Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội: Mỗi làng nghề cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Các làng nghề Hà Nội có đóng góp không nhỏ vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, kèm theo đó là sức ép đối với vấn đề môi trường.
Làng nghề Hà Nội: Nỗ lực khôi phục sản xuất Kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2022

GS.TS Đặng Thị Kim Chi – Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca xung quanh vấn đề này.

Bà đánh giá như thế nào về những đóng góp của làng nghề đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội nói riêng cũng như của cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay?

Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam. Tôi đã đi một số nơi, chưa nơi nào mà mật độ, số lượng làng nghề nhiều như làng nghề Việt Nam. Trong đó, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề cao nhất. Loại hình sản xuất của làng nghề cũng rất đa dạng. Đây là những điều rất đặc thù. Và chính sự phát triển của làng nghề nông thôn Hà Nội đã góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của khu vực do tận dụng được lao động nông nhàn và lao động thuộc mọi lứa tuổi trong sản xuất ở quy mô nhỏ để làm ra các sản phẩm phi nông nghiệp nhưng lại nằm trong vùng nông nghiệp. Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề cao hơn từ 2-2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp (thuần nông).

Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)

Các sản phẩm này không chỉ tiêu thụ trong nội bộ địa phương mà còn phát triển ra các vùng miền, các địa phương khác. Và đến nay, rất nhiều các sản phẩm làng nghề của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã đi ra nhiều nước trên thế giới. Rõ ràng, vai trò của làng nghề đối với nông nghiệp Việt Nam đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tận dụng được sức lao động, sự sáng tạo của nông dân trong giai đoạn này.

Bên cạnh những kết quả đạt được hiện các làng nghề Hà Nội đang đối diện với những bài toán về bảo tồn và phát triển làng nghề. Bà có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Do đặc điểm, đặc thù của làng nghề đó là phát triển tự phát, có cầu thì có cung và giá trị sản xuất của làng nghề đa số xuất phát từ thủ công và cho đến nay có thể kết hợp với một số hoạt động cơ khí nhỏ. Do đó, thiết bị và công nghệ của làng nghề phần lớn là cũ và lạc hậu. Trình độ của người dân làm việc tại các cơ sở sản xuất làng nghề không được đào tạo bài bản mà mang tính truyền miệng, truyền thống. Quan hệ sản xuất của làng nghề là quan hệ mang tính dòng tộc, làng xã chứ không mang tính khu công nghiệp.

Với các đặc điểm trên, dẫn đến làng nghề trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay cũng để lại rất nhiều các bất cập. Việc phát triển tự phát có cầu thì có cung dẫn đến việc có những làng nghề ngày hôm nay đang dệt khăn nhưng một năm sau có khi lại quay sang làm máy tuốt lúa. Nhưng phải nói người dân làng nghề hết sức linh hoạt. Khi có nguồn cung cấp và điều kiện sản xuất là họ phát triển. Do thu nhập của người dân làng nghề cao hơn so với thu nhập của người dân vùng thuần nông. Từ đó, khuyến khích người ta phát triển kinh tế bằng cách làm thêm các nghề phụ.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi –Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
GS.TS Đặng Thị Kim Chi –Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

Điều này cũng dẫn đến hệ lụy là các làng nghề trong thời gian gần đây phát triển không có quy hoạch, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ kỹ thuật không được đào tạo bài bản. Do đó, tác động xấu đến môi trường. Ô nhiễm môi trường khí do các loại khí không được xử lý. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải sinh ra không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường tự nhiên. Ô nhiễm chất thải rắn chất đầy hai bên đường các làng nghề và tạo nên các nguồn chất ô nhiễm rất lớn. Việc này không chỉ ô nhiễm trong khu vực làng nghề mà còn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận và dẫn đến những xung đột môi trường giữa các nơi.

Giải pháp theo bà cần được đặt ra lúc này là gì?

