Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Việt Nam có thể là lựa chọn trở thành nguồn cung hàng dệt may cho nhà nhập khẩu Mỹ, nhưng để trở thành mắt xích quan trọng cần phải lưu ý nhiều yếu tố.
Nhà sản xuất dệt may quốc tế mở rộng sang Việt Nam Thêm cơ hội cho xuất khẩu dệt may sang Brazil

Đa dạng hóa nguồn cung ứng

Theo phân tích từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong khi tốc độ tăng chi phí tìm nguồn cung ứng đã chậm lại thì chi phí và áp lực tài chính mà các công ty thời trang Mỹ phải đối mặt vẫn hiện hữu. Cụ thể, tính đến tháng 12/2023, chỉ số giá nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ hầu như không thay đổi so với tháng 1/2023.

Tuy nhiên, có hai xu hướng mới nổi rất đáng theo dõi. Một là chỉ số giá bán lẻ hàng may mặc của Mỹ giảm đáng kể từ tháng 8/2023, đồng nghĩa với việc các công ty thời trang Mỹ có thể phải hy sinh lợi nhuận để thu hút người tiêu dùng đến cửa hàng.

Xu hướng thứ hai là chi phí vận chuyển tăng cao do cuộc khủng hoảng vận tải Biển Đỏ gần đây. Đáng lo ngại hơn, không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng Biển Đỏ sẽ sớm được giải quyết. Do đó, năm 2024 có thể đặt ra thêm một năm thách thức tài chính cho nhiều công ty thời trang Mỹ cũng như các nhà cung cấp hàng cho Mỹ.

oanh nghiệp dệt may cũng cần tập trung tìm kiếm, khơi dậy và phát huy những điểm đột phá, tạo nên bí quyết thành công, vượt qua sóng cả và đón đầu xu hướng mới.
Việt Nam có là lựa chọn mới của nhà nhập khẩu Mỹ? Ảnh minh họa

Việc đa dạng hóa vẫn là xu hướng then chốt trong chiến lược tìm nguồn cung ứng của các công ty thời trang Mỹ vào năm 2023 và sẽ tiếp tục trong năm 2024 vì nhiều công ty coi chiến lược này là hiệu quả nhất để giảm thiểu những bất ổn khác nhau của thị trường.

Các công ty thời trang Mỹ tiếp tục xu hướng giảm đặt hàng với Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng việc Trung Quốc không còn là nguồn nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của nhiều công ty thời trang Mỹ ngày càng trở nên phổ biến.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng dẫn chứng kết quả nghiên cứu, thay vì xác định các nhà cung cấp giống Trung Quốc, những công ty thời trang Mỹ dường như tận dụng đa dạng hóa nguồn hàng hơn - ví dụ, sử dụng nguồn hàng Việt Nam làm cơ sở tìm nguồn cung ứng áo khoác ngoài, đồ lót và đồ bơi; Ấn Độ về váy và Bangladesh về các mặt hàng dệt kim cơ bản với số lượng lớn.

Liên quan đến vấn đề này, một nghiên cứu khác gần đây cho thấy 5 nhà cung cấp hàng đầu châu Á bên cạnh Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ và Campuchia, có thể cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng gần tương đương với các sản phẩm từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Chỉ dấu cho doanh nghiệp Việt Nam?

Năm 2024, diễn biến thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều biến số, để có thể ứng phó cũng như thích nghi với những biến động khó lường sắp tới, đồng thời đón được luồng chuyển dịch đơn hàng của nhà nhập khẩu Mỹ, theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa trong sản phẩm xuất khẩu.

Việc đa dạng hóa mặt hàng trong dệt may sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh, chiếm được thị phần trong bối cảnh kinh tế bất định. Ngoài ra, việc đa dạng hóa mặt hàng sẽ là đòn bẩy để có thể khai phá nhiều thị trường tiềm năng mới.

Tích cực tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới không chỉ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường mà còn gia tăng năng lực cạnh tranh, giảm thiểu sự lệ thuộc vào những thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm các thị trường ngách, chủ động trong mọi tình huống khi doanh nghiệp gặp khó.

Bám sát diễn biến thị trường đã, đang và sẽ luôn là yếu tố tiên quyết trong phát triển thương mại giữa các doanh nghiệp và nhà nhập khẩu. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao giá nguyên liệu đầu vào, như: Giá bông, xơ sợi, nguyên phụ liệu để chọn thời điểm hợp lý giúp tối ưu hóa chi phí.

