. Trẻ em được bố mẹ mang theo lên nương từ khi ẵm ngửa. Đến tuổi đi học, bố mẹ từ chối cho trẻ đến trường vì để ở nhà không ai trông” – cô giáo Lò Thị Thảo (người dân tộc Thái, dạy học ở bản Ứ Ma – xã Pa Ủ) cho biết. Cũng theo cô Thảo, để trẻ tới trường, cô giáo phải đến tận nhà, nói chuyện với bố mẹ, ông bà, nhờ cả trưởng bản đi cùng để vận động giúp. Đồng bào La Hủ không biết tiếng phổ thông, mình lại không biết tiếng La Hủ, nên rất khó nói để đồng bào hiểu. Người La Hủ cũng chưa có thói quen khai sinh cho con. Chính vì vậy, để các cháu được hưởng chế độ của nhà nước dành cho học sinh DTTS, cô giáo lại phải đến từng nhà hỏi tên, ngày tháng năm sinh rồi đi làm giấy khai sinh cho trẻ.

Giống như cô Thảo, thầy Bùi Văn Xuân (giáo viên lớp 1 ở điểm trường Hà Xi - Hà Nê) cũng ái ngại nhất là chuyện vận động trẻ đến lớp. “Danh sách lớp là 8 cháu, nhưng thường chỉ có 5 cháu đến lớp. Sáng nào tôi cũng đi một vòng quanh bản gọi học sinh nhưng được cháu này thì vắng cháu kia. Nhiều lần đi bộ cả tiếng đồng hồ lên nương tìm trưởng bản nhờ vận động giúp, nhưng đến nơi không gặp, lại đi bộ quay về…” - thầy Xuân nói.

Vận động học sinh đã khó, các thầy cô còn hết sức nhọc nhằn để trẻ nắm được kiến thức. “Các em đều không biết tiếng phổ thông, nên vừa dạy hôm nay, sáng mai kiểm tra, chữ thầy lại trả thầy. Nhiều lúc thấy buồn và bất lực, nhưng nếu mình không kiên trì, các em sẽ ngày càng tụt lùi” – cô giáo Thảo chia sẻ.

Hơn ai hết, các thầy cô giáo cắm bản ở Pa Ủ thấu hiểu, học tập sẽ mở ra con đường cho những đứa trẻ người La Hủ bắt nhịp với đời sống, từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vì điều đó, họ đang sẵn sàng cống hiến tuổi xuân và lòng nhiệt huyết của mình, dẫu trước mắt còn vô vàn gian khó…

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động