Sự phát triển của làng nghề nếu không được quy hoạch, không được quan tâm một cách đầy đủ để có thể phát triển bền vững thì sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Do đó, cần thiết chúng ta phải có những quy hoạch, phải có những biện pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển làng nghề một cách bền vững và phải lựa chọn những loại hình nào phù hợp với quy mô làng nghề để đưa vào quy hoạch phát triển. Còn đối với những làng nghề không nằm trong quy hoạch và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì cần có các biện pháp không cho phát triển cũng như nhân rộng. Đây là những việc mà chúng ta cần phải làm trong thời gian tới.

Một điều rất rõ ràng là môi trường làng nghề Hà Nội chỉ thực sự được cải thiện khi cộng đồng dân cư trong làng nghề nhận thức được sự cần thiết và có các hành động cụ thể tích cực góp phần từng bước giảm thiểu các tác động ô nhiễm do hoạt động sản xuất.

Việc xây dựng những chính sách phù hợp với đặc thù của làng nghề là điều hết sức cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề nhằm góp phần phát triển làng nghề bền vững.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích ưu đãi tài chính cho các hoạt động liên quan đến cải thiện môi trường làng nghề. Kêu gọi các nguồn hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, các quỹ bảo vệ môi trường cho việc đầu tư các công trình xử lý ô nhiễm và truyền thông môi trường.

Trong số 176 cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch, đã có 49 cụm xây dựng hạ tầng, cấp phép hoạt động cho 5.870 dự án, bình quân đạt 800m2/dự án, trong đó có 2.000 dự án đã hoạt động. Theo Sở Công thương Hà Nội, quy hoạch các cụm làng nghề còn nhỏ lẻ (7,4ha/cụm), thậm chí có cụm diện tích 1 ha, lại dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

Một trong những giải pháp đối với việc bảo tồn và phát triển các làng nghề được đặt ra đối với Hà Nội đó là phát triển làng nghề gắn với việc phát triển các sản phẩm OCOP. Theo bà, giải pháp này mang lại những lợi thế cũng như hiệu quả gì?

Đây là những giải pháp rất tích cực, việc này sẽ tạo nên nguồn tiêu thụ các sản phẩm từ làng nghề. Nếu một làng nghề có sản phẩm OCOP được công nhận thì khả năng được biết đến, được các nơi đặt hàng sẽ tăng lên. Việc này sẽ giúp cho các làng nghề phát triển. Tuy nhiên, việc này cần lồng ghép trong điều kiện sản phẩm OCOP này phải được sản xuất ở khu vực mà đảm bảo chất lượng môi trường, ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Đối với phát triển làng nghề gắn với du lịch thì sao thưa bà?

Đây là một hướng rất hay của Việt Nam. Chúng tôi đã đi một số làng nghề ở một số địa phương không chỉ ở Hà Nội. Tôi thấy hoạt động du lịch mà gắn với việc tham quan đến các làng nghề là một hướng đi rất tốt. Bởi đa số các sản phẩm làng nghề mang tính đặc sản của địa phương, đặc sản của dân tộc. Do đó, khi khách du lịch trong và ngoài nước đến với một cơ sở làng nghề, được chứng kiến quá trình làm ra sản phẩm đấy và nếu như cho họ tham gia một vài công đoạn đơn giản để tạo ra sản phẩm và mang về thì rất tốt. Tôi rất khuyến khích, rất ủng hộ xu hướng phát triển du lịch làng nghề và coi như đấy là một hình thức nhằm phát triển làng nghề bền vững.

Xin cám ơn bà!

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; kế hoạch năm 2025.
Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Thái Bình đang phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh công tác chuẩn bị, sẵn sàng khởi công dự án Nhiệt điện khí LNG vào quý III/2025, nộp thuế trên 4 nghìn tỷ/năm.
Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 15/11/2024, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

4 ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 100% lãi suất vay, thời hạn hỗ trợ không quá 7 năm.
Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động