Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hình thành thị trường carbon toàn cầu: Thách thức từ quy tắc thương mại

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã chính thức khai mạc ở Glasgow (Vương quốc Anh) vào ngày 31/10 và kéo dài hai tuần. Đây là hội nghị được kỳ vọng với nhiều quyết định quan trọng nhằm ứng phó với những vấn đề biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng hiện nay, đặc biệt là việc thiết lập các quy tắc thương mại cho thị trường carbon toàn cầu.

Thách thức to lớn

Các nhà kinh tế đã đề xuất về thị trường carbon như một cách để tăng tham vọng về khí hậu và giảm mức carbon dioxide (CO2) trong khí quyển bằng cách tạo ra động lực tài chính để hạn chế phát thải. Ý tưởng là, nếu một quốc gia trả tiền cho việc cắt giảm hoặc thu giữ lượng khí thải ở một quốc gia thứ hai, chẳng hạn bằng cách trồng rừng hoặc lắp đặt các cơ sở năng lượng tái tạo, thì quốc gia đó có thể tính những mức giảm đó vào mục tiêu khí hậu của riêng mình. Mục đích là cứ mỗi tấn CO2 thải ra ở một nơi nào đó, thì sẽ có một tấn khác được thu giữ ở nơi khác. Các quốc gia có thể trao đổi các khoản tín dụng trên thị trường toàn cầu, mỗi khoản đại diện cho một tấn CO2. Về mặt lý thuyết, sự trao đổi này sẽ cân bằng và ngăn chặn sự gia tăng tổng thể về lượng khí thải - với điều kiện là tất cả lượng khí thải từ hoạt động của con người đều được đề cập trong chương trình.

Hình thành thị trường carbon toàn cầu: Thách thức từ quy tắc thương mại

Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực ứng phó với những vấn đề biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, việc thiết lập một thị trường carbon toàn cầu đã được chứng minh là một thách thức to lớn. Trong gần 30 năm, các quốc gia đã cố gắng, và phần lớn đều thất bại, để đưa ra các quy tắc mạnh mẽ.

Kế hoạch toàn cầu đầu tiên bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Được gọi là Cơ chế phát triển sạch (CDM), thị trường carbon này đi vào hoạt động vào năm 2006. Theo CDM, các nước giàu hơn có thể giảm lượng khí thải bằng cách chi trả cho việc phát triển các dự án giảm thiểu carbon ở các quốc gia nghèo hơn và coi việc cắt giảm này là một phần trong mục tiêu của chính họ.

Nghị định thư Kyoto cũng thiết lập các kế hoạch “giới hạn và thương mại”, trong đó đặt ra giới hạn về tổng lượng khí thải được phép từ các nguồn sử dụng nhiều carbon, chẳng hạn như vận tải biển và ngành công nghiệp năng lượng, ở cấp khu vực, quốc gia và quốc tế. Liên minh châu Âu đã tạo ra hệ thống thương mại khí thải đầu tiên trên thế giới, dựa trên nguyên tắc giới hạn và thương mại, vào năm 2005. Theo một nghiên cứu năm 2020, hệ thống này đã giảm lượng khí thải carbon hơn một tỷ tấn từ năm 2008 đến năm 2016. Mặt khác, CDM đã sụp đổ do những lo ngại phổ biến về hiệu quả môi trường và các yếu tố khác. 85% các dự án bù đắp do Liên minh châu Âu sử dụng trong khuôn khổ CDM đã không thể giảm lượng khí thải. Năm 2015, 190 quốc gia đã ký Hiệp định Paris và đặt ra các mục tiêu giảm phát thải.