Bên cạnh đó, tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do và việc nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức cao, nhất là đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn như: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Để làm được điều này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú trọng vào việc bám sát yêu cầu của hải quan các nước nhập khẩu, nhà mua hàng, tích cực minh bạch hóa các khâu trong dây chuyền sản xuất, cân nhắc chuyển đổi xanh, sản xuất theo nhu cầu thực tế của thị trường, tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do để có thể nâng cao thị phần của Việt Nam và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khẳng định dòng đơn hàng chuyển dịch từ Trung Quốc ngày một rõ ràng, tuy nhiên ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cũng nhấn mạnh, Việt Nam chỉ là một trong nhiều điểm đến của các nhà nhập khẩu. “Nơi nào điều kiện tốt, phù hợp sẽ thu hút được đối tác”, ông Phạm Quang Anh nói.

Giám đốc Dony cũng cho rằng, bên cạnh chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi tốt cũng là yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách hàng 1-2 năm sẽ giữ được chân nhà nhập khẩu lâu dài.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng năm 2024 tăng về lượng, giảm về trị giá

Nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng năm 2024 đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá gần 825,81 triệu USD, tăng 8,3% về lượng, giảm 11,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 dự kiến đạt khoảng 2 tỷ USD

Do những khó khăn về thị trường, cũng như những yếu tố nội tại của ngành, dự kiến, xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD.
Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Xuất khẩu rau quả, đích đến 7 tỷ USD đang rất gần

Lô chanh leo đầu tiên đã được xuất khẩu sang Australia; lô dừa tươi đầu tiên đã xuất khẩu sang Trung Quốc. Đích đến 7 tỷ USD của rau quả Việt đang đến rất gần.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) sắp diễn ra tại TP.HCM

Ngày 21-23/10 tới, tại TP.HCM, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với EuroCham tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024).
Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Xuất khẩu dừa tươi dự báo sẽ tăng mạnh

Những lô dừa tươi đầu tiên của Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, xuất khẩu dừa tươi sang thị trường này sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

Tin cùng chuyên mục

Nhiều

Nhiều 'ông lớn' thương mại điện tử Trung Quốc gia nhập thị trường Việt tạo ra cuộc đua khốc liệt

Doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt khi các "ông lớn" từ Trung Quốc như Temu, Taobao và Shein gia nhập thị trường.
Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

Chiều 18/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn “Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam”.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

9 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% về kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Cải tiến từ công nghệ, đưa ngành nhựa Việt đón đầu thị trường tiềm năng

Trong thách thức luôn mở ra cơ hội nếu ngành nhựa Việt nắm bắt được kịp thời, đặc biệt cần tận dụng ưu đãi, thay đổi công nghệ đón đầu thị trường.
Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 610,56 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD. Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của cả nước.
Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp trong nước cần làm gì?

Các chuyên gia lo ngại doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí phá sản trước "làn sóng" sàn thương mại điện tử đưa hàng giá rẻ đang tràn vào Việt Nam.
Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sắp diễn ra Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ tổ chức vào ngày 21/11, với chủ đề: Chuyển đổi đổi số hướng tới chuyển đổi xanh và bền vững.
Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbat

Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbat

Ấn Độ ban hành các bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc, sau Nga, với gần 3 tỷ USD trong 20 năm qua.
Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ.
2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng

Thị trường khó đoán định và ảnh hưởng của siêu bão Yagi có thể là nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ và lâm sản không về đích 17,5 tỷ USD như kỳ vọng.
Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Tạo sức bật cho sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng

Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu
Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Tháo gỡ khó khăn triển khai hợp đồng điện tử: Doanh nghiệp cần hành lang pháp lý đồng bộ

Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, tính bảo mật chưa cao, khiến doanh nghiệp chưa tin dùng hợp đồng điện tử.
Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đăng công báo kết luận cuối cùng của vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam.
Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Bộ Công Thương vừa xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Trước tình hình căng thẳng Israel - Iran leo thang gần đây, các doanh nghiệp lo lắng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Israel.
Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây

Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây

Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép dây (steel wire rods) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất

Phòng vệ thương mại tác động tích cực đến các ngành sản xuất

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế với nhiều biến động như hiện nay, vai trò của công tác phòng vệ thương mại là hết sức quan trọng.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm. Hoa Kỳ duy trì là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam.
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai

Sắp diễn ra Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai

UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại tỉnh Đồng Nai...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động