Các cơ chế giao dịch khí thải khuyến khích những người tham gia tìm ra những cách thức sáng tạo để giảm lượng khí thải carbon dioxide và đưa ra lựa chọn trao đổi carbon dư thừa với các quốc gia khác. Thành công của giao dịch carbon quốc tế bị xáo trộn do các vấn đề như cung vượt cầu và thiếu các quy tắc kế toán. Thỏa thuận Paris dường như có giải pháp cho vấn đề này, khi các quốc gia nhất trí giảm lượng khí thải bằng cách đặt ra các mục tiêu khí hậu, được gọi là Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC). Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris quy định rằng các quốc gia có thể sử dụng “các kết quả giảm thiểu được chuyển giao quốc tế” (ITMO) - các mức giảm phát thải được giao dịch do một bên tạo ra - đối với các đóng góp được xác định trên phạm vi quốc gia của bên mua. Điều này có nghĩa là hai quốc gia có thể hợp tác để giảm lượng khí thải carbon toàn cầu và đáp ứng NDC của họ. Ví dụ, quốc gia A và B có thể tạo ra một thỏa thuận giúp quốc gia A dễ dàng chuyển đổi từ điện chạy bằng than sang các nguồn sạch hơn do quốc gia B sản xuất. Không chỉ quốc gia A giảm phát thải, cho phép đáp ứng NDC của quốc gia đó, mà còn là thỏa thuận cho phép quốc gia A để lại ITMO để bán và quốc gia B sau đó có thể mua.

Bộ quy tắc đầy hứa hẹn

Các quy tắc cho thị trường carbon toàn cầu vẫn đang được tiến hành và có dấu hiệu lạc quan về việc đạt được tiến triển tại cuộc đàm phán về khí hậu ở Glasgow. Trong khi đó, các dự án thí điểm và các sáng kiến khác - trong nhiều ngành khác nhau, từ quản lý chất thải đến vận chuyển - đã xuất hiện trên toàn thế giới để chỉ ra cách thức hoạt động của quá trình chuyển giao ITMO trong thực tế. Ví dụ, Chương trình Canada-Chile cung cấp đổi mới kỹ thuật để giảm phát thải trong lĩnh vực quản lý chất thải và một hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo việc giảm phát thải. Vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến lợi ích của việc chuyển giao cắt giảm carbon, bao gồm cả việc liệu các Chính phủ có nên hỗ trợ chuyển giao giữa các công ty hay không. Các quy tắc phải đảm bảo “tính toàn vẹn của môi trường.” Điều này có nghĩa là bất kỳ trao đổi ITMO nào cũng phải đảm bảo có được những lợi ích về môi trường - rằng việc giảm khí nhà kính sẽ không xảy ra nếu không có giao dịch.

Việc tính toán và chất lượng phát thải, cách chúng được chuyển giao và các tác động giảm thiểu lâu dài có thể giúp giải quyết tính toàn vẹn của môi trường. Những người viết ra bộ quy tắc cũng phải xác định cách thức báo cáo lượng khí thải và lập các sổ đăng ký minh bạch để đảm bảo việc giảm lượng khí thải không được tính hai lần. Một số người coi Điều 6.2 chưa đáp ứng yêu cầu vì nó có những ý tưởng tốt nhưng các quy tắc không rõ ràng. Cần có những khuyến khích rõ ràng để các quốc gia đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng mà không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

Các bước tiếp theo

Các cuộc đàm phán tại COP26 có ý nghĩa rất quan trọng để các Chính phủ sửa đổi và hợp tác để hướng tới các mục tiêu khí hậu. Báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) kêu gọi hành động khẩn cấp về khí hậu toàn cầu và các ITMO mang lại cơ hội đầy hứa hẹn cho phép các quốc gia hợp tác để đạt được các mục tiêu này. Các ngành công nghiệp và Chính phủ phải hợp tác để tạo ra các mô hình khuyến khích việc tạo ra các cơ chế buôn bán carbon để chuyển giao ITMO, đồng thời tạo ra các lợi ích kinh tế và môi trường. Corsia, một cơ chế thị trường do Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Liên hợp quốc phát triển, đang dẫn đầu với mục tiêu là tìm cách làm cho tất cả các chuyến bay quốc tế tăng trưởng sau năm 2020 là trung tính carbon. Cho đến ngày nay, Corsia có 81 quốc gia tham gia, chiếm 75% lượng khí thải trong ngành hàng không quốc tế.

Than vẫn là nguồn cung cấp gần 40% điện năng trên thế giới và Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là những nước tiêu thụ nhiều than nhiệt, nguồn phát thải carbon dioxide lớn nhất.
Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phương Tây mệt mỏi khi ủng hộ Kiev; phi công Ukraine không đáp ứng được các nhiệm vụ phức tạp trên F-16

Phương Tây mệt mỏi khi ủng hộ Kiev; phi công Ukraine không đáp ứng được các nhiệm vụ phức tạp trên F-16

Theo Tổng thống Estonia Alar Karis, các nước phương Tây ủng hộ Ukraine đã mệt mỏi.
Xu hướng toàn cầu có thay đổi cục diện bầu cử Mỹ?

Xu hướng toàn cầu có thay đổi cục diện bầu cử Mỹ?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11 đang là tâm điểm chú ý của thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/9/2024: Thất bại trên chiến trường, Ukraine tập kích đường không Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/9/2024: Thất bại trên chiến trường, Ukraine tập kích đường không Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/9/2024: Thất bại trên chiến trường, Ukraine tập kích đường không Nga với mục tiêu thu hút sự chú ý của Moscow.
Nga tiến quân dữ dội ở miền Đông Ukraine; ông Trump điện đàm tốt đẹp với bà Harris

Nga tiến quân dữ dội ở miền Đông Ukraine; ông Trump điện đàm tốt đẹp với bà Harris

Nga tiến quân dữ dội ở miền Đông Ukraine; ông Trump điện đàm tốt đẹp với bà Harris... là những thông tin nóng Thế giới đáng chú ý ngày 18/9/2024.
Nóng: Toàn cảnh trận đại hồng thủy kinh hoàng tại châu Âu

Nóng: Toàn cảnh trận đại hồng thủy kinh hoàng tại châu Âu

Trận đại hồng thủy tại châu Âu đã gây ra lũ lụt diện rộng, khiến 22 người tử vong, nhiều người dân sơ tán, trẻ em 5 tuổi tham gia hỗ trợ đắp đê.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/9/2024: Lộ tẩy ‘quân bài cuối cùng’ của ông Zelensky; Ukraine công bố ‘kế hoạch chiến thắng’

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/9/2024: Lộ tẩy ‘quân bài cuối cùng’ của ông Zelensky; Ukraine công bố ‘kế hoạch chiến thắng’

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/9/2024: Lộ tẩy ‘quân bài cuối cùng’ của ông Zelensky; Ukraine công bố ‘kế hoạch chiến thắng’.
Bầu cử Mỹ 2024: Hé lộ thêm nhiều thông tin về nghi phạm ám sát ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Hé lộ thêm nhiều thông tin về nghi phạm ám sát ông Trump

Ryan Wesley Routh - nghi phạm âm mưu ám sát ông Trump - đã bị bắt, với cáo buộc mang theo súng trường tấn công và đợi bên ngoài sân golf Palm Beach.
Quân sự thế giới hôm nay (18/9): Viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine giảm sút

Quân sự thế giới hôm nay (18/9): Viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine giảm sút

Tin tức cập nhật mới nhất về tình hình quân sự thế giới hôm nay 18/9: Viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine giảm sút; Mali ngăn nguy cơ khủng bố...
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/9: Nga triệt tiêu thám báo Ukraine; Kiev diệt mục tiêu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/9: Nga triệt tiêu thám báo Ukraine; Kiev diệt mục tiêu Nga

Nhân lực và thiết bị quân sự của 7 lữ đoàn Ukraine ở tỉnh Kharkiv, Luhansk và Donetsk đã bị Nga tấn công.
Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng

Các Bộ trưởng ASEAN thông qua nội dung Tuyên bố về tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để tiếp tục trình lên Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế khu vực tới đây.
Rộ tin Ukraine sẵn sàng từ bỏ yêu sách với các vùng lãnh thổ đã mất; Kiev thất thế trên mặt trận

Rộ tin Ukraine sẵn sàng từ bỏ yêu sách với các vùng lãnh thổ đã mất; Kiev thất thế trên mặt trận

Tờ Lidovky của Séc đưa tin, Ukraine sẵn sàng từ bỏ yêu sách đối với các vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc xung đột với Nga, nhưng không muốn công khai thừa nhận.
Quân sự thế giới ngày 17/9: Mỹ cung cấp áo giáp mốc và đạn hết hạn cho Đài Loan (Trung Quốc)

Quân sự thế giới ngày 17/9: Mỹ cung cấp áo giáp mốc và đạn hết hạn cho Đài Loan (Trung Quốc)

Tin tức cập nhật mới nhất về tình hình quân sự thế giới ngày 17/9: Mỹ hoàn tất rút quân khỏi Niger; Tổng thống Putin ra lệnh mở rộng quân đội Nga...
Điểm tin nóng thế giới ngày 17/9: Bầu cử Mỹ ra sao sau vụ ám sát ông Trump lần hai?

Điểm tin nóng thế giới ngày 17/9: Bầu cử Mỹ ra sao sau vụ ám sát ông Trump lần hai?

Vụ ám sát ông Trump lần thứ hai vào chiều 15/9 trong sân golf tại Florida làm dấy lên những câu hỏi về tình hình bầu cử trong bối cảnh chính trị bất ổn.
Nghi phạm ám sát ông Trump sẽ bị truy tố với tội danh gì?

Nghi phạm ám sát ông Trump sẽ bị truy tố với tội danh gì?

Ryan Wesley Routh (58 tuổi), nghi phạm ám sát ông Trump mới đây đã trình diện tòa liên bang ở West Palm Beach, bang Florida.
Bầu cử Mỹ 2024: Hậu bị ám sát hụt lần 2, ông Trump tuyên bố

Bầu cử Mỹ 2024: Hậu bị ám sát hụt lần 2, ông Trump tuyên bố 'không đầu hàng'

Ông Trump - ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa mới đây lại tiếp tục bị ám sát hụt tại Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở West Palm Beach, Florida.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/9/2024: Quân nhân Mỹ đã có mặt tại chiến trường Ukraine; Nga tăng quy mô lực lượng vũ trang

Chiến sự Nga-Ukraine 17/9/2024: Quân nhân Mỹ đã có mặt tại chiến trường Ukraine; Nga tăng quy mô lực lượng vũ trang

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/9/2024: Quân nhân Mỹ đã có mặt tại chiến trường Ukraine; Nga tăng quy mô lực lượng vũ trang.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo ‘nóng’ cho quân đội Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo ‘nóng’ cho quân đội Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo quân đội Nga sẽ tăng lên mức 2,38 triệu người, trong đó 1,5 triệu quân nhân tại ngũ, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/9: Lính Ukraine đào ngũ; Ukraine tung hỏa lực dữ dội vào Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/9: Lính Ukraine đào ngũ; Ukraine tung hỏa lực dữ dội vào Belgorod

Một người lính Ukraine cho biết đã đào ngũ sau khi biết bản thân và nhiều người khác bị đẩy tới vùng Kursk.
Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Thị trường năng lượng của châu Âu được dự báo biến động mạnh nếu dòng chảy khí đốt Nga không còn được trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine từ đầu năm 2025.
Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Trump

Truyền thông Mỹ vừa tiết lộ những thông tin mới nhất về nghi phạm trong vụ ám sát ông Donald Trump - ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa.
Vụ ám sát ông Trump lần hai gây chấn động: Con trai nghi phạm tiết lộ nhiều điểm bất thường

Vụ ám sát ông Trump lần hai gây chấn động: Con trai nghi phạm tiết lộ nhiều điểm bất thường

Oran Routh, con trai nghi phạm ám sát ông Trump cho biết, người cha bị cáo buộc nhắm vào cựu Tổng thống vì động cơ không rõ, rất đam mê với 'sự nghiệp Ukraine'.
Bão Bebinca quật đổ hơn 10.000 cây xanh tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

Bão Bebinca quật đổ hơn 10.000 cây xanh tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

Sáng nay, bão Bebinca đã đổ bộ vào thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), làm hơn 10.000 cây xanh bị gãy đổ, cùng 4 ngôi nhà bị hư hỏng và 1 người bị thương.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/9/2024: Ukraine đang bỏ rơi binh sĩ chiến đấu tại Kursk khi tù binh AFU thừa nhận vấn đề này với phía Nga.
Thông tin mới nhất vụ ông Trump bị ám sát hụt lần hai

Thông tin mới nhất vụ ông Trump bị ám sát hụt lần hai

Sáng 16/9, phát biểu sau vụ ông Donald Trump bị ám sát lần thứ hai khi đánh golf, Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ huy động ''mọi nguồn lực'' bảo vệ ông Trump.
Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Tỷ phú Elon Musk nói gì về vụ ám sát ông Trump?

Doanh nhân người Mỹ Elon Musk đã lên tiếng về vụ ám sát ông Trump và tự hỏi tại sao không ai cố gắng ám sát ